/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Bạch trà - trà hiếm hoi nhất trên thế giới có gì đặc biệt?

1982 09:49, 16/07/2022
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Bạch trà - trà hiếm hoi nhất trên thế giới có gì đặc biệt?Trà Silver Needles (trà Kim Bạc), là một loại trà trắng độc đáo và quý giá, được coi là loại trà tốt nhất và đắt nhất trong số các loại trà trắng
Tất cả các loại trà thật sự đều cùng loài Camellia sinensis. Tuy nhiên, do điều kiện trồng, phương pháp chế biến và địa điểm khác nhau đã khiến trà phát triển thành những loại khác nhau. Ngoài trà đen và trà xanh, còn 4 loại trà khác.

Loại hiếm hoi nhất là trà trắng (bạch trà), chủ yếu được sản xuất ở Trung Quốc nhiều nhất tại tỉnh Phúc Kiến. Ngoài ra còn một số loại trà trắng khác được sản xuất ở Đài Loan, Nepal và Sri Lanka.

Để chế biến loại trà này người ta chỉ sử dụng búp chưa mở và lá non có phủ lông tơ màu bạc, để cho héo rồi sấy khô, đóng gói. Trong một số trường hợp người ta thu hoạch những ngọn và búp đầu tiên của cây trà, trước khi chúng nở ra để tạo thành các lá màu trắng khác.

Trà trắng có hàm lượng chất chống oxy hóa rất cao, vị nhẹ hơn trà xanh. White Peony là loại trà trắng ướp mật ong nổi tiếng của tỉnh Phúc Kiến, song đáng kể nhất là Silver Needles (trà Kim Bạc), một loại trà trắng độc đáo và quý giá, được coi là loại trà tốt nhất và đắt nhất trong số các loại trà trắng.

Những loại trà Ô Long nổi tiếng và đắt tiền nhất

Ô Long là loại trà truyền thống bán oxy hóa của Trung Quốc, được sản xuất thông qua một quá trình bao gồm làm khô cây dưới mặt trời và quá trình oxy hóa trước khi uốn, xoắn. Trà Ô Long có nhiều loại, tùy thuộc giống và cách sản xuất.

Do có màu sẫm, dài và xoăn nên loại trà này được gọi là trà Ô Long (Rồng đen). Chúng có thể khác nhau về hương vị, có thể ngọt ngào với vị trái cây và hương thơm mật ong, hoặc mùi gỗ, hương liệu rang, hoặc màu xanh lá cây với hương thơm phức hợp. Đây là loại trà phổ biến ở miền nam Trung Quốc và trong giới Hoa kiều ở Đông Nam Á.

Những loại trà Ô Long nổi tiếng và đắt tiền nhất được sản xuất ở tỉnh Phúc Kiến, đó là Đại Hồng Bào (giá cao nhất), Thủy Kim Quy, Thiết La Hán và Bạch Kê Quan. Ở Việt Nam cũng có nhiều loại trà Ô Long (nguồn gốc Đài Loan), được trồng ở Bảo Lộc (Lâm Đồng) và những nơi khác. Những loại Ô Long này có hương vị nhẹ và dịu ngọt.

Trà Phổ Nhĩ (Pu-erh hay Pu'er) là loại trà truyền thống của Trung Quốc, đặc biệt là ở tỉnh Vân Nam, người dân địa phương gọi là 'Heicha' (黑茶: Hắc trà). Ban đầu trà Phổ Nhĩ được chế biến theo cách tương tự như trà xanh.

Người ta thu hoạch lá, hấp lá hoặc nung trên chảo, sau đó tạo hình và sấy khô. Sau khi lá khô, chúng sẽ lên men vi sinh. Loại trà này có rất nhiều vi khuẩn sống có lợi cho con người, rất hữu ích cho bệnh nhân bị hội chứng chuyển hóa, tuy nhiên chúng có hàm lượng caffeine khá cao, tương đương với trà đen (1/2 tách cà phê).

Có hai loại trà Phổ Nhĩ, tùy thuộc vào mức độ oxy hóa mà cho màu sắc khác nhau. Loại màu xanh xuất hiện từ nhiều thế kỷ trước, loại còn lại màu đen. Trà Phổ Nhĩ đen đã trở nên phổ biến trong vài thập kỷ gần đây.

