/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Làm người khó nhất là gì?

1926 17:18, 23/06/2022
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

Làm người khó nhất là gì?
Làm người khó nhất không phải là giàu có, thành công, nổi danh mà khó nhất lương thiện
Phật dạy, lương thiện là một loại trí tuệ, hơn nữa còn là trí tuệ đỉnh cao. Bởi để thiện cần phải có sự hiểu biết, có đôi mắt sáng để phân biệt đúng sai, có tính kiên nhẫn để kiềm chế bản thân, không để bị hoàn cảnh xung quanh làm khuấy động tâm can.

"Nhân chi sơ, tính bản thiện" - con người sinh ra phẩm chất đầu tiên chính là lương thiện. Thế nhưng, lòng lương thiện có thể dần mất đi nếu chúng ta không biết cách gìn giữ và phát huy.

Đức Phật dạy, lương thiện là đạo đức, nhưng lương thiện cũng là một loại trí tuệ. Người thông minh chưa chắc đã lương thiện, nhưng người lương thiện chắc chắn là người thông minh nhất.

Để làm người lương thiện, chúng sanh nhất định phải "khắc cốt ghi tâm" 3 điểm này:

1. KHÔNG TRANH CÃI VỚI NGƯỜI KHÁC

Trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử có nói: "Thiện giả bất biện, biện giả bất thiện". Nghĩa là, người thiện thì không tranh cãi, người tranh cãi thì không còn lương thiện nữa.

Người tốt sẽ không nói lời gian dối, người gian dối thì không phải người tốt. Khi có sự việc bất đồng, người lương thiện không tranh giành đúng sai, người lương thiện biết đưa ra quan điểm, biết nhẫn nhịn bỏ qua. Bởi nhẫn nhịn là cảnh giới cao nhất của tu dưỡng.

Người lương thiện không hiếu thắng cãi cố. Người lương thiện chỉ dùng lời nói, hiểu biết của mình để chứng minh mình đúng, không tranh cãi với người khác. Cao hơn nữa là dùng hành động chứng minh, thông qua thực tiễn để làm rõ mọi việc.

Tranh cãi sẽ mất tu dưỡng, cách nói chuyện khiến khẩu nghiệp chất chồng, trong lúc cãi vã có thể nảy sinh lòng sân hận, sự thù ghét, kết khẩu nghiệp, mất đi tính đúng đắng của lời nói. Người nói sai ta không nên hùa theo, người nói đúng ta không nên phụ họa cái đúng. Đó là người hiểu biết, lương thiện.

2. KHÔNG DỒN ÉP NGƯỜI KHÁC

Phật dạy làm người quan trọng nhất là có "tâm". Tâm ấy không chỉ cho mình mà còn cho những người xung quanh. Người đi tới đường cùng, không nên dồn ép, người đã thấy được cái sai không nên vạch mặt, người đã nhận lỗi không nên hạch sách... Cho người khác 1 con đường, ấy là lương thiện.

Đạo xuất phát từ "tâm", tâm hướng tới người. Có tâm ắt hưởng phúc lành. Vì thế, đạo tốt nhất đẹp nhất cần lấy con người làm trung tâm, có tốt cho người thì làm, không tốt cho người thì tránh.

Cho nhau cơ hội thứ hai, cuộc đời không chỉ thiện hơn mà còn tình hơn, lương thiện và nhân văn, cảm thông và chí tình.

3. KHÔNG NÊN TỰ HÃM BẢN THÂN

Lương thiện là một loại phúc khí mà con người sinh ra đã có trong mình. Bản chất con người là lương thiện, không cần cố gắng cũng lương thiện. Vì thế đừng tự kìm hãm bản tính lương thiện của bản thân lại vì một chút danh, lợi, tiền, tình.

