/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Cốc nước muối của vị thiền sư

1951 11:51, 05/07/2022
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN PHẬT GIÁO

( từ)

Cốc nước muối của vị thiền sư
Cốc nước muối của vị thiền sư – Câu chuyện đáng suy ngẫm
“Cốc nước muối của vị thiền sư” là một câu chuyện ngắn vô cùng ý nghĩa, đọc và suy ngẫm sẽ mang đến lợi ích rất lớn, giúp bạn tránh xa được khổ đau trong đời.

Có một vị thiền sư lớn tuổi sống cùng một người đồ đệ lúc nào cũng than thở về mọi thứ. Một buổi sáng nọ, vị thiền sư sai người đồ đệ của mình đi lấy muối. Khi cậu miễn cưỡng mang muối về, ông lại bảo rằng hãy đổ muối vào cốc nước và uống nó. Sau đó, hãy cho ông biết mùi vị của cốc nước muối ra sao.

Người đồ đệ làm theo và thốt lên: “Mặn chát!”

Vị thiền sư già chỉ cười rồi bảo cậu hãy mang một nắm muối đi theo ông. Đến một hồ nước lớn, ông nói: “Bây giờ con hãy ném nắm muối đó xuống hồ, rồi thử nếm nước trong hồ xem?”

Sau khi thấy đồ đệ làm theo, vị thiền sư lại hỏi mùi vị thế nào. Lần này, cậu đáp: “Thưa thầy, nước mát và ngọt lắm!”

Vị thiền sư hỏi: “Con có thấy mặn chút nào không?”

Đồ đệ trả lời: “Dạ không ạ!”

Sau đó, thiền sự tới ngồi bên cạnh người đồ đệ hay than vãn của mình, nắm chặt tay cậu và nói: “Con của ta ơi, sự đau khổ trong cuộc đời cũng giống như chỗ nước muối này, chỉ có một lượng nhất định, không nhiều mà cũng chẳng ít. Và sức chứa của lòng ta sẽ quyết định mức độ đau khổ. Vì thế, khi con cảm thấy đau khổ, hãy mở rộng tấm lòng cho đến khi nó to bằng hồ nước, chứ không phải để nó mãi nhỏ bé tựa như một cốc nước”.

Lời bình câu chuyện “Cốc nước muối của vị thiền sư”

Quả đúng như vậy, sự đau khổ của đời người cũng giống như số muối kia. Sở dĩ chúng ta luôn cảm thấy đau khổ và phiền não là do lòng dạ ta vẫn còn hẹp hòi. Nếu tấm lòng ta có thể rộng lớn như hồ nước, hết thảy mọi đau khổ rồi sẽ nhanh chóng trở nên phai nhạt. Như khi ta đổ số muối đó vào hồ, nước hồ vẫn giữ nguyên vị ngọt ban đầu, chẳng hề có chút thay đổi.

Sự đau khổ trên đời là hữu hạn, nhưng tấm lòng của ta lại có thể rộng lớn vô cùng. Với tấm lòng khoan dung độ lượng, ta có thể dễ dàng biến chuyện lớn thành chuyện nhỏ, biến chuyện nhỏ thành không. Và khi ấy ta sẽ thấy, lòng ta có thể bao dung cho vạn vật, kể cả những khổ đau không như ý.

Khoan dung chính là khoan nhượng và chấp nhận mọi thứ của người khác như giá trị quan, lời nói, cũng như các hành xử của họ. Bởi trên thế gian này, mỗi người mỗi vẻ, ai cũng có tính cách của riêng mình. Bất kể họ là ai, họ đều xứng đáng được đối xử một cách khoan dung.

Khoan dung là một đức tính, đồng thời nó cũng là biểu hiện của tấm lòng rộng lượng và một nhân cách vàng. Đó còn là mức độ tu dưỡng, là cảnh giới vô ngã, là sức mạnh đạo đức cao thượng. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ tấm lòng bình thản, rộng lượng, tự tin và trái tim nhân từ, độ lượng, bác ái. Người biết bao dung cho những gì đã qua mới có thể làm nên nghiệp lớn.

