/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

TƯỚNG DO TÂM SINH, CẢNH TÙY TÂM CHUYỂN

1946 17:49, 02/07/2022
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

TƯỚNG DO TÂM SINH, CẢNH TÙY TÂM CHUYỂN
TƯỚNG DO TÂM SINH, CẢNH TÙY TÂM CHUYỂN

“Tướng do tâm sinh” là câu nói xuất hiện cả trong Phật gia và Đạo gia. Thông thường chữ tướng ở đây là để chỉ hình thức biểu hiện của sự vật, tức là cái hình tượng xuất hiện bề mặt của các sự vật mà người ta nhìn thấy trong cuộc sống thường ngày, mà hình tượng ấy biến hóa muôn hình vạn trạng, đều do nhân tâm khác nhau mà thành ra các trạng thái biểu hiện khác nhau...

Phật gia giảng “tướng do tâm sinh”, chủ yếu là để chúng sinh hiểu rằng “vật có thể thấy kia, thực ra không phải là vật như thế". Phật gia cũng giảng: “Vạn sự vạn vật thảy là không, thực sự đều là tâm chướng. Tâm người phàm tục thì đâu đâu cũng là ngục tù". Chữ tướng này là giả tướng, hư tướng, huyễn tướng, chứ không phải chân tướng, thực tướng, thế nên mới bảo người ta đừng chấp trước vào cái tướng này, nếu không sẽ bị vạn vật thế gian trói buộc. Nếu có thể siêu thoát ra khỏi sự giam hãm của sự vật đó thì sẽ đến được bến bờ hạnh phúc phía bên kia rồi.

Trong thuật xem tướng thì chữ tướng này thông thường là nói về tướng mặt, tức tướng mạo một người. “Tướng do tâm sinh” có nghĩa là: người ta có tâm cảnh thế nào thì sẽ có tướng mạo là thế ấy. Tư tưởng và thành tựu của một người có thể nhìn ra được thông qua biểu hiện đặc trưng của khuôn mặt.

Sách «Tứ Khố Toàn Thư» luận thuật rằng: “Chưa cần xem tướng người, mà trước tiên hãy nghe giọng nói của người ấy. Chưa cần nghe giọng nói người ta mà trước tiên hãy quan sát hành vi của người ấy. Chưa cần xem hành vi người ta mà trước tiên hãy xem xét cái tâm của người ấy". Đây cũng là nhấn mạnh rằng cái “tâm” quyết định cái “tướng” của con người. Sự thay đổi tướng mặt chính là do tâm thay đổi mà biểu hiện ra bên ngoài.

Từ tướng ăn mày thành quan cao tước lớn

Chuyện kể rằng: Bùi Độ sống vào thời nhà Đường, thuở còn trẻ nghèo khổ cơ cực, bất đắc chí. Một hôm, trên đường đi anh gặp thiền sư Nhất Hạnh. Đại sư nhìn tướng mạo Bùi Độ, thấy ánh mắt nông nổi, đường vân dọc chạy vào trong miệng. Đây chính là tướng ăn xin đầu phố, sẽ chết vì đói, vì vậy thiền sư khuyên Bùi Độ nên nỗ lực tu thiện.

Mấy ngày sau, Bùi Độ lên núi Hương Sơn, nhặt được một chiếc đai ngọc của một phụ nữ và tìm trả cho người ta, nhờ thế mà cứu được tính mạng của người cha cô ấy. Hôm sau Bùi Độ lại gặp thiền sư Nhất Hạnh. Đại sư coi mặt Bùi Độ thấy ánh mắt trong sáng, tướng mặt đã hoàn toàn thay đổi. Thiền sư bảo với Bùi Độ rằng sau này anh nhất định sẽ làm quan lớn.

Bùi Độ cho rằng thiền sư đang đùa với mình, chỉ cười suông, nhưng thiền sư Nhất Hạnh nói: “Tấm thân bảy thước chẳng bằng khuôn mặt bảy tấc, khuôn mặt bảy tấc chẳng bằng cái mũi ba tấc, cái mũi ba tấc chẳng bằng một chút từ tâm”. Thiền sư hỏi anh gần đây đã làm được việc tốt gì. Sau khi biết chuyện Bùi Độ trả lại đai ngọc, thiền Sư đã khen ngợi thiện hạnh của anh.

Quả nhiên Bùi Độ sau này làm trọng thần của bốn đời vua là Đường Hiến Tông, Đường Mục Tông, Đường Kính Tông, và Đường Văn Tông. Ông cũng được xem là “quan tướng toàn tài”, đương thời có địa vị và danh tiếng lớn “Công cao trung nguyên, vang danh biên ngoại”. Trong sử sách nhìn nhận Bùi Độ là “đức độ vẹn toàn thuỷ chung suốt bốn đời vua”, “uy danh đức độ và sự nghiệp của ông sánh với Quách Phần Dương”. Bùi Độ có năm người con, đều danh tiếng hiển hách, có nhiều thành tựu.