Cuối cùng là trà tím, một loại tương đối mới, chỉ được bán trên thị trường vài năm gần đây. Người ta sản xuất loại này từ cây trà lá tím quý hiếm mọc hoang ở vùng Assam của Ấn Độ.

Ngày nay, các loại trà tím chủ yếu được sản xuất ở Kenya, châu Phi. Trà tím thường được sản xuất theo cách tương tự như trà Ô Long, lá được thu hoạch, làm héo và trải qua quá trình oxy hóa một phần trước khi tạo hình, sấy khô. Khi pha, loại trà này cho nước màu tím đỏ nhạt (do màu sắc độc đáo của lá). Chúng có hương vị thơm dịu, rất ít caffeine, chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất anthocyanin rất tốt cho sức khỏe con người. (Còn tiếp)

Uống Trà Thôi
Theo thanhnien.vn
Bạch trà - trà hiếm hoi nhất trên thế giới có gì đặc biệt?Đại Hồng Bào là loại trà Ô Long nổi tiếng và đắt tiền nhất của tỉnh Phúc Kiến
0 0 6,580 10.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Nghệ thuật ‘đấu trà’ kỳ thú có ở đâu?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1724 09:02, 06/04/2022
0 0 7,752 7.0
Có một trò chơi nghệ thuật gọi là “đấu trà” ( 鬥茶 ) hay “mính chiến”( 茗 战 ) rất kỳ thú ở Trung Quốc. Đây là một trong những trò tiêu khiển vào thời nhà Đường và trở nên cực thịnh trong triều đại nhà Tống.

“Đấu trà” là một nghệ thuật, do Phạm Trọng Yêm (989- 1052) ghi lại sớm nhất vào thời ...
Bí mật văn hóa trà đạo Nhật Bản
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1708 09:21, 02/04/2022
0 0 9,534 0.0
Với lịch sử hơn 400 năm tuổi, trà đạo Nhật Bản luôn mang nét đặc biệt cùng những giai thoại hiếm có. Văn hóa Trà đạo Nhật tuy nhẹ nhàng nhưng không kém phần tinh tế và tỉ mỉ từng chi tiết. Ngoài những nghi thức độc đáo về cách pha trà và thưởng trà, bộ trà và phòng trà cũng được bày trí thật cẩn thận.

Ở ...
Trà đạo: Nét văn hóa tinh thần của người Hàn Quốc
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1698 11:14, 31/03/2022
0 0 7,429 0.0
Trà đạo trong văn hóa Hàn Quốc mang phong cách rất tự nhiên, mộc mạc, đậm chất truyền thống Khổng đạo của xứ sở kim chi. Việc thưởng trà tại nơi đây không quá cầu kỳ và gò bó nhưng vẫn có những nguyên tắc, chủ yếu là tạo nên sự thư giãn, thoải mái. Tất cả hòa trộn tạo thành một nét riêng trong nghệ ...
Bảo tồn và nâng cao giá trị của cây chè Shan tuyết
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1678 09:24, 26/03/2022
0 0 8,627 0.0
Khi nhắc đến trà Shan tuyết, mỗi vùng trà là một vùng văn hóa gắn với dân tộc bản địa, phong vị núi rừng, tín ngưỡng, cả những cách thức thu hái, sao sấy trà được truyền qua nhiều thế hệ. Bên cạnh đó, giá trị của cây chè Shan tuyết còn nằm ở chất dinh dưỡng, quy trình chế biến và độ hiếm (đặc biệt ...
LOẠN TRÀ
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1662 17:17, 23/03/2022
0 0 7,013 0.0
LOẠN TRÀ
Nghệ nhân (chế biến trà, mở tiệm) - trà nhân (uống trà, chơi trà) - nhân công làm trà (sản xuất trà, lập xưởng) trong giới trà Việt hướng theo ba ngả (cả tích cực lẫn tiêu cực) khiến trà Việt hay, phong phú, nhưng cũng rối mù.
Ngoài những chiêu trò của “giặc trà” phương bắc, cũng phải nhìn lại nội ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!