/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Sứ bộ Phan Thanh Giản và chuyện đi Tây chuộc đất với 85 triệu đồng

2003 10:50, 29/07/2022
Team Uống Trà Thôi DANH TƯỚNG & NHÂN VẬT VN

( từ)

Sứ bộ Phan Thanh Giản và chuyện đi Tây chuộc đất với 85 triệu đồngTranh vẽ 3 vị lãnh đạo sứ bộ Đại Nam tại Paris, hàng ngồi từ trái qua: Phó sứ Phạm Phú Thứ, Chánh sứ Phan Thanh Giản và Bồi sứ Ngụy Khắc Đản Ông Mure de Pelaune, đại diện cho ông Tổng trưởng Bộ
Sứ bộ Phan Thanh Giản và chuyện đi Tây chuộc đất với 85 triệu đồng
Đầu tháng 6/1863, sứ bộ Đại Nam do Phan Thanh Giản dẫn đầu đến Sài Gòn. Ngày 4/7, họ lên tàu đi Tây chuộc đất.

Cơ sở để vua Tự Đức cử sứ bộ Phan Thanh Giản đi Pháp và Tây Ban Nha dựa vào nội dung điều 6 của Hiệp ước Nhâm Tuất, rằng: Khi nền hòa bình được thiết lập, nếu cần giải quyết một vụ việc quan trọng, nhà lãnh đạo của một trong 3 nước có thể cử đại diện của mình tới thủ đô của 2 nước còn lại.

Trong mắt của triều đình Huế lúc bấy giờ, Đề đốc Louis-Adolphe Bonard (Tổng tư lệnh quân viễn chinh Nam kỳ) đã vượt thẩm quyền của mình khi đưa ra yêu cầu nhượng đất (điều 3), nên họ vẫn còn nuôi chút hi vọng thay đổi tình hình, "hy vọng đạt được ở Paris điều bị từ chối ở Sài Gòn”.

Câu chuyện sứ bộ Phan Thanh Giản đi tây chuộc đất được Tạp chí Xưa và nay (Hội Khoa học lịch sử Việt Nam) chia sẻ như sau:

Sứ bộ Phan Thanh Giản gồm có 60 người xuống tàu “Européen” ngày mồng 4/7/1863. Nhưng khi đến Alexandrie, lại phải sang qua chiếc “Labrador”.

Hai tháng bảy ngày, Sứ bộ mới để chơn lên đất Pháp. Ngày 10/9/1863, Sứ bộ đến quân cảng Toulon.

Sử chép lại rằng: Thời bấy giờ, Hải quân Pháp chào mừng Sứ bộ Phan Thanh Giản bằng 17 phát thần công. Các chiến thuyền đậu tại hải cảng Toulon, đều có treo cờ Việt Nam.

Đại tá Aubaret, ở Bộ Ngoại giao, biết tiếng Việt Nam, đứng ra làm thông ngôn, khi nhà cầm quyền Pháp xuống tàu, tiếp rước Sứ bộ. Rồi chiều hôm ấy, Sứ bộ tới Marseille cũng do tàu “Labrador” đưa đến.

Bây giờ mới có cuộc tiếp rước chánh thức.

Sứ bộ tạm nghỉ ở Marseille một đêm, qua ngày sau, lên Paris.

Ở đây mới có cuộc tiếp rước long trọng do người đại diện của Hoàng đế Napoléon III là ông Feuillet de Conches, đến chào mừng Sứ bộ, rồi đưa luôn Sứ bộ về ở một biệt thự, đường Lord Byron.

Do nơi người đại diện của Pháp hoàng và lời thông ngôn của ông Aubaret, mà sứ thần Phan Thanh Giản được biết rằng: Hoàng đế Napoléon III còn ở Biarritz, tháng sau mới về Paris. Dầu sao, cụ Phan cũng phải ở lại đây, chờ Pháp hoàng về, đặng vào triều kiến.

Nhưng trước khi vào triều kiến, ít bữa cũng phải mở cuộc đàm phán với Bộ Ngoại giao, nên độ một tuần sau, sứ thần Phan Thanh Giản được ông Achille Fould, Tổng trưởng Bộ Ngoại giao, tiếp rước.

Cuộc đàm phán này kể cũng long trọng lắm. Cụ Phan mặc triều phục đi với bộ tham mưu đến dinh Tổng trưởng.

Trước hết cụ Phan bày tỏ sự vui mừng khi đến đất Pháp.

Sau nữa, cụ nói về sự chuộc ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường.

Không biết sau cuộc đàm phán này, có thông cáo chánh thức thế nào, mà hôm sau, báo giới ở Paris đăng tin:

“Vua Tự Đức bằng lòng mua lại ba tỉnh miền Đông Nam kỳ với một số bạc 85 triệu và bằng lòng nhượng luôn thành Sài Gòn cho Pháp”.

Tờ báo Bỉ là “Indépendance Belge” lại cho hay rằng: Sứ thần Phan Thanh Giản đã hội kiến với ông Achille Fould và đã ưng thuận như thế rồi, bây giờ chỉ còn chờ Hoàng đế Napoléon III hồi loan, sẽ quyết định.

