/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Muốn đỡ khát uống nước, muốn tiêu sầu uống rượu, còn muốn tỉnh mộng mê thì uống trà

1947 08:47, 03/07/2022
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Muốn đỡ khát uống nước, muốn tiêu sầu uống rượu, còn muốn tỉnh mộng mê thì uống trà
Trà là thức uống phổ biến và đã trở thành một trong ba thức uống không cồn chính (trà, cà phê, ca cao) được ưa chuộng trên toàn cầu. Cùng tìm hiểu chuyên khảo được cho là sớm nhất thế giới về trà để việc thưởng trà càng thêm thi vị.

Lục Vũ thời Đường năm 758 đã viết chuyên khảo sớm nhất thế giới về trà – Trà kinh, thảo luận một cách có hệ thống và toàn diện các phương pháp, kinh nghiệm trồng trà, pha trà, uống trà và đánh giá trà. Chuyên gia Trần Quang Đức khi viết giới thiệu về cuốn Trà Kinh có trích: “Cái dụng của trà, vị chí hàn, dùng để uống, hợp nhất với bậc có phẩm tính kiệm cần, đức hạnh thuần hậu. Nếu thấy nóng khát, buồn bực, đau đầu, nhức mắt, tứ chi mỏi mệt, các khớp bải hoải, thời uống lấy bốn năm ngụm, có thể sánh ngang với nước cam lộ, đề hồ vậy!”.

Trà Kinh của Lục Vũ là biểu tượng của sự hình thành văn hóa trà đạo thời nhà Đường. Nó tóm tắt hai nội dung tự nhiên và nhân văn của trà, thảo luận về nghệ thuật uống trà, tích hợp ba tôn giáo Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo vào việc uống trà, và tiên phong cho tinh thần của trà đạo Trung Hoa.

Việc thưởng trà cũng thể hiện cái đạo lý cao rộng, trong phần Trà Ẩm của cuốn Trà Kinh, có đoạn: “Ba giống: có cánh biết bay, có lông biết chạy, có miệng biết nói, thảy sinh trong vòm trời đất, cậy việc ăn uống mà giữ lấy sinh cơ, mới hay cái nghĩa lý của sự uống đã dài lâu lắm rồi! Đến như loài người, muốn đỡ khát thì uống lấy nước, muốn tiêu sầu thì uống lấy rượu, còn muốn tỉnh mộng mê thì uống lấy trà”.

“…Than ôi! Trời sinh muôn vật mà hết thảy đều có chỗ vi diệu! So với hóa công, thì thứ người làm ra, vẫn thật hời hợt.

Con người làm ra nhà, lại sửa sang cho nó vừa với ý muốn của mình. Con người mặc quần áo, lại cũng sửa sang cho hoàn hảo. Con người cần phải tiêu thụ thức ăn, thức uống. Đó lại là hai thứ mà con người ta dùng nhiều sức nhất để vun xới khéo léo và canh cải sửa sang.

Vì vậy với trà, có chín điều mà con người phải tự nỗ lực: Phải chế lấy trà, phải phát triển cái khả năng biết chọn lựa và thưởng thức trà, phải có được đầy đủ dụng cụ, phải sửa soạn lửa củi cho đúng cách, phải có nước pha trà thích hợp, phải sấy cho đúng cách, phải tán trà cho tốt, phải pha trà một cách khéo léo, cuối cùng, phải uống trà”.

Thế nên việc uống trà tưởng chừng đơn giản mà trong con mắt “Trà Thần” Lục Vũ lại là một nỗ lực có các bước không thể cắt xén để tận hưởng cho đúng món quà của Đất Trời.

