/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tranh 'Đôi bờ sông Hồng' bán giá 220 nghìn euro

1938 09:39, 29/06/2022
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Tranh 'Đôi bờ sông Hồng' bán giá 220 nghìn euroTranh kích thước 53,5x100,5 cm. Ảnh: Millon
"Đôi bờ sông Hồng" của Lê Văn Đệ đạt mức 220.000 euro (5,4 tỷ đồng) ở phiên đấu giá của nhà Millon, tối 24/6.

Con số chưa bao gồm thuế phí giúp tác phẩm đạt giá cao nhất trong phiên Mỹ thuật Hiện đại Việt Nam - từ truyền thống đến hiện đại. Tranh sơn dầu trên vải ra đời năm 1930, mô tả khung cảnh hai bên bờ sông Hồng với những ngôi nhà nổi trên mặt nước, con thuyền và dáng người ở khắp nơi. Họa sĩ ký tên và ghi ngày tháng ở góc cuối bên trái tác phẩm.

Theo tài liệu trong Kho lưu trữ về Victor Tardieu, Viện Lịch sử Nghệ thuật Quốc gia Pháp (INHA), tranh được trưng bày tại Triển lãm Thuộc địa Paris diễn ra từ ngày 6/5 đến 15/11/1931. Trong bài viết Mỹ thuật tại Triển lãm Thuộc địa, thời đại Angkor ngày 1/9/1931 trên báo l’Œuvres, ký giả Adolphe Tabarant nhận xét tranh là "sự hài hòa của một phong cách tranh khắc Nhật Bản và chủ nghĩa hậu ấn tượng".

Trong một lá thư của Blanchard de la Brosse - Giám đốc Đông Dương Kinh tế Cục - gửi ông Victor Tardieu vào ngày 21/12/1932, cho biết hai bức sơn dầu dự triển lãm của Lê Văn Đệ là Đôi bờ sông Hồng và Thuyền trên sông Hồng đã được bán tại thời điểm đó. Về sau, tranh nằm trong bộ sưu tập tư nhân của Pháp cho đến khi đưa ra đấu giá.

Nhà nghiên cứu Mỹ thuật Ngô Kim Khôi nhận xét họa sĩ áp dụng kỹ thuật phối cảnh xa gần - vốn ít được biết đến trong nghệ thuật châu Á thời điểm đó - để diễn tả tầng lớp phong cảnh, tạo chiều sâu cho tác phẩm. Lê Văn Đệ sử dụng màu nâu chủ đạo, với các sắc độ đậm nhạt khác nhau nhằm diễn tả sự hoang sơ của bờ sông Hồng khi ấy.

Lê Văn Đệ (1906-1966) xuất thân trong gia đình địa chủ ở Mỏ Cày, Bến Tre. Ngay từ nhỏ, ông đã bộc lộ năng khiếu nghệ thuật. Sau khi tốt nghiệp Trung học Lasan Tabert (Sài Gòn), Lê Văn Đệ quyết tâm thi vào Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, bất chấp sự phản đối của gia đình. Năm 1925, ông là một trong 10 sinh viên khóa đầu tiên của trường. Hiệu trưởng Victor Tardieu từng nhận xét: "Thủ khoa Lê Văn Đệ là chàng trai nghiêm túc, giỏi tiếng Pháp, được các bạn học bầu làm lớp trưởng mấy năm liền". Năm 1930, ông tốt nghiệp thủ khoa.

Năm 1931, ông sang Pháp du học tại Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Pháp, chuyên ngành tranh sơn dầu. Năm 1933, ông đoạt giải nhì cuộc thi do Hội Nghệ sĩ Quốc gia Pháp tổ chức với ba tác phẩm Bà thầy bói, Trên sân ga Montparnasse, Thiếu nữ điểm trang. Tại triển lãm Nghệ sĩ quốc gia Pháp năm 1934, Bộ Văn hóa Pháp đã chọn mua bức Trong gia đình của ông để trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Luxembourg.

Ông là giám đốc đầu tiên của Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn (nay là Đại học Mỹ thuật TP HCM). Họa sĩ chịu trách nhiệm trang trí cho lễ Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945.