Có một câu nói như thế này: “Tấm lòng của bạn rộng đến đâu, thế giới trong mắt bạn sẽ rộng tới đó". Thay vì để lòng mình mãi nhỏ bé như một cốc nước muối, hãy để nó được mở rộng trở thành một hồ nước mênh mông chứa đựng được tất cả. Đó mới là tâm thái nên có của bậc trí giả ở đời!

Diệu Nguyễn
Team Uống Trà Thôi sưu tầm
0 1 2,672 10.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Làm gì có Phật trên đời?
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN PHẬT GIÁO
2187 13:20, 06/10/2022
0 0 8,062 10.0
Làm gì có Phật trên đời?
Câu cửa miệng của nhiều người nhưng ít ai hiểu được bản chất phía sau

Câu chuyện vu vơ giữa thợ cắt tóc và khách hàng

Người thợ cắt tóc và người khách hàng đang say sưa nói chuyện vui thì bỗng người thợ nhìn thấy một người ăn mày đi qua. Ông thở dài nói: "Làm gì có Phật trên ...
Làm người phải biết hối thì mới mong nhẹ nghiệp
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN PHẬT GIÁO
2172 09:50, 01/10/2022
0 0 2,756 0.0
Làm người phải biết hối thì mới mong nhẹ nghiệp
"Sám" trong tiếng Phạn là "samma", tiếng Hán dịch ra là "hối quả". Trong Kinh Pháp Bảo Đàn có nói: "Sám giả sám kỳ tiền khiên, Hối giả hối kỳ hậu quả". Tức là, Sám là ăn năn hối lỗi trước, còn Hối là chừa bỏ lỗi lầm về sau.

Nếu chỉ dùng một chữ “sám” ...
Câu chuyện thiền sư Thất Lý gặp đạo tặc
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN PHẬT GIÁO
2129 15:10, 17/09/2022
0 0 2,533 0.0
Câu chuyện thiền sư Thất Lý gặp đạo tặc
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Một hôm Thiền sư Thất Lý đang ngồi đả tọa, một tên tặc khấu cầm dao tiến đến từ phía sau nói: “Mang hết tiền trong tủ ra đây, nếu không ta sẽ lấy mạng ngươi”.

Thiền sư Thất Lý đáp: “Tiền trong ngăn kéo, trong tủ không có tiền, ...
CÂU CHUYỆN VỀ NANDA EM HỌ ĐỨC PHẬT QUÁ LUYẾN ÁI SẮC DỤC
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN PHẬT GIÁO
2011 06:19, 01/08/2022
0 0 3,814 0.0
CÂU CHUYỆN VỀ NANDA EM HỌ ĐỨC PHẬT QUÁ LUYẾN ÁI SẮC DỤC

Nanda, người anh em họ với Ðức Phật, rất luyến ái người vợ và không muốn từ bỏ thế gian. Mặc dù Ðức Phật, bằng phương tiện thiện xảo, đã thuyết phục ông hãy bước chân trên con đường Ðạo Pháp và trở thành một tăng sĩ, ông ta đã không tuân ...
Tránh chiếc áo từ bi
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN PHẬT GIÁO
2006 16:34, 29/07/2022
0 0 3,810 0.0
Chuyện xưα kể ɾằng, có một hiệρ khách bôn tẩu giαng hồ. Người này ɾất giỏi võ công, lại có tâm tɾừ giαn diệt bạo, bênh vực kẻ yếu thế. Ngày nọ hiệρ khách đi ngαng quα ngôi làng, gặρ lúc bọn cướρ đαng cướρ bóc củα dân lành liền ɾα tαy tɾừ bạo.

Với thαnh kiếm quý tɾên tαy, αnh tα chiến ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!