/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Khổng Tử chưa bao giờ được thưởng thức trà, lý do chưa ai cãi?

1958 09:02, 08/07/2022
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Khổng Tử chưa bao giờ được thưởng thức trà, lý do chưa ai cãi?Khổng Tử chưa từng thưởng thức trà
Nhiều tài liệu cho rằng, trà Trung Quốc lần đầu tiên được ghi chép trong triều đại nhà Chu, ban đầu người ta ca ngợi trà chỉ vì giá trị y học của nó. Ngay cả Khổng Tử (551 - 479 trước CN) cũng chưa từng thưởng thức trà.

Nhiều thời gian sau… Khổng Tử, trà mới thật sự trở thành thức uống ở Trung Quốc, rồi được nâng lên thành một loại hình nghệ thuật. Xuyên suốt hàng ngàn năm, nhiều học giả đã viết về nghệ thuật pha và uống trà, bao gồm cả những nghi thức về trà, gọi chung là trà đạo.

Ví dụ như nhà thơ Tử Uyên (子淵) thời Tây Hán; Tạ An (謝安) thời Đông Tấn; Lư Đồng (盧仝), Hạo Nhiên (皎然) và Lục Vũ (陸羽) trong triều đại nhà Đường; còn từ thế kỷ 10 đến 13 thì có Thái Tương (蔡襄) và Tô Thức (蘇軾); đến triều đại nhà Thanh thì càng có nhiều nhà nghiên cứu về trà, trong đó nổi bật là Trần Mộng Lôi (陈梦雷)…

Nhìn chung, thời Đường - Tống là kỷ nguyên vàng của văn hóa trà ở Trung Quốc. Nền văn minh Trung Quốc đã tạo ra trà Công phu, một nghi thức trà đạo vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay ở Nhật Bản. Trà trở thành thức uống giải trí phổ biến ở Trung Quốc rồi lan dần sang những quốc gia Đông Á khác. Từ thế kỷ 16, các linh mục và thương gia Bồ Đào Nha đã giới thiệu trà đến châu Âu rồi mở rộng hơn nữa trên thế giới.

Trà đạo Trung Quốc đã trải qua một số giai đoạn phát triển bao gồm việc chuyển đổi vật dụng uống trà chính là từ chén sang tách, bao gồm loại tách nhỏ không có quai. Hương thơm và vị ngọt của trà có thể được phát huy hết khi sử dụng một ấm trà nhỏ để hãm trà.

Trong các triều đại nhà Minh (1368-1644) và nhà Thanh (1644-1911), những chiếc ấm gốm sứ đất sét tím ở vùng Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô là nổi tiếng nhất. Bất kỳ tác phẩm nào do một người thợ gốm bậc thầy làm ra đều được săn đón khắp nơi và có giá trị bằng vàng. Bên cạnh việc tiếp tục sản xuất những chiếc ấm gốm sứ đất sét tím truyền thống, các nghệ nhân còn chế ra một số kiểu dáng ấm trà mới đầy sáng tạo, được công chúng tán thưởng nồng nhiệt.

Bên cạnh trà Công phu, nghi thức trà đạo ở Trung Quốc phát triển và định hình dần. Các bậc thầy về trà đã thể hiện kỹ năng, kỹ thuật pha trà thượng thừa của họ. Song những kỹ thuật này có thể thay đổi từ người này sang người khác. Điều quan trọng cần nhớ là mùi và vị của trà, đây là điều trọng tâm hàng đầu của bất kỳ buổi trà đạo nào ở Trung Quốc.

Uống Trà Thôi
Theo thanhnien.vn
Khổng Tử chưa bao giờ được thưởng thức trà, lý do chưa ai cãi?Khác với phương pháp pha trà của triều đại nhà Đường (618 - 907), trong triều đại nhà Tống, cách uống trà đã được thay đổi thành “trà xay” (đổ nước vào bột trà nhiều lần)
Khổng Tử chưa bao giờ được thưởng thức trà, lý do chưa ai cãi?Năm kiểu ấm tử sa (ấm trà đất sét tím Nghi Hưng), theo các phong cách từ trang trọng đến độc đáo
1 0 7,539 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Những tiêu chí để đánh giá trà ngon
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2880 08:54, 22/09/2023
3 0 5,157 9.0
Để có thể đánh giá một loại trà ngon hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả khẩu vị của người thưởng thức. Trong quyển sách “Phác họa Danh trà Việt Nam”, tác giả đã nêu lên 5 tiêu chí đánh giá trà ngon bao gồm: Hình – Sắc – Hương – Vị – Hóa.

Trên thế giới, có vô số loại trà ...
Vì sao trà quý đắt tiền thường có hương vị nhẹ
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2873 09:18, 19/09/2023
4 0 3,709 0.0
Một số người quen uống trà mạn có vị đậm đà và cho đó là trà tốt, còn trà hương vị nhẹ nhàng, cảm nhận ở hậu vị là vô giá trị. Tuy nhiên, đánh giá một loại trà ngon thực sự lại dựa vào sự "đầy đặn" và êm dịu cùng với dư vị ngọt ngào của nước trà, đó mới là giá trị thực sự.

Tại sao trà ...
Lễ tiết “rượu đầy trà vơi”: Văn hóa ứng xử tinh tế của người xưa
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2865 08:59, 15/09/2023
2 0 4,274 10.0
Từ xưa đến nay, trong văn hóa của người phương Đông, uống trà và mời trà là một nét đẹp truyền thống. Việc rót đồ uống mời khách tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại ẩn chứa nhiều quy tắc và ý nghĩa. Trong đó, nguyên tắc “rượu đầy trà vơi” là một nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ ngàn xưa.

- ...
Trà - Ngũ hành và dưỡng sinh, dưỡng tâm
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2859 08:34, 12/09/2023
1 0 3,504 0.0
Từ xa xưa, trà đã được coi là một thức uống tinh túy của thiên nhiên, mang nhiều công dụng đối với sức khỏe và tinh thần con người. Trong văn hóa Trung Hoa, trà còn được xem là một loại dược liệu quý, có thể sử dụng để dưỡng sinh, dưỡng tâm.

- Ngũ hành và trà

Theo học thuyết Ngũ hành, vạn vật trong vũ ...
Trà chiều – Thú vui mới trong cuộc sống
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2849 08:38, 08/09/2023
2 0 3,574 9.5
Văn hóa thưởng thức trà chiều này du nhập vào Việt Nam đã tạo nên một trào lưu mới trong giới trẻ. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về văn hóa uống trà chiều của người Việt nhé!

Trà chiều là một nghi thức ẩm thực truyền thống bắt nguồn từ Anh vào đầu những năm 1840. Đó là một bữa ăn nhỏ ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!