/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Ý nghĩa tinh thần, triết học và tôn giáo của trà đạo

1936 09:28, 27/06/2022
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Ý nghĩa tinh thần, triết học và tôn giáo của trà đạoTrà Công phu là một hình thức trà đạo nổi tiếng ở Trung Quốc, bên cạnh loại trà đạo Vô Ngã
Trà đạo có thể khơi dậy cảm hứng về tinh thần hoặc triết học. Những tương phản triết học giữa Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo thể hiện qua trà đạo là sự quảng bá cho lý tưởng tương ứng của từng tôn giáo.

Với trà đạo, người Trung Quốc đã uống trà trong bốn nghìn năm qua. Ban đầu, trà được trồng cho mục đích y học và tôn giáo. Các nhà sư sử dụng trà như một nguồn giải khát sau khi thiền định. Họ nhận thấy rằng trà có tác dụng tạo sự tĩnh tâm, việc uống trà gần như là biểu thị cho sự khiêm tốn và tôn trọng thiên nhiên. Nói cách khác, uống trà là phong tục phổ biến trong các ngôi chùa từ thời xa xưa.

Trong Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo, đạo là thuật ngữ phản ánh đạo đức và tâm linh. Tuy trà có nhiều nghĩa trong các khu vực khác nhau trên thế giới, song đối với người Trung Quốc, trà có liên quan đến các vấn đề xã hội, phong tục và tập quán. Các học giả cho rằng trà có thể cung cấp một lối thoát và cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống.

Khởi thủy, trà đạo chỉ mang tính tôn giáo, về sau trở thành các sự kiện xã hội, văn hóa và truyền thống, trong các lễ kỷ niệm khác nhau để tôn vinh gia đình hoàng gia hoặc đánh dấu các sự kiện quan trọng trong đời của mỗi người. Vào thời cổ đại, những người uống trà ở Trung Quốc chủ yếu là giới quý tộc, địa vị xã hội của một người phụ thuộc vào loại trà mà người đó uống. Rồi dần dà, trà trở thành thức uống phổ biến trong dân gian.

Một trong những nghi thức trà đạo nổi tiếng ở Trung Quốc là trà Công phu, trong đó việc chuẩn bị và phục vụ trà Ô long là dấu hiệu của sự tôn trọng đối với các vị khách. Một phong cách khác là trà đạo Vô ngã (无我), khuyến khích người tham gia quên họ là ai.

Họ phải quên đi kiến thức, sự giàu có và ngoại hình của họ, tham gia bình đẳng với nhóm mà không có bất kỳ định kiến nào. Trong Phật giáo Trung Quốc, thuật ngữ “vô ngã” dịch theo tiếng Phạn là “anatman”( अनात्मन्), hàm nghĩa “không có sự tồn tại độc lập của cá nhân”, mỗi người phải trống rỗng bản sắc cá nhân và trở thành một người cùng nhóm, tạo ra sự hòa hợp với nhau.

Trong một buổi trà đạo truyền thống, nghệ nhân trà chào đón bạn, giải thích loại trà mà bạn sắp thưởng thức một cách tao nhã. Tiếng rót nước nóng trong ấm trà hòa cùng tiếng nhạc nền êm dịu của tiếng sáo Trung Hoa sẽ đưa bạn vào một thế giới yên bình.

Theo nhà nghiên cứu Rivertea, có 6 điều để việc thưởng thức trà đạo Trung Quốc trở nên hoàn hảo:

Thứ nhất, thái độ là tất cả. Trạng thái tinh thần hoặc thái độ của một người có thể dễ dàng truyền cho những người khác. Vì vậy, trước khi thực hiện nghi thức trà, người ta cần thư giãn, có một tâm trí tích cực và bình yên với chính mình và với toàn bộ vũ trụ.

Thứ hai, lựa chọn trà là điều cần thiết. Cần chọn cẩn thận trà cả về đặc điểm vật chất lẫn tinh thần, nghĩa là cần chọn mùi thơm, vị và hình dạng trà, bên cạnh sự quan tâm về lịch sử, tên và nguồn gốc của trà. Trong nghi thức trà đạo truyền thống, người Trung Quốc thường chọn trà Ô long, song đôi khi có thể sử dụng trà Phổ Nhĩ (pu-erh). Đối với trà đạo Công Phu, họ không dùng trà xanh.