Vì thế các công đoạn để có được một tách trà cũng cần phải thuận theo tự nhiên. Ví như lấy nước pha trà cũng chẳng phải tùy tiện mà được:

“Nước đun trà thì thứ nước trên núi là thượng đẳng, nước sông là trung đẳng, nước giếng là hạ đẳng. Nước trên núi thì chọn lấy dòng chảy êm nơi đìa đá, suối nhũ là tốt nhất, còn thứ nước tuôn ra từ thác, ghềnh, duềnh, xoáy thì chớ có uống lấy. Nước ấy dùng lâu, cổ ắt sinh tật. Lại có nhiều dòng khác lưu tụ trong sơn cốc, nước trong vắt mà ứ trệ. Từ tiết hỏa thiên cho tới trước tiết sương giáng, có vũng rắn rết nhả độc vào trong, người uống phải khơi thông dòng, cho nước độc chảy đi, khiến nước mới từ từ đổ lại, sau hẵng kín dùng. Nước sông ngòi thì chọn lấy dòng xa nơi người ở. Nước giếng thì kín ở giếng thường xuyên có người dùng uống” – (Trà Kinh, phần 6: Trà Chử).

Hay như việc múc trà ra cũng thật tinh tế: “Phàm múc trà ra bát, mạt bột phải đều. Mạt, bột là “tinh hoa” của nước trà, thứ mỏng gọi là mạt, thứ dày gọi là bột, thứ nhỏ mà nhẹ thời gọi là ‘hoa’. Hoa thì tựa bông táo lênh đênh trên cõi ao hồ, như tấm lục bình chớm nở dập dềnh giữa chốn đầm sông, rồi lại như áng phù vân vần vảy phiêu đãng trong khoảng trời thanh mát. Mạt thì như rêu xanh phập phù mặt nước, như hoa cúc vương giữa chén quỳnh. Bột, đun lại bã đến sôi, nổi thành tầng lớp, trắng xóa như tuyết vậy” – (Trà Kinh, phần 6: Trà Chử).

Theo Trà kinh của Lục Vũ, Trung Hoa có hơn 4.700 năm khám phá về cây trà và sử dụng trà. Trà được sử dụng làm vật hiến tế trong thời Tây Chu, vào thời Xuân Thu lá trà được sử dụng làm thực phẩm và tới thời Chiến Quốc, trà được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Trà ở thời Tây Hán đã trở thành một trong những mặt hàng buôn bán chính.

Trong hơn 300 năm từ Tam Quốc đến Nam Bắc triều, đặc biệt là trong thời gian Nam Bắc triều, khi Phật giáo vô cùng thịnh hành, các Phật tử đã sử dụng lá trà để giảm cơn buồn ngủ trong khi thiền, vì thế trà thường được trồng ở các thung lũng bên cạnh các đền chùa. Uống trà mở rộng cùng với sự phát triển của Phật giáo, đây chính là nguồn gốc của cái gọi là “trà thiền nhất vị”. Đến thời nhà Đường, trà chính thức được sử dụng như một loại đồ uống phổ biến trong quần chúng nhân dân.

Trong thời Tần và Hán, uống trà đã là một phong trào rất phổ biến ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. Vào thời Tây Hán, trà là một đặc sản của Tứ Xuyên, và thông qua tiến cống được truyền tới kinh đô Trường An. Phần phía đông của Tứ Xuyên và phía tây Hồ Bắc ở Trung Quốc cổ đại là nơi sinh ra cây trà, đây cũng là nơi Tam hoàng Ngũ đế sinh sống.

Trong Sử Ký – Ngô Khải truyện và Thuyết Uyển, có những ghi chép như Hành Sơn ở phía Nam, Kỳ Sơn ở phía Bắc, bên trái sờn dốc Động Tình, bên phải có sông Bành Trạch, điều này cho thấy bộ lạc của gia tộc Thần Nông có nguồn gốc ở vùng núi phía đông Tứ Xuyên và phía tây Hồ Bắc, Trung Quốc. Đây là nơi có thảm thực vật tươi tốt, cây trà phát triển tốt ở đó cho đến ngày nay.

