/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Cuối đường hạnh phúc

2007 16:41, 29/07/2022
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN NGẮN

( từ)

Cuối đường hạnh phúc
Cuối đường hạnh phúc
Truyện ngắn Ngô Nguyên

Chị dắt chiếc xe đạp đi một quãng đường cũng khá xa. Qua hai ngã tư có tới ba chỗ sửa xe nhưng chị không dừng lại. Mồ hôi lấm tấm trên trán, hai gò má chị đỏ lừng, lưng áo bà ba ướt loang lổ. Cuối cùng, chị đã tới dưới bóng cây bàng, nơi có người thương binh cụt cả hai chân thường sửa xe cho chị. Anh đỡ chiếc xe từ tay chị, lật nó nằm xuống nhẹ nhàng bằng đôi tay rắn chắc của mình. "Lại lủng ruột nữa chứ gì? Cái ruột này chắc phải thay quá! Vá sáu lần rồi còn gì!". Chị ngập ngừng: "Anh coi còn xài đỡ được hôn? Tôi… chưa lãnh lương". Bằng những thao tác nhanh nhẹn, anh lấy cái ruột xe ra khỏi vỏ rồi bơm hơi vào đó. Anh đặt nó vào thau nước để tìm chỗ lủng: "Đây rồi, lủng hai chỗ! Chắc chị cán nhầm đinh chữ V rồi, nên mới lủng tới hai chỗ". Nhìn cái ruột đầy những chỗ vá, anh lắc đầu: "Nó bệnh còn nặng hơn tôi nữa. Thôi, cho nó nghĩ an dưỡng đi! Tôi thay cái khác cho chị". Chị nhìn anh, vẻ ngại ngùng: "Nhưng hôm nay, tôi… tôi không còn tiền…". "Không sao, tôi còn mấy cái ruột mua sẵn, để tôi thay cho. Nếu không thay, chị chạy không an toàn đâu. Vỏ cũng mòn hết rồi, hay là để tôi thay luôn cho chị. Chị đi đường xa, nguy hiểm lắm!". Anh vừa nói là làm. Chị ngồi xuống cái ghế con, quệt mồ hôi, lòng đầy lo lắng.

Đã hơn mười một giờ rồi. Bà má chồng chắc đã đói mà không tự lo cho mình được một bữa ăn. Từ khi có tin báo thằng con mất tích ở chiến trường Campuchia thì bà đâm ra lẩn thẩn. Lúc đầu, thỉnh thoảng, bà lại lên cơn kêu khóc, hoảng loạn. Bây giờ đã nhiều năm, bệnh tình cũng ổn. Tuy không còn lên cơn nhưng bà lại không nhớ được gì ngoài đứa con dâu là chị. Chỉ khi có mặt chị, bà mới yên tâm. Chị chăm lo cho bà như chăm lo cho một đứa bé. Đói, bà kêu chị. Lạnh, bà kêu chị. Những lúc chị đi làm, bà ngồi lẩm bẩm: "Con đi chợ về mau, má sợ lắm… Con về cho má ăn cơm đi!". Ngày chị dọn nhà về khu ổ chuột này, nhìn cách chị cư xử, ai cũng tưởng bà là má ruột chị. Sau này, biết chuyện, mọi người đều tấm tắc khen "Làm sao lại có được một cô dâu Thoại Khanh như vậy chứ! Bà già có phước thiệt! Gặp đứa khác, chắc nó quăng bà vô nhà dưỡng lão rồi lấy chồng cho sướng thân". Tiếng là vợ chồng, sự thật thì đâu phải vậy. Lúc hai người sắp cưới, thì má chị đột ngột qua đời. Chôn cất vừa xong thì anh lên đường. Chị đau khổ vì mất mẹ nên cũng không nghĩ ngợi gì đến chuyện riêng tư. Cứ nghĩ rồi anh cũng về. Chị đem nỗi nhớ mẹ vun đắp cho bà mẹ chồng hiền từ như củ sắn, củ khoai. Chị dọn về ở chung để chăm sóc bà. Chị dành cho bà tình thương của đứa con gái dành cho mẹ.

Rồi một buổi chiều mưa chị được tin anh hy sinh. Người xã đội trưởng đội mưa tới nhà báo tin. Bà nhìn anh hồi lâu rồi lặng lẽ bỏ ra ngoài. Bà đi lang thang trên con đường mòn cặp mé sông. Chị đi theo, cứ sợ bà nghĩ quẩn rồi nhảy xuống. Nhưng bà cứ đi như vậy cho đến khi tạnh mưa. Chị dỗ dành bà cũng là dỗ dành mình: "Về thôi má! Biết đâu tin này chưa chính xác. Biết đâu mai mốt có tin ảnh vẫn bình an. Ảnh sẽ trở về mà má!". Chị giữ gìn hai tiếng "biết đâu" cho mình như sợi chỉ mong manh treo bên dưới một quả chuông đồng. Chị chỉ là một người con gái yếu đuối. Vậy mà chị phải cố gồng người lên, gánh vác cái trọng trách an ủi mẹ chồng, làm cho bà tin là anh vẫn còn đó. Một năm, rồi hai năm… Bây giờ đã mười hai năm rồi, chị không còn trẻ nữa… Bà mẹ chồng như đã trở thành một đứa trẻ. Chị đau lòng khi ngắm nhìn bà.

Bẵng đi một thời gian, chỗ ở của hai mẹ con chị bị giải tỏa. Chị dắt dìu bà ra thị xã mua được cái nhà nhỏ trong một xóm lao động, chị xin vào làm công nhân cho một xí nghiệp chế biến thủy sản…

***

Đã ba ngày nay chị đến chỗ làm với tâm trạng lo lắng không yên. Mấy lần thao tác sai khiến người tổ trưởng tốt bụng cũng quan tâm: "Bộ má chồng lại bệnh sao? Tôi thấy cô như mất hồn mấy bữa nay rồi!". Chị cười giả lả: "Dạ, đâu có!". Chị cũng thấy lạ lùng cho mình. Sao mình lại như vậy kia chứ! Mấy hôm nay, chỉ khi đạp xe ngang qua, nhìn cái chỗ sửa xe quen thuộc đó trống huơ, chị lại cảm thấy như thiếu vắng một cái gì. Chị nghĩ nhiều về anh, người thương binh cụt hai chân mà mối cảm tình, sự quan tâm tới chị luôn nhiều hơn mối quan hệ giữa người khách và anh thợ sửa xe.

…Có một ngày mưa, chị đạp xe tới chỗ anh chạy vào đụt mưa. Anh kéo ghế cho chị ngồi. Chị nói chuyện của mình. Anh thở dài… Anh nhớ tới mẹ, người mẹ đã mất từ khi anh mới được mười một tuổi. Anh thèm tình mẹ. Anh nhớ da diết cái nhà nhỏ bên sông, nơi mỗi mùa nước nổi, anh lại theo mẹ bơi dọc bờ sông hái bông điên điển. Rồi những bữa cơm nghèo nhưng chan chứa tình yêu thương của mẹ. Những ngày bom đạn ác liệt, mẹ vẫn không quên nắm cơm gói trong lá chuối đem xuống hầm cho anh đỡ đói. Mẹ mất trong một chiều tiếp gạo vào cứ cho ba và đồng đội. Chiếc xuồng nhỏ đã chở nhiều hơn sức chứa của