Phiên đấu giá giới thiệu hơn 20 tác phẩm của các danh họa nổi tiếng thời Đông Dương như Nguyễn Nam Sơn, Mai Trung Thứ... Bức lụa vẽ hai phụ nữ Cuộc gặp gỡ, 1974 của Mai Trung Thứ cao thứ hai khi được chốt ở mức 140 nghìn euro (3,4 tỷ đồng). Tác phẩm sơn mài Chùa Thái Lan của Trần Phúc Duyên đứng thứ ba với 80 nghìn euro (1,9 tỷ đồng).

Uống Trà Thôi
Theo vnexpress
Tranh 'Đôi bờ sông Hồng' bán giá 220 nghìn euro"Đôi bờ sông Hồng" (phía trên, bên trái) bên các tác phẩm của họa sĩ Việt dự Triển lãm Thuộc địa tại Paris năm 1931. Ảnh: Ngô Kim Khôi cung cấp
Tranh 'Đôi bờ sông Hồng' bán giá 220 nghìn euroBức "Cuộc gặp gỡ", chất liệu mực và màu nước trên lụa, kích thước 42x22 cm. Ảnh: Millon
0 0 5,414 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Đem tranh quý đi thẩm định bị chê đồ ɢιả, người phụ nữ cười nhẹ hỏi: “Có biết tôi là ai không?”
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1573 10:29, 29/01/2022
0 0 8,602 0.0
Đem tranh quý đi thẩm định bị chê đồ ɢιả, người phụ nữ cười nhẹ hỏi: “Có biết tôi là ai không?”
Chương trình ᴛʀuyền hình Kiểm định bảo vật là ᴍột trong những show thẩm định đồ cổ, bảo vật ɴổi tiếng nhất xứ Trung. ᴍột trong những điểm tạo nên tên тυổι cho nó chính là nhà sản xuất ...
“NGƯỜI VIẾT QUỐC CA” VẼ TRANH CHÂN DUNG “NGƯỜI VẼ QUỐC KỲ”
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1572 08:37, 29/01/2022
0 0 7,253 0.0
Một lần, rất tình cờ tôi được anh Ngô Quỳnh Dũng, con trai họa sĩ Ngô Mạnh Quỳnh tặng cho cuốn sách “Văn nghệ và kháng chiến qua ống kính Trần Văn Lưu” do tác giả Nguyễn Huy Thắng và Trần Chính Nghĩa (con trai ông Trần Văn Lưu), NXB Kim Đồng, xuất bản năm 2018. Sách tập hợp nhiều ảnh tư liệu quý về hoạt động ...
NGUYỄN GIA TRÍ – “TÔI LÀ NHÀ TIÊN TRI”
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1569 09:09, 25/01/2022
0 0 5,968 0.0
Bố tôi – thi sĩ Lê Đại Thanh là bạn học ngồi cùng bàn với bác Nguyễn Gia Trí hồi còn học tiểu học và trung học thời Pháp thuộc. Bố tôi kể: “Ngay hồi đó, tới giờ vẽ bố chỉ vẽ được một con mèo, trong khi đó ông ấy đã vẽ minh họa được truyện ‘Con yêu râu xanh’. Tranh được treo ở trường. Một thời ...
Bức vẽ hổ giấu mặt giá hơn bốn triệu USD
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1561 11:40, 19/01/2022
0 0 6,469 0.0
Bức vẽ hổ giấu mặt giá hơn bốn triệu USD
Tranh hổ chỉ có phần lưng và đuôi bị nhiều người chê "như mèo ốm" nhưng giá hơn 32 triệu HKD (4,1 triệu USD).

Theo Artron, bức Hổ là một trong tác phẩm gây tranh cãi nhất của danh họa Trung Quốc Tề Bạch Thạch (1864-1957). Sau khi được Sotheby's Hong Kong gõ búa với giá 32 triệu ...
PHẠM HẬU VÀ NGHỆ THUẬT TRANH VẼ BÚT NHIỆT
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1559 08:39, 18/01/2022
0 0 9,580 0.0
Lịch sử hội họa, trên phương diện kỹ thuật vật chất, về cơ bản là sự trả lời cho câu hỏi: “sur quoi et avec quoi? / vẽ trên cái gì và vẽ bằng cái gì?”

Nếu con người có thể vẽ ở khắp nơi, trên vách đá, trên gốm, trên tường, trên gỗ, trên lụa, trên vải, trên giấy… – thì con người cũng có thể vẽ ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!