Từ các dữ liệu lịch sử hiện có, không khó để thấy rằng dấu vết dân tộc Hoa Hạ có gắn liền với nơi trà được sản xuất, và qua các thời đại, việc sản xuất trà tiếp tục được duy trì bền vững. Như Lưu côn cấu trà thư của Nam Bắc Triều đã đề cập đến An Châu (nay là An Lục, Hồ Bắc), trong Đồng quân lục có nhắc đến Dậu Dương (nay là Hoàng Phong, Hồ Bắc), Ba Đông (Bổng Tiết, Tứ Xuyên), trong Kinh Châu thổ địa ký có nhắc tới Vũ Lăng (Thường Đức, Hồ Nam) đều là những nơi sản xuất trà. Các tài liệu lịch sử của nhà Đường đã đề cập rằng Giang Lăng, Hồ Bắc, Nam Chương, Bành Cảnh, Tứ Xuyên, An Cảnh, Cung Lai… đều là nơi giàu nguồn trà.

Trong Thần Nông bản thảo kinh có viết: “Thần Nông từng nếm thử bách thảo, từng trúng 72 loại độc, và lấy trà để giải độc”. Vì vậy, có thể nói tổ tiên của người Trung Hoa và lịch sử phát triển các triều đại đều có gắn liền với lịch sử lâu dài về việc sử dụng trà và trồng trà.

Theo DKN
Muốn đỡ khát uống nước, muốn tiêu sầu uống rượu, còn muốn tỉnh mộng mê thì uống tràMột bức tranh cổ về việc thưởng trà (ảnh minh họa: Kuaibao).
0 0 8,447 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa uống trà của người trẻ Việt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2557 08:32, 07/04/2023
0 0 5,696 0.0
Những tưởng trà sẽ bị phai nhòa theo thời gian, lu mờ bên cạnh những loại nước uống có ga, tiếng bật lon kêu tanh tách của cuộc sống hiện đại. Thế nhưng, giới trẻ ngày nay lại tìm về thú vui thưởng trà mộc mạc. Dù đơn sơ hay cầu kỳ, dù loại cực phẩm hay chỉ là thức uống bình dân, chén trà vẫn mang trong ...
BA NGỤM TRÀ ĐẦU TIÊN TRONG THƯỞNG TRÀ
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2551 08:53, 04/04/2023
0 0 5,372 0.0
Trà không phải chỉ để uống, mà còn để thưởng thức. Uống trà phải biết thưởng thức trà, nếu không sẽ là một sự lãng phí đối với trà. Muốn thưởng thức được vị ngon của trà thì phải uống đúng, uống từ từ chậm rãi. Trong chữ “thưởng” (品) có ba chữ “khẩu” (口), mang ý nghĩa khi thưởng thức ...
Trà ô long Tứ Quý – Phẩm trà thượng hạng
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2546 08:45, 01/04/2023
0 0 12,841 0.0
Mang mùi thơm ngọt ngào, phảng phất hương hoa dịu nhẹ, khi pha nước trà có màu nhàn nhạt vàng xanh, vị trà chát nhẹ mà không gắt, hậu ngọt kéo dài hòa quyện với hương hoa mộc lan xen lẫn hương mật ong ngọt ngào. Ô long Tứ Quý trở thành một trong những phẩm trà thượng hạng được nhiều người yêu thích.

Trà ô ...
Phân biệt quá trình oxy hóa trà và lên men trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2542 08:37, 29/03/2023
0 0 7,677 0.0
Quá trình lên men và oxy hóa đều là yếu tố quan trọng làm nên hương - sắc - vị của các phẩm trà. Đây cũng là một trong những yếu tố chính để phân biệt các loại trà. Oxy hóa và lên men đều là quá trình sinh hóa có sự tham gia của enzyme trong môi trường của hợp chất hữu cơ (lá trà). Tuy nhiên, hai quá trình này ...
Vì sao trà có hậu vị ngọt?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2536 11:01, 26/03/2023
0 0 7,608 0.0
Trà vốn có vị đắng tự nhiên nhưng sau khi uống lại cảm nhận được hậu vị ngọt ngào. Điều này nhờ vào một số chất đặc trưng có trong trà, những chất đó đã kết hợp và hòa tan với những thành phần có trong khoang miệng tạo nên cảm giác ngọt nhẹ mỗi khi uống trà. Đây cũng chính là sự đặc biệt của ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!