/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Ý nghĩa tinh thần, triết học và tôn giáo của trà đạo

1936 09:28, 27/06/2022
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Ý nghĩa tinh thần, triết học và tôn giáo của trà đạoTrà Công phu là một hình thức trà đạo nổi tiếng ở Trung Quốc, bên cạnh loại trà đạo Vô Ngã
Trà đạo có thể khơi dậy cảm hứng về tinh thần hoặc triết học. Những tương phản triết học giữa Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo thể hiện qua trà đạo là sự quảng bá cho lý tưởng tương ứng của từng tôn giáo.

Với trà đạo, người Trung Quốc đã uống trà trong bốn nghìn năm qua. Ban đầu, trà được trồng cho mục đích y học và tôn giáo. Các nhà sư sử dụng trà như một nguồn giải khát sau khi thiền định. Họ nhận thấy rằng trà có tác dụng tạo sự tĩnh tâm, việc uống trà gần như là biểu thị cho sự khiêm tốn và tôn trọng thiên nhiên. Nói cách khác, uống trà là phong tục phổ biến trong các ngôi chùa từ thời xa xưa.

Trong Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo, đạo là thuật ngữ phản ánh đạo đức và tâm linh. Tuy trà có nhiều nghĩa trong các khu vực khác nhau trên thế giới, song đối với người Trung Quốc, trà có liên quan đến các vấn đề xã hội, phong tục và tập quán. Các học giả cho rằng trà có thể cung cấp một lối thoát và cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống.

Khởi thủy, trà đạo chỉ mang tính tôn giáo, về sau trở thành các sự kiện xã hội, văn hóa và truyền thống, trong các lễ kỷ niệm khác nhau để tôn vinh gia đình hoàng gia hoặc đánh dấu các sự kiện quan trọng trong đời của mỗi người. Vào thời cổ đại, những người uống trà ở Trung Quốc chủ yếu là giới quý tộc, địa vị xã hội của một người phụ thuộc vào loại trà mà người đó uống. Rồi dần dà, trà trở thành thức uống phổ biến trong dân gian.

Một trong những nghi thức trà đạo nổi tiếng ở Trung Quốc là trà Công phu, trong đó việc chuẩn bị và phục vụ trà Ô long là dấu hiệu của sự tôn trọng đối với các vị khách. Một phong cách khác là trà đạo Vô ngã (无我), khuyến khích người tham gia quên họ là ai.

Họ phải quên đi kiến thức, sự giàu có và ngoại hình của họ, tham gia bình đẳng với nhóm mà không có bất kỳ định kiến nào. Trong Phật giáo Trung Quốc, thuật ngữ “vô ngã” dịch theo tiếng Phạn là “anatman”( अनात्मन्), hàm nghĩa “không có sự tồn tại độc lập của cá nhân”, mỗi người phải trống rỗng bản sắc cá nhân và trở thành một người cùng nhóm, tạo ra sự hòa hợp với nhau.

Trong một buổi trà đạo truyền thống, nghệ nhân trà chào đón bạn, giải thích loại trà mà bạn sắp thưởng thức một cách tao nhã. Tiếng rót nước nóng trong ấm trà hòa cùng tiếng nhạc nền êm dịu của tiếng sáo Trung Hoa sẽ đưa bạn vào một thế giới yên bình.

Theo nhà nghiên cứu Rivertea, có 6 điều để việc thưởng thức trà đạo Trung Quốc trở nên hoàn hảo:

Thứ nhất, thái độ là tất cả. Trạng thái tinh thần hoặc thái độ của một người có thể dễ dàng truyền cho những người khác. Vì vậy, trước khi thực hiện nghi thức trà, người ta cần thư giãn, có một tâm trí tích cực và bình yên với chính mình và với toàn bộ vũ trụ.

Thứ hai, lựa chọn trà là điều cần thiết. Cần chọn cẩn thận trà cả về đặc điểm vật chất lẫn tinh thần, nghĩa là cần chọn mùi thơm, vị và hình dạng trà, bên cạnh sự quan tâm về lịch sử, tên và nguồn gốc của trà. Trong nghi thức trà đạo truyền thống, người Trung Quốc thường chọn trà Ô long, song đôi khi có thể sử dụng trà Phổ Nhĩ (pu-erh). Đối với trà đạo Công Phu, họ không dùng trà xanh.

