/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Ý nghĩa tinh thần, triết học và tôn giáo của trà đạo

1936 09:28, 27/06/2022
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Ý nghĩa tinh thần, triết học và tôn giáo của trà đạoTrà Công phu là một hình thức trà đạo nổi tiếng ở Trung Quốc, bên cạnh loại trà đạo Vô Ngã
Trà đạo có thể khơi dậy cảm hứng về tinh thần hoặc triết học. Những tương phản triết học giữa Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo thể hiện qua trà đạo là sự quảng bá cho lý tưởng tương ứng của từng tôn giáo.

Với trà đạo, người Trung Quốc đã uống trà trong bốn nghìn năm qua. Ban đầu, trà được trồng cho mục đích y học và tôn giáo. Các nhà sư sử dụng trà như một nguồn giải khát sau khi thiền định. Họ nhận thấy rằng trà có tác dụng tạo sự tĩnh tâm, việc uống trà gần như là biểu thị cho sự khiêm tốn và tôn trọng thiên nhiên. Nói cách khác, uống trà là phong tục phổ biến trong các ngôi chùa từ thời xa xưa.

Trong Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo, đạo là thuật ngữ phản ánh đạo đức và tâm linh. Tuy trà có nhiều nghĩa trong các khu vực khác nhau trên thế giới, song đối với người Trung Quốc, trà có liên quan đến các vấn đề xã hội, phong tục và tập quán. Các học giả cho rằng trà có thể cung cấp một lối thoát và cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống.

Khởi thủy, trà đạo chỉ mang tính tôn giáo, về sau trở thành các sự kiện xã hội, văn hóa và truyền thống, trong các lễ kỷ niệm khác nhau để tôn vinh gia đình hoàng gia hoặc đánh dấu các sự kiện quan trọng trong đời của mỗi người. Vào thời cổ đại, những người uống trà ở Trung Quốc chủ yếu là giới quý tộc, địa vị xã hội của một người phụ thuộc vào loại trà mà người đó uống. Rồi dần dà, trà trở thành thức uống phổ biến trong dân gian.

Một trong những nghi thức trà đạo nổi tiếng ở Trung Quốc là trà Công phu, trong đó việc chuẩn bị và phục vụ trà Ô long là dấu hiệu của sự tôn trọng đối với các vị khách. Một phong cách khác là trà đạo Vô ngã (无我), khuyến khích người tham gia quên họ là ai.

Họ phải quên đi kiến thức, sự giàu có và ngoại hình của họ, tham gia bình đẳng với nhóm mà không có bất kỳ định kiến nào. Trong Phật giáo Trung Quốc, thuật ngữ “vô ngã” dịch theo tiếng Phạn là “anatman”( अनात्मन्), hàm nghĩa “không có sự tồn tại độc lập của cá nhân”, mỗi người phải trống rỗng bản sắc cá nhân và trở thành một người cùng nhóm, tạo ra sự hòa hợp với nhau.

Trong một buổi trà đạo truyền thống, nghệ nhân trà chào đón bạn, giải thích loại trà mà bạn sắp thưởng thức một cách tao nhã. Tiếng rót nước nóng trong ấm trà hòa cùng tiếng nhạc nền êm dịu của tiếng sáo Trung Hoa sẽ đưa bạn vào một thế giới yên bình.

Theo nhà nghiên cứu Rivertea, có 6 điều để việc thưởng thức trà đạo Trung Quốc trở nên hoàn hảo:

Thứ nhất, thái độ là tất cả. Trạng thái tinh thần hoặc thái độ của một người có thể dễ dàng truyền cho những người khác. Vì vậy, trước khi thực hiện nghi thức trà, người ta cần thư giãn, có một tâm trí tích cực và bình yên với chính mình và với toàn bộ vũ trụ.

Thứ hai, lựa chọn trà là điều cần thiết. Cần chọn cẩn thận trà cả về đặc điểm vật chất lẫn tinh thần, nghĩa là cần chọn mùi thơm, vị và hình dạng trà, bên cạnh sự quan tâm về lịch sử, tên và nguồn gốc của trà. Trong nghi thức trà đạo truyền thống, người Trung Quốc thường chọn trà Ô long, song đôi khi có thể sử dụng trà Phổ Nhĩ (pu-erh). Đối với trà đạo Công Phu, họ không dùng trà xanh.

Thứ ba, cần chú ý đặc biệt đến việc lựa chọn nước. Một loại trà hoàn hảo cần được pha chế với loại nước hoàn hảo. Nếu pha những lá trà có chất lượng tốt nhất với nước không phù hợp sẽ tạo ra hương vị không tốt cho trà. Do vậy, cần ưu tiên sử dụng nước tinh khiết nhất và sạch nhất (nước suối chẳng hạn).

