/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Sứ bộ Phan Thanh Giản và chuyện đi Tây chuộc đất với 85 triệu đồng

2003 10:50, 29/07/2022
Team Uống Trà Thôi DANH TƯỚNG & NHÂN VẬT VN

( từ)

Sứ bộ Phan Thanh Giản và chuyện đi Tây chuộc đất với 85 triệu đồngTranh vẽ 3 vị lãnh đạo sứ bộ Đại Nam tại Paris, hàng ngồi từ trái qua: Phó sứ Phạm Phú Thứ, Chánh sứ Phan Thanh Giản và Bồi sứ Ngụy Khắc Đản Ông Mure de Pelaune, đại diện cho ông Tổng trưởng Bộ
Sứ bộ Phan Thanh Giản và chuyện đi Tây chuộc đất với 85 triệu đồng
Đầu tháng 6/1863, sứ bộ Đại Nam do Phan Thanh Giản dẫn đầu đến Sài Gòn. Ngày 4/7, họ lên tàu đi Tây chuộc đất.

Cơ sở để vua Tự Đức cử sứ bộ Phan Thanh Giản đi Pháp và Tây Ban Nha dựa vào nội dung điều 6 của Hiệp ước Nhâm Tuất, rằng: Khi nền hòa bình được thiết lập, nếu cần giải quyết một vụ việc quan trọng, nhà lãnh đạo của một trong 3 nước có thể cử đại diện của mình tới thủ đô của 2 nước còn lại.

Trong mắt của triều đình Huế lúc bấy giờ, Đề đốc Louis-Adolphe Bonard (Tổng tư lệnh quân viễn chinh Nam kỳ) đã vượt thẩm quyền của mình khi đưa ra yêu cầu nhượng đất (điều 3), nên họ vẫn còn nuôi chút hi vọng thay đổi tình hình, "hy vọng đạt được ở Paris điều bị từ chối ở Sài Gòn”.

Câu chuyện sứ bộ Phan Thanh Giản đi tây chuộc đất được Tạp chí Xưa và nay (Hội Khoa học lịch sử Việt Nam) chia sẻ như sau:

Sứ bộ Phan Thanh Giản gồm có 60 người xuống tàu “Européen” ngày mồng 4/7/1863. Nhưng khi đến Alexandrie, lại phải sang qua chiếc “Labrador”.

Hai tháng bảy ngày, Sứ bộ mới để chơn lên đất Pháp. Ngày 10/9/1863, Sứ bộ đến quân cảng Toulon.

Sử chép lại rằng: Thời bấy giờ, Hải quân Pháp chào mừng Sứ bộ Phan Thanh Giản bằng 17 phát thần công. Các chiến thuyền đậu tại hải cảng Toulon, đều có treo cờ Việt Nam.

Đại tá Aubaret, ở Bộ Ngoại giao, biết tiếng Việt Nam, đứng ra làm thông ngôn, khi nhà cầm quyền Pháp xuống tàu, tiếp rước Sứ bộ. Rồi chiều hôm ấy, Sứ bộ tới Marseille cũng do tàu “Labrador” đưa đến.

Bây giờ mới có cuộc tiếp rước chánh thức.

Sứ bộ tạm nghỉ ở Marseille một đêm, qua ngày sau, lên Paris.

Ở đây mới có cuộc tiếp rước long trọng do người đại diện của Hoàng đế Napoléon III là ông Feuillet de Conches, đến chào mừng Sứ bộ, rồi đưa luôn Sứ bộ về ở một biệt thự, đường Lord Byron.

Do nơi người đại diện của Pháp hoàng và lời thông ngôn của ông Aubaret, mà sứ thần Phan Thanh Giản được biết rằng: Hoàng đế Napoléon III còn ở Biarritz, tháng sau mới về Paris. Dầu sao, cụ Phan cũng phải ở lại đây, chờ Pháp hoàng về, đặng vào triều kiến.

Nhưng trước khi vào triều kiến, ít bữa cũng phải mở cuộc đàm phán với Bộ Ngoại giao, nên độ một tuần sau, sứ thần Phan Thanh Giản được ông Achille Fould, Tổng trưởng Bộ Ngoại giao, tiếp rước.

Cuộc đàm phán này kể cũng long trọng lắm. Cụ Phan mặc triều phục đi với bộ tham mưu đến dinh Tổng trưởng.

Trước hết cụ Phan bày tỏ sự vui mừng khi đến đất Pháp.

Sau nữa, cụ nói về sự chuộc ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường.

Không biết sau cuộc đàm phán này, có thông cáo chánh thức thế nào, mà hôm sau, báo giới ở Paris đăng tin:

“Vua Tự Đức bằng lòng mua lại ba tỉnh miền Đông Nam kỳ với một số bạc 85 triệu và bằng lòng nhượng luôn thành Sài Gòn cho Pháp”.

