/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Nghệ thuật uống trà đạo "bá chấy" có tên trong danh sách di sản thế giới

1916 08:43, 21/06/2022
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Nghệ thuật uống trà đạo Trong quyển Trà Kinh, Lục Vũ đã chính thức đặt ra thuật ngữ trà (茶) và bàn chi tiết về cách trồng cây trà, cũng như nghệ thuật uống trà
Đối với người Trung Quốc, việc uống trà đã trở thành tập quán hơn 1.000 năm qua. Trà là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, là một trong bảy nhu cầu thiết yếu hàng ngày, gồm: “nhiên liệu, dầu, gạo, muối, nước tương, giấm và trà”.

Cây trà có nguồn gốc ở Trung Quốc từ thời cổ đại, ban đầu được gọi là “đồ” (荼), về sau gọi là giả (檟), thiết (蔎) và minh (茗)… Đến đời nhà Đường, Lục Vũ (733 - 804) đã chính thức gọi cây này là trà (茶) trong quyển Trà Kinh (茶經).

Đối với người Trung Quốc, việc uống trà đã trở thành tập quán hơn 1.000 năm qua. Trà là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ, là một trong bảy nhu cầu thiết yếu hàng ngày phản ánh qua câu nói: “nhiên liệu, dầu, gạo, muối, nước tương, giấm và trà”.

Bạn có thể bắt gặp một số quý ông lớn tuổi ngồi xếp bằng bên nhau ở nơi nào đó. Họ ngồi bên ấm trà, mỗi người cầm một cái tách nhỏ, pha trà, vừa uống vừa đàm đạo. Đây là nghi thức truyền thống của Trung Quốc, gọi là “Lão nhân trà” (老人 茶), nghĩa là trà dành cho người già.

Nếu bạn muốn thưởng thức trà đạo Trung Quốc, muốn biết nghi thức pha và uống trà truyền thống thì tìm đến chuyên gia về trà, họ sẽ hướng dẫn bạn những kiến thức cơ bản, đặc biệt là về "trà Công phu".

Công phu trà (工夫茶/功夫 茶) là một loại hình trà đạo liên quan đến nghi thức chuẩn bị và trình bày trà, dựa trên các phương pháp có nguồn gốc từ Phúc Kiến và khu vực Triều Sán phía đông Quảng Đông. Nghĩa đen của thuật ngữ Công phu trà là "pha trà có kỹ năng”. Do phải mất nhiều thời gian để lựa chọn nguyên liệu, nướng, cất và pha loại trà này nên người ta gọi là Công Phu trà.

Trong phương ngữ Triều Sán, “công phu” (工夫) có nghĩa là tỉ mỉ và tinh tế. Hình thức trà đạo này không chỉ xuất hiện ở Trung Quốc đại lục mà còn ở Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Malaysia và Thái Lan. Vào tháng 6. 2008, nghệ thuật trà Công phu Triều Châu đã chính thức có tên trong danh sách di sản thế giới, trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của Trung Quốc.

Công phu trà, một hình thức trà đạo từ thời Đường - Tống

Thái Tương (蔡襄), một chính khách thời Bắc Tống, sinh ra ở Phúc Kiến. Ông còn là một nhà thư pháp và chuyên gia về trà, tác giả của quyển Trà Lục (茶錄) rất nổi tiếng. Trong quyển sách này ông bàn rất kỹ về Trà Công phu ở Phúc Kiến, một hình thức trà đạo khởi nguồn từ thời nhà Đường và thịnh hành vào thời nhà Tống, còn được gọi là Quân mô trà (君謨茶).

Các bậc thầy về trà ở Trung Quốc và những nền văn hóa trà khác ở châu Á đã nghiên cứu nhiều năm để hoàn thiện Công phu trà. Về cơ bản, có hai điều cần được xem xét để tạo ra một tách trà tuyệt ngon, đó là hóa học và nhiệt độ.

Về hóa học, cần phải xem xét nước pha trà thật cẩn thận, vì nếu nước có mùi vị không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trà. Đừng bao giờ sử dụng nước cất hay nước quá mềm, vì loại nước này thiếu chất khoáng, sẽ ảnh hưởng không tốt đến hương vị của trà, khiến việc pha trà bị "hỏng". Vì những lý do này, hầu hết các bậc thầy về trà sẽ sử dụng nguồn nước suối sạch tốt tại địa phương, nếu không thì chỉ cần nước suối đóng chai là đủ. Tuy nhiên, cần tránh sử dụng loại nước có chất khoáng hàm lượng cao và cần phải lọc nước cứng, vì cho dù hàm lượng chất khoáng của nước rất cứng thì cũng bị solvat hóa.