Đạo Phật luôn hướng con người đến sự lương thiện. Tức là giải thoát chúng sinh khỏi ràng buộc khổ đau, trở về với bản ngã nguyên sơ, tốt đẹp buổi ban đầu. Học Phật không hẳn để làm người tốt hơn, học Phật là để tìm ra chính bản thân mình, tìm ra những giá trị chân – thiện – mỹ vốn có.

Thế nên Phật giáo mới chủ trương, trong mỗi con người đều có Phật tính, tu Phật là để phát huy Phật tính đó một cách cao nhất. Trong mỗi người đều có thiện lương, tu dưỡng để phát huy thiện lương một cách cao nhất.

Đừng tự hãm bản thân trong vòng quay của tham, sân, si, của dục vọng và những toan tính, thiện bất cứ khi nào có thể, như bản năng, như điều bình thường nhất của cuộc sống.

Phật dạy, làm người lương thiện là cách hóa giải những muộn phiền tốt nhất trong đời sống này.

Đỗ Thu Nga
Team Uống Trà Thôi sưu tầm
0 0 21,419 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

3 CÂU NÓI CỦA CỔ NHÂN
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3686 08:00, 07/03/2025
0 0 3,448 0.0
Trong quá trình truyền miệng và sử dụng suốt hàng ngàn năm qua, 3 câu nói này đã bị phần lớn người hiểu sai hoàn toàn, làm hại số phận của hàng triệu người khác.“Nữ tử vô tài tiện thị Đức”“Nữ tử vô tài tiện thị Đức”, được tạm dịch là phụ nữ không tài mới là đức.Đây là vế sau của hai câu ...
SAI LẦM CỦA EINSTEIN: GỬI THƯ CHO TỔNG THỐNG MỸ, RỒI CHỊU ĐỰNG NỖI ÂN HẬN TẬN CUỐI ĐỜI
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3685 11:28, 06/03/2025
0 0 2,947 0.0
Khi Albert Einstein đặt bút ký vào bức thư gửi Tổng thống Mỹ Roosevelt thì thời điểm đó cũng trở thành một trong những khoảnh khắc khiến ông day dứt đến tận cuối đời. Albert Einstein. Ảnh: ChristiesNgày 11/10/1939, Alexander Sachs - Chuyên gia kinh tế Phố Wall, bạn lâu năm đồng thời là cố vấn không chính thức ...
CÁI TÀI CỦA NGƯỜI ĐÀN ÔNG.
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3683 09:59, 04/03/2025
1 0 3,424 0.0
 Một người đàn ông giỏi không phải là người kiếm được bao nhiêu tiền, mà là người khiến vợ con sống bình yên và hạnh phúc trong chính tổ ấm của mình.Tiền có thể mua được nhiều thứ, nhưng sự an tâm và niềm vui của người phụ nữ không nằm ở con số trong tài khoản, mà ở cách người đàn ông đối ...
Chữ  “NHÂN” – LINH HỒN CỦA ĐẠO LÀM NGƯỜI
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3680 15:44, 26/02/2025
0 0 3,442 0.0
Nếu lấy một chữ để nói về tinh thần cốt lõi của Nho gia, thì không gì xứng đáng hơn chữ “Nhân” (仁). Từ thời Thánh nhân lập đạo, chữ Nhân đã được đặt làm gốc rễ cho mọi phẩm hạnh, làm tiêu chuẩn tối cao của người quân tử.Khổng Tử nói: “Nhân giả, nhân dã”. Nhân chính là người. Không có Nhân, ...
TẬN THU LÒNG DẠ THẾ GIAN
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3677 09:16, 23/02/2025
2 0 1,546 10.0
TẬN THU LÒNG DẠ THẾ GIAN  Nhân dịp đầu năm mới, vua Lê Thánh Tông giả làm thường dân ra phố chơi, để xem xét tình hình dân chúng. Đi tới đâu nhà vua cũng thấy la liệt câu đối, ca ngợi cảnh thái bình thịnh trị. Riêng nhà nọ chẳng treo đèn kết hoa, mà cũng chẳng đối liễn gì hết.Vua rẽ vào hỏi, chủ ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!