Từ tướng công danh thành họa sát thân

Bùi Chương là người Hà Đông tỉnh Sơn Tây. Cha mẹ của Bùi Chương có quan hệ thâm giao với Thần tăng Đàm Chiếu Pháp sư. Pháp sư tinh thông tướng thuật, ông coi tướng Bùi Chương, thấy thiên đình (phần trán) rộng đầy đặn, địa các (phần cằm) vuông vức tròn đầy, là tướng tương lai làm nên công danh sự nghiệp, nhất định sẽ có nhiều thành tựu.

Khi hai mươi tuổi, Bùi Chương cưới Lý Thị làm vợ. Một năm sau đó anh đến Thái Nguyên làm quan, vợ con phải để lại ở nhà. Mấy năm sau Bùi Chương trở về nhà, lại gặp Đàm Chiếu Pháp sư. Pháp sư rất ngạc nhiên thấy tướng mạo của anh đổi khác hẳn: thiên đình lõm vẹo, địa các nhọn hẹp, lòng bàn tay có hắc khí xoay quanh. Pháp sư bèn bảo với Bùi Chương: "E rằng sẽ gặp tai hoạ bất trắc, phải cẩn thận đề phòng".

Sau đó Pháp sư gạn hỏi xem anh có làm gì thất đức không. Bùi Chương suy xét rồi kể rằng: "Mấy năm ở Thái Nguyên chỉ có việc thông dâm với phụ nữ là trái với luân lý mà thôi, chứ không làm gì trái với lương tâm cả".

Đàm Chiếu Pháp Sư thở dài và nói: “Vốn dĩ cậu có tiền đồ tốt đẹp, sao chẳng biết trân quý? Tư thông với vợ người ta, cậu đã huỷ hết phúc đức của mình rồi. Thật đáng tiếc thay”.

Sau đó không lâu Bùi Chương thật sự gặp tai hoạ. Một lần, khi anh đang tắm trong nhà tắm thì bị thuộc hạ xông vào hành thích, một nhát đao trúng bụng, gan ruột lòi ra mà chết.

Tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển

Có câu ngạn ngữ xưa rằng: “Hữu tâm vô tướng, tướng do tâm sinh. Hữu tướng vô tâm, tướng tùy tâm diệt”, câu này có nghĩa là: "Có tâm mà không có tướng, thì tướng cũng sẽ do tâm mà sinh ra. Có tướng mà không có tâm, thì tướng ấy cũng sẽ bị mất đi theo cái tâm ấy". Tướng mạo con người sẽ tùy theo cái tâm thiện - ác của người đó mà thay đổi.

Kỳ thực, từ Đông y cổ đại cũng như sinh lý học và tâm lý học hiện đại là có thể thấy rằng đạo lý “tướng do tâm sinh” cũng giản đơn thôi. Cái tướng mạo của người ta là do ‘hình’ và ‘thần’ hợp lại mà thành. Hình tướng hoàn toàn thuộc về đặc trưng sinh lý, còn thần thái thì bao hàm nhân tố sinh lý lại quyết định bởi sự tu dưỡng hậu thiên. Nhất cử nhất động, từng ý từng niệm trong cuộc sống, qua thời gian lâu dần sẽ ngưng kết và cố định lại ở trên khuôn mặt. Điều này cũng có nghĩa là: “Có ở bên trong thì ắt hiển hiện hình tướng ra bên ngoài".

Tâm niệm nảy sinh, cũng sẽ tác dụng lên thân thể; nếu như tâm niệm an hoà tĩnh tại, thần thanh khí sảng, cách nhìn rộng mở, lỗi lạc quang minh, thì sẽ khiến khí huyết hài hòa, ngũ tạng an định, các chức năng, các cơ quan nội tạng, các tuyến nội tiết hoạt động bình thường, thân thể khỏe mạnh, và sẽ thể hiện ra mặt mũi sáng sủa, thần thái ngời ngời, khiến ai trông thấy cũng cảm thấy thoải mái, cảm thấy thân thiện an hoà, và tự nhiên muốn gần gũi, muốn được kết giao cùng.