Về nhiệt độ, trước hết người pha trà sẽ xác định nhiệt độ thích hợp cho loại trà được sử dụng để chiết xuất hương thơm của trà. Cần biết nhiệt độ tối ưu đối với từng loại trà và phải duy trì nhiệt độ đó khi pha trà. Nguyên tắc như sau:

75 - 85 ° C đối với trà xanh (trung bình 80 ° C); 85 - 90 ° C đối với trà trắng (trung bình 90 ° C); 95 - 100 ° C đối với trà Ô long; 100 ° C đối với trà nén, ví dụ như trà Phổ Nhĩ (pu-erh). Có thể xác định nhiệt độ nước bằng thời gian, kích thước bọt khí và âm thanh xèo xèo do bọt khí trong ấm tạo ra. (còn tiếp)

Uống Trà Thôi
Theo thanhnien.vn
Nghệ thuật uống trà đạo Công phu trà, một hình thức trà đạo của Trung Quốc
Nghệ thuật uống trà đạo Hình vẽ chân dung Thái Tương, tác giả của quyển Trà Lục (茶錄) - một chuyên khảo quan trọng về trà vào thời nhà Tống
Nghệ thuật uống trà đạo Lão nhân trà (老人 茶) - trà dành cho người già, một nghi thức uống trà truyền thống của Trung Quốc
1 0 8,721 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Muốn đỡ khát uống nước, muốn tiêu sầu uống rượu, còn muốn tỉnh mộng mê thì uống trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1947 08:47, 03/07/2022
0 0 6,940 0.0
Trà là thức uống phổ biến và đã trở thành một trong ba thức uống không cồn chính (trà, cà phê, ca cao) được ưa chuộng trên toàn cầu. Cùng tìm hiểu chuyên khảo được cho là sớm nhất thế giới về trà để việc thưởng trà càng thêm thi vị.

Lục Vũ thời Đường năm 758 đã viết chuyên khảo sớm nhất thế giới ...
Văn hóa thưởng trà của người Việt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1940 09:23, 30/06/2022
0 0 6,093 0.0
Không biết từ bao giờ, trà có mặt trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam, từ ấm trà bên vỉa hè đến ấm trà trong gia đình. Chén trà cũng là khởi nguồn của rất nhiều câu chuyện, gắn kết thêm những con người chưa từng quen biết lại với nhau.

Trà từ lâu cũng đã được các nhà khoa học chứng minh là rất ...
Ý nghĩa tinh thần, triết học và tôn giáo của trà đạo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1936 09:28, 27/06/2022
0 0 6,200 0.0
Trà đạo có thể khơi dậy cảm hứng về tinh thần hoặc triết học. Những tương phản triết học giữa Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo thể hiện qua trà đạo là sự quảng bá cho lý tưởng tương ứng của từng tôn giáo.

Với trà đạo, người Trung Quốc đã uống trà trong bốn nghìn năm qua. Ban đầu, trà được trồng ...
Nghệ thuật đấu trà uống tới 50 tách ở Nhật Bản có gì lạ?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1928 09:15, 24/06/2022
0 0 6,019 0.0
Đấu trà có nguồn gốc từ thời nhà Đường ở Trung Quốc, phát triển sang triều đại nhà Tống rồi du nhập vào Nhật Bản, song người Nhật thiết kế đấu trà với định dạng riêng, không giống Trung Quốc.

Nước Nhật biết đến đấu trà (闘 茶,Tōcha) vào thời kỳ Kamakura (Liêm Thương thời đại, 1185–1333). Ở Nhật, ...
Sự khác biệt giữa trà ô long và trà đen
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1911 08:27, 18/06/2022
0 0 7,154 0.0
Trà ô long và trà đen đều được làm từ lá của cây Camellia sinensis. Tuy nhiên, do phương pháp sản xuất khác nhau, cũng như là hai loại chè khác nhau nên có sự khác biệt về hương thơm, vị ngon.

Sự khác biệt cơ bản giữa trà ô long và trà đen

Trà ô long và trà đen khác nhau về nguyên liệu và phương pháp sản xuất. ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!