Tờ báo Bỉ là “Indépendance Belge” lại cho hay rằng: Sứ thần Phan Thanh Giản đã hội kiến với ông Achille Fould và đã ưng thuận như thế rồi, bây giờ chỉ còn chờ Hoàng đế Napoléon III hồi loan, sẽ quyết định.

Đó là dư luận ở Pháp.

Còn sự thật ra sao?

Sử Việt Nam nói rõ: Sứ thần Phan Thanh Giản rất cẩn thận từ hành vi tới ngôn ngữ, khi đàm phán tại Bộ Ngoại giao. Cụ chẳng hề có thốt ra một lời gì về sự chuộc ba tỉnh miền Đông với giá 85 triệu, huống chi việc giao thành Sài Gòn cho Pháp?

Do theo sự hiểu biết của nhiều người ở Huế, như cụ Huỳnh Thúc Kháng, thì sở dĩ có sự tuyên truyền như vậy để gây dư luận trước khi Pháp hoàng hồi loan, là bởi tại người thông ngôn tiếng Pháp ra tiếng Việt và tiếng Việt ra tiếng Pháp, một là không diễn đạt nổi những lời nói rất cẩn thận của cụ Phan; hai là vô tình trong khi tuyên bố với các nhà viết báo ngoại quốc ở Paris, đang tò mò muốn biết trước mục đích cuộc công cán của Sứ bộ Việt Nam.

Về điều thứ nhất, “viên thông ngôn không diễn đạt hết ý tứ của cụ Phan” không phải là không có lý.

Bởi vì, sau này chính viên thông ngôn ấy lầm một lỗi rất lớn, khi diễn đạt không hết tư tưởng của Hoàng đế Napoléon III làm cho cuộc đi sứ này thất bại.

(Theo Tạp chí Xưa và nay)
Team Uống Trà Thôi sưu tầm
0 0 86,836 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

PHẠM NGŨ LÃO
Team Uống Trà Thôi DANH TƯỚNG & NHÂN VẬT VN
62 13:18, 26/05/2021
0 0 3,789 0.0
"Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.

Nam nhi vị liễu công danh trái,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu".


"Múa giáo non sông trải mấy thu

Ba quân khí thế át sao Ngưu.

Công danh nam tử còn vương nợ,

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu."

(Tỏ lòng - Trần Trọng Kim dịch)



Đại Việt sử ký ...
DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI NGUYỄN TRÃI
Team Uống Trà Thôi DANH TƯỚNG & NHÂN VẬT VN
54 11:24, 26/05/2021
0 0 2,337 0.0
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP ANH HÙNG DÂN TỘC – DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI NGUYỄN TRÃI


Nguyễn Trãi (1380–19/9/1442), quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương). Ông là con trai của Nguyễn Phi Khanh và bà Trần Thị Thái, là cháu ngoại của Trần Nguyên Đán.

Thi đỗ Thái học ...
QUANG TRUNG - NGUYỄN HUỆ
Team Uống Trà Thôi DANH TƯỚNG & NHÂN VẬT VN
39 13:56, 25/05/2021
0 0 3,608 0.0
Quang Trung - Nguyễn Huệ và lời hịch vang vọng núi sông
QĐND - Mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789, bằng một cuộc công phá chiến lược, chỉ trong 5 ngày đầu xuân, đạo quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của người anh hùng áo vải Quang Trung-Nguyễn Huệ đã quét sạch 29 vạn quân Thanh đang say sưa "ngủ trọ" tại Bắc Hà ra khỏi bờ ...
ANH HÙNG DÂN TỘC - HƯNG ĐẠO VƯƠNG
Team Uống Trà Thôi DANH TƯỚNG & NHÂN VẬT VN
38 13:49, 25/05/2021
0 0 2,584 0.0
Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) là anh hùng dân tộc, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Làm tướng, ông biết dẹp bỏ "thù nhà" dốc lòng báo đền "nợ nước" góp công lớn ba lần đánh bại quân Nguyên. Ông còn là tác giả của hai bộ binh thư và đặc biệt bài "Hịch tướng sĩ" nổi tiếng còn lưu truyền đến ...
‘Lễ nghĩa là để sửa tốt lòng dân’
Team Uống Trà Thôi DANH TƯỚNG & NHÂN VẬT VN
37 13:40, 25/05/2021
0 0 2,844 0.0
“Dùng mệnh lệnh, pháp luật để dẫn dắt chỉ đạo dân, dùng hình phạt để quản lý dân, làm như vậy tuy có giảm được phạm pháp, nhưng người phạm pháp không biết xấu hổ, sỉ nhục. Dùng đạo đức để hướng dẫn chỉ đạo dân, dùng lễ nghĩa để giáo hóa dân, làm như vậy chẳng những dân hiểu được thế ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!