Thứ ba, cần chú ý đặc biệt đến việc lựa chọn nước. Một loại trà hoàn hảo cần được pha chế với loại nước hoàn hảo. Nếu pha những lá trà có chất lượng tốt nhất với nước không phù hợp sẽ tạo ra hương vị không tốt cho trà. Do vậy, cần ưu tiên sử dụng nước tinh khiết nhất và sạch nhất (nước suối chẳng hạn).

Thứ tư, các dụng cụ cần thiết. Dụng cụ tốt, pha đúng cách và không khí tuyệt vời sẽ quyết định sự thành công của buổi trà đạo. Cần có ấm trà Nghi Hưng hoặc ấm trà sứ, bình pha trà, khay pha, muỗng cà phê, ba chén nhỏ và một cái rây lọc trà.

Thứ năm, môi trường lý tưởng. Một buổi trà đạo yên bình, tĩnh lặng thì cần có căn phòng thoải mái, yên tĩnh và sạch sẽ. Bầu không khí tổng thể cho phép người tham dự cảm thấy thư giãn để tận hưởng việc uống trà.

Cuối cùng, việc thưởng thức trà đạo kỹ thuật cần phải hoàn hảo. Phong cách của người phục vụ rất quan trọng. Sự thoải mái và duyên dáng của họ chủ yếu phản ánh qua cử động tay, nét mặt và trang phục nghi lễ truyền thống.

Uống Trà Thôi
Theo thanhnien
Ý nghĩa tinh thần, triết học và tôn giáo của trà đạoTrà thường được rót vào vật chứa có nắp đậy (chén nhỏ hay tách không có quai)
Ý nghĩa tinh thần, triết học và tôn giáo của trà đạoMột buổi trà đạo ở Trung Quốc
Ý nghĩa tinh thần, triết học và tôn giáo của trà đạoMột bộ trà Trung Quốc điển hình
0 0 7,681 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Khổng Tử chưa bao giờ được thưởng thức trà, lý do chưa ai cãi?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1958 09:02, 08/07/2022
1 0 8,017 0.0
Nhiều tài liệu cho rằng, trà Trung Quốc lần đầu tiên được ghi chép trong triều đại nhà Chu, ban đầu người ta ca ngợi trà chỉ vì giá trị y học của nó. Ngay cả Khổng Tử (551 - 479 trước CN) cũng chưa từng thưởng thức trà.

Nhiều thời gian sau… Khổng Tử, trà mới thật sự trở thành thức uống ở Trung Quốc, rồi ...
Trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1953 09:00, 06/07/2022
0 0 10,152 0.0
Trà "cắm tăm" là cách pha trà đặc biệt. Chén trà đậm đặc đến nỗi nếu cắm que tăm vào vẫn có thể đứng thẳng trong chén.

Trà xanh gắn bó với đủ mọi tầng lớp nhân dân từ cao sang vương giả đến các tầng lớp bình dân lao động. Thưởng trà có nhiều cách, người thích vị trà nhẹ nhàng, có chút đắng nhẹ ...
Muốn đỡ khát uống nước, muốn tiêu sầu uống rượu, còn muốn tỉnh mộng mê thì uống trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1947 08:47, 03/07/2022
0 0 8,959 0.0
Trà là thức uống phổ biến và đã trở thành một trong ba thức uống không cồn chính (trà, cà phê, ca cao) được ưa chuộng trên toàn cầu. Cùng tìm hiểu chuyên khảo được cho là sớm nhất thế giới về trà để việc thưởng trà càng thêm thi vị.

Lục Vũ thời Đường năm 758 đã viết chuyên khảo sớm nhất thế giới ...
Văn hóa thưởng trà của người Việt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1940 09:23, 30/06/2022
0 0 7,198 0.0
Không biết từ bao giờ, trà có mặt trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam, từ ấm trà bên vỉa hè đến ấm trà trong gia đình. Chén trà cũng là khởi nguồn của rất nhiều câu chuyện, gắn kết thêm những con người chưa từng quen biết lại với nhau.

Trà từ lâu cũng đã được các nhà khoa học chứng minh là rất ...
Nghệ thuật đấu trà uống tới 50 tách ở Nhật Bản có gì lạ?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1928 09:15, 24/06/2022
0 0 7,411 0.0
Đấu trà có nguồn gốc từ thời nhà Đường ở Trung Quốc, phát triển sang triều đại nhà Tống rồi du nhập vào Nhật Bản, song người Nhật thiết kế đấu trà với định dạng riêng, không giống Trung Quốc.

Nước Nhật biết đến đấu trà (闘 茶,Tōcha) vào thời kỳ Kamakura (Liêm Thương thời đại, 1185–1333). Ở Nhật, ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!