Đó là dư luận ở Pháp.

Còn sự thật ra sao?

Sử Việt Nam nói rõ: Sứ thần Phan Thanh Giản rất cẩn thận từ hành vi tới ngôn ngữ, khi đàm phán tại Bộ Ngoại giao. Cụ chẳng hề có thốt ra một lời gì về sự chuộc ba tỉnh miền Đông với giá 85 triệu, huống chi việc giao thành Sài Gòn cho Pháp?

Do theo sự hiểu biết của nhiều người ở Huế, như cụ Huỳnh Thúc Kháng, thì sở dĩ có sự tuyên truyền như vậy để gây dư luận trước khi Pháp hoàng hồi loan, là bởi tại người thông ngôn tiếng Pháp ra tiếng Việt và tiếng Việt ra tiếng Pháp, một là không diễn đạt nổi những lời nói rất cẩn thận của cụ Phan; hai là vô tình trong khi tuyên bố với các nhà viết báo ngoại quốc ở Paris, đang tò mò muốn biết trước mục đích cuộc công cán của Sứ bộ Việt Nam.

Về điều thứ nhất, “viên thông ngôn không diễn đạt hết ý tứ của cụ Phan” không phải là không có lý.

Bởi vì, sau này chính viên thông ngôn ấy lầm một lỗi rất lớn, khi diễn đạt không hết tư tưởng của Hoàng đế Napoléon III làm cho cuộc đi sứ này thất bại.

(Theo Tạp chí Xưa và nay)
Team Uống Trà Thôi sưu tầm
0 0 86,838 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Vế đối để đời và cái chết tức tưởi của danh sĩ Ngô Thì Nhậm
Team Uống Trà Thôi DANH TƯỚNG & NHÂN VẬT VN
3585 18:00, 25/11/2024
1 0 13,409 0.0
Ngô Thì Nhậm còn gọi là Ngô Thời Nhiệm (1746- 1803), là một danh sỹ, nhà văn thời hậu Lê và Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp Tây Sơn đánh lui quân Thanh.Ngô Thì Nhậm xuất thân trong một gia đình danh gia vọng tộc ở Bắc Hà, là con của Ngô Thì Sĩ, người làng Tả Thanh Oai, ngày nay thuộc huyện Thanh Trì, TP ...
Thám hoa Giang Văn Minh
Team Uống Trà Thôi DANH TƯỚNG & NHÂN VẬT VN
2856 08:10, 11/09/2023
0 0 731 0.0
Giang Văn Minh tự là Quốc Hoa, hiệu Văn Chung, sinh năm 1573 tại làng Kẻ Mía, xã Mông Phụ, tổng Cam Giá (nay là xã Đường Lâm, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Ông được mệnh danh là vị sứ thần “Bất nhục quân mệnh” (Không để nhục mệnh vua) vì đã dám đối đáp thẳng thắn trước triều đình nhà Minh.Theo sử sách còn ...
Danh Thần Lý Trần Quán
Team Uống Trà Thôi DANH TƯỚNG & NHÂN VẬT VN
2855 08:07, 11/09/2023
0 0 631 0.0
Lịch sử Việt Nam cũng như thế giới không có mấy nhân vật thể hiện sự trung nghĩa kỳ lạ như tiến sĩ Lý Trần Quán cuối triều Lê – Trịnh: Khi không cứu được chúa, đã đào mồ tự chôn sống mình.Tranh vẽ Lý Trần Quán nhờ người chôn sống Tấm gương trung nghĩaCâu chuyện xảy ra tháng 6 (âm lịch) năm 1786. ...
Lý Thánh Tông, vị vua nhân từ bậc nhất nước Việt: ‘Trẫm yêu dân như con’
Team Uống Trà Thôi DANH TƯỚNG & NHÂN VẬT VN
2709 14:07, 20/06/2023
0 0 1,432 0.0
Triều Lý trải qua 9 đời vua với tổng cộng 216 năm. Trong thời nhà Lý, nước Nam ta có nhiều thành tựu về cả văn hóa, giáo dục, tín ngưỡng, binh bị, lãnh thổ cũng được mở rộng… Phải chăng một phần vì nhà Lý thực lòng tín Phật và có những ông vua hết sức nhân từ như vua Lý Thánh Tông?Đổi tên nước thành ...
Chỉ có thể nói dối khi đã đánh mất lương tâm
Team Uống Trà Thôi DANH TƯỚNG & NHÂN VẬT VN
2669 15:40, 05/06/2023
0 0 682 0.0
Một ngày tháng 6 năm 1831, tại khu chợ đấu giá nô lệ ở thành phố New Orleans, miền Nam nước Mỹ , những hàng nô lệ da đen bị xiềng xích và trói vào nhau bằng những sợi dây thừng dày. Các chủ nô đến sờ tay, vỗ đùi, dùng roi da đánh những người nô lệ da đen xem cơ bắp có phát triển không, có sức lao động không. ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!