Thứ tư, các dụng cụ cần thiết. Dụng cụ tốt, pha đúng cách và không khí tuyệt vời sẽ quyết định sự thành công của buổi trà đạo. Cần có ấm trà Nghi Hưng hoặc ấm trà sứ, bình pha trà, khay pha, muỗng cà phê, ba chén nhỏ và một cái rây lọc trà.

Thứ năm, môi trường lý tưởng. Một buổi trà đạo yên bình, tĩnh lặng thì cần có căn phòng thoải mái, yên tĩnh và sạch sẽ. Bầu không khí tổng thể cho phép người tham dự cảm thấy thư giãn để tận hưởng việc uống trà.

Cuối cùng, việc thưởng thức trà đạo kỹ thuật cần phải hoàn hảo. Phong cách của người phục vụ rất quan trọng. Sự thoải mái và duyên dáng của họ chủ yếu phản ánh qua cử động tay, nét mặt và trang phục nghi lễ truyền thống.

Uống Trà Thôi
Theo thanhnien
Ý nghĩa tinh thần, triết học và tôn giáo của trà đạoTrà thường được rót vào vật chứa có nắp đậy (chén nhỏ hay tách không có quai)
Ý nghĩa tinh thần, triết học và tôn giáo của trà đạoMột buổi trà đạo ở Trung Quốc
Ý nghĩa tinh thần, triết học và tôn giáo của trà đạoMột bộ trà Trung Quốc điển hình
0 0 7,175 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

​Câu chuyện thú vị đằng sau sự yêu thích đến ám ảnh với trà của người Anh
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2991 09:00, 13/11/2023
1 0 2,843 0.0
Cuộc sống của người Anh gắn liền với trà. Nhưng ít ai biết rằng, nguồn gốc sâu xa của trà tại Anh lại cực kỳ bất ngờ.

Ngày nay, trà là một phần đặc biệt trong nền văn hóa của xứ sở sương mù. Thế nhưng, kể cả người dân Anh cũng ít ai biết được, nhân vật đã truyền cảm hứng cho sự phổ biến của ...
Quy trình chế biến trà Shan tuyết
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2987 13:51, 09/11/2023
1 0 2,980 0.0
Tắm nắng, ngậm sương qua từng năm tháng, trà Shan tuyết đã âm thầm chắt lọc tinh túy từ mẹ thiên nhiên để cho ra tách trà có hương thơm nhẹ nhàng thoang thoảng như hoa rừng mới nở, cùng với vị trà ngọt thanh lẫn với cái chát dìu dịu, nước trà vàng sánh như mật ong.

Trong vài năm trở lại đây, trà Shan tuyết ...
Tản mạn đường trà – Đạo trong trà của người Việt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2974 09:06, 06/11/2023
1 0 3,128 0.0
Khi đến Nhật Bản, trà được nâng lên một tầm rất cao, được gọi là Trà đạo với những quy tắc ứng xử, từ tư thế pha trà với các trà cụ tạo ra một chén trà không phải ngẫu nhiên mà đều có lý do riêng của nó. Khi trà ở Trung Hoa, tính chất biểu diễn lại được đặt làm yếu tố hàng đầu, mang màu sắc ...
Trà đinh – Loại trà đặc biệt của Việt Nam
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2966 08:40, 03/11/2023
1 0 3,064 0.0
Trà đinh được ví như “ngọc” quý của trà Thái Nguyên, một trong những sản phẩm vang danh và là niềm tự hào của nghệ nhân trà.

Trà Đinh (hay còn gọi là chè đinh) là phẩm trà cao cấp nhất khi thu hái tất cả mọi loại trà. Đinh ở đây chính là phần búp non nhất của lá trà. Phần búp này chính là cánh trà đang ...
Ký sự: Nửa bình nước Nam Linh
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2965 16:00, 02/11/2023
2 0 3,242 0.0
Vào mùa xuân năm Nguyên Hòa thứ chín thời Đường (năm 814), Trương Hựu Tân vừa đỗ Trạng nguyên, trở thành Tam nguyên vì đỗ đầu cả ba kỳ thi hương, thi hội, thi đình. Ông đã hẹn gặp những người thi đậu cùng kỳ tại chùa Tiến Phúc. Trương Hựu Tân và Lý Đức Dụ đến trước, họ nghỉ ngơi trong phòng của nhà ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!