Có thể nhìn nhận quan hệ giữa tướng và tâm như thế này: “Tướng” là bề mặt, là biểu hiện bên ngoài, “Tâm” là bên trong, là hoạt động nội tâm. “Tướng” là hư huyễn không thực, ở trạng thái bị động, là phản ánh ra ngoài của “Tâm”, “Tâm” thế nào thì “Tướng” thế nấy. “Tướng” là tùy theo “Tâm” biến hoá mà biến hoá theo, cũng gọi là “cảnh tùy tâm chuyển”, “tướng tùy tâm thiên” (cảnh thay đổi theo tâm, tướng chuyển dịch theo tâm). Cũng có thể coi “Tâm” là nhân của “Tướng”, “Tướng” là quả của “Tâm”.

Nếu một cá nhân không làm chủ nổi cái tâm của chính mình, thì sẽ bị động theo ảnh hưởng và lôi kéo của hoàn cảnh bên ngoài, chính là “tâm tùy cảnh thiên” (tâm thay đổi theo cảnh) rồi. Nếu có thể làm được bất động tâm, thế thì, chính là đã chế ước được ngoại cảnh không cho phát sinh biến hoá. Thế nên, Phật Thích Ca Mâu Ni từng giảng: “Vạn vật thế gian đều do hình tướng biến hoá ra, tâm bất động, vạn vật sẽ bất động, tâm bất biến, vạn vật sẽ bất biến".

Do đó có thể nói, bất kể hoàn cảnh hay tướng mạo như thế nào đi nữa, thì đều là “tâm” mình quyết định; “tướng” là chiếc gương của “tâm”. Vậy làm người thì nên có tâm cảnh thế nào?

Tuân Tử viết: “Xem tướng ngoại hình không bằng xem tướng tâm, luận về tâm không bằng luận về đức”.

Sách "Thái Thanh Thần Giám" - cuốn sách có ảnh hưởng lớn nhất trong thuật xem tướng thời xưa, có luận về đức thế này: “Tu đức là trên hết, mà biểu hiện là tu dưỡng hành vi", và: "Đức ở trước ngoại hình, ngoại hình ở sau đức"; "Bỏ ác theo thiện thì có thể tiêu tai tránh hung".

Theo Nhược Thủy
Team Uống Trà Thôi sưu tầm
0 0 12,887 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Gánh Nước
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1136 13:01, 16/09/2021
1 0 12,151 10.0
Gánh Nước

Có hai vị Hoà thượng ở hai ngôi chùa trên hai ngọn núi gần nhau. Giữa hai ngọn núi có một con sông, mỗi ngày họ đều cùng một lúc xuống núi ra bờ sông gánh nước, lâu ngày họ trở thành bạn bè.
Thấm thoát năm năm trôi qua, bỗng một hôm vị Hoà thượng ở ngọn núi bên trái không xuống gánh nước, vị ...
Tình Cha
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1135 12:47, 16/09/2021
1 0 11,885 10.0
Tình Cha
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Đã một giờ chiều rồi mà cha vẫn chưa mang cơm hộp đến.Nó làm chủ quản ở một nhà máy, áp lực công việc rất lớn. Buổi trưa nhà máy không phục vụ cơm, nó bảo cha mang cơm hộp cho. Một phần là tiết kiệm, một phần cơm cha nấu rất ngon.
Đồng nghiệp ăn thử cơm cha nấu, khen ...
Lòng Biết Ơn
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1134 12:43, 16/09/2021
1 0 11,971 10.0
Lòng Biết Ơn
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Vào cái thời khi mà món kem nước hoa quả còn rất rẻ tiền, có một câu chuyện về cậu bé 10 tuổi thế này:

Ngày nọ, Jim – tên của cậu bé – sau một hồi đi qua đi lại, ngó nghiêng vào cửa hàng giải khát đông nhất nhì thành phố, nơi có món kem nước hoa quả mà cậu rất ...
Tin tốt lành
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1133 12:33, 16/09/2021
1 0 11,973 10.0
Tin tốt lành

Một anh sinh viên vừa tốt nghiệp đại học đang tìm việc làm đã tham dự một cuộc thi sáng tạo chuyên ngành do liên hiệp các trường đại học trong cả nước tổ chức. Sau nhiều vòng sơ khảo kéo dài cả tháng trời, anh được lọt vào nhóm những người xuất sắc nhất để dự vòng thi chung kết.

Rồi ...
Bài học từ người Thầy dạy võ
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1132 12:30, 16/09/2021
1 0 13,124 10.0
Bài học từ người Thầy dạy võ

“Phần lớn hạnh phúc hay bất hạnh được quyết định bởi tính cách của bạn chứ không phụ thuộc vào hoàn cảnh” - Martha Washington

Một cậu bé 10 tuổi quyết định học môn võ judo cho dù cánh tay trái của cậu đã mất trong một tai nạn xe hơi. Cậu theo học judo với một võ sư Nhật.

Vì ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!