Thứ ba, cần chú ý đặc biệt đến việc lựa chọn nước. Một loại trà hoàn hảo cần được pha chế với loại nước hoàn hảo. Nếu pha những lá trà có chất lượng tốt nhất với nước không phù hợp sẽ tạo ra hương vị không tốt cho trà. Do vậy, cần ưu tiên sử dụng nước tinh khiết nhất và sạch nhất (nước suối chẳng hạn).

Thứ tư, các dụng cụ cần thiết. Dụng cụ tốt, pha đúng cách và không khí tuyệt vời sẽ quyết định sự thành công của buổi trà đạo. Cần có ấm trà Nghi Hưng hoặc ấm trà sứ, bình pha trà, khay pha, muỗng cà phê, ba chén nhỏ và một cái rây lọc trà.

Thứ năm, môi trường lý tưởng. Một buổi trà đạo yên bình, tĩnh lặng thì cần có căn phòng thoải mái, yên tĩnh và sạch sẽ. Bầu không khí tổng thể cho phép người tham dự cảm thấy thư giãn để tận hưởng việc uống trà.

Cuối cùng, việc thưởng thức trà đạo kỹ thuật cần phải hoàn hảo. Phong cách của người phục vụ rất quan trọng. Sự thoải mái và duyên dáng của họ chủ yếu phản ánh qua cử động tay, nét mặt và trang phục nghi lễ truyền thống.

Uống Trà Thôi
Theo thanhnien
Ý nghĩa tinh thần, triết học và tôn giáo của trà đạoTrà thường được rót vào vật chứa có nắp đậy (chén nhỏ hay tách không có quai)
Ý nghĩa tinh thần, triết học và tôn giáo của trà đạoMột buổi trà đạo ở Trung Quốc
Ý nghĩa tinh thần, triết học và tôn giáo của trà đạoMột bộ trà Trung Quốc điển hình
0 0 8,444 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

9 thuật ngữ trên bàn trà, không hiểu thì thiệt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3188 13:24, 17/02/2024
1 0 3,566 0.0
“Trà” là một trong những nét đặc trưng của văn hóa, đồng thời nó cũng mang nhiều nội hàm phong phú. Người xưa thích đãi khách bằng trà, một tách trà tưởng chừng như đơn giản lại bao hàm rất nhiều tri thức: Châm trà, phẩm trà, thiêm trà đều được chú trọng. (Rót trà, ngửi trà và nếm trà)

Bạn phải biết ...
LỤC VŨ PHA TRÀ
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3185 22:58, 15/02/2024
1 0 3,489 10.0
Hoàng đế Đại Tông của nhà Đường là người đam mê và thường xuyên thưởng trà, trong cung có những người pha trà rất giỏi. Nghe đồn nhà sư Tích Công ở Cánh Lăng là người có “nội công rất thâm hậu” về môn thưởng trà, nhưng chỉ uống trà do đệ tử là Lục Vũ pha, tuyệt không uống trà do người khác pha, ...
Cổ nhân dạy “Trà tam tửu tứ”: Ẩn chứa nhiều ý vị sâu xa
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3181 22:58, 12/02/2024
0 0 3,951 0.0
Trà vốn là thức uống dùng để thưởng thức nên phải chia thành 3 ngụm, một hớp, hai hớp và ba hớp. Khi ba chén lần lượt được cất lên, một mặt sẽ phản ánh được sự dung hòa của văn hóa trà, mặt khác cũng phản ánh tinh thần khiêm tốn và kính trọng người cao tuổi, các bậc hiền đức từ lâu đời.

Từ trước ...
Lược Sử Của Trà (P6): Trà Thời Nhà Nguyên
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3178 23:22, 08/02/2024
0 0 3,420 0.0
Vào thời nhà Nguyên, văn hóa trà không phát triển quá nổi bật nhưng lại có ý nghĩa kết nối giữa hai thời đại phát triển quan trọng của trà, đó là thời Tống của quá khứ và thời Minh trong tương lai. Vào cuối thời nhà Nguyên, đã có sự xuất hiện của trà lá rời, cũng như sự hoàn thiện của phương pháp sản ...
Nguồn gốc cách đặt tên các loại trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3174 08:46, 06/02/2024
0 0 4,024 0.0
Theo những thống kê ban đầu thì cả thế giới có khoảng 3.000 giống và chi trà khác nhau. Thế nên tên của trà cũng muôn màu muôn vẻ. Có một số loại danh trà thì có cả một truyền thuyết hay câu chuyện lịch sử đằng sau cái tên, có loại thì cái tên đơn giản chỉ là mô tả ngoại hình hay nơi cây trà lớn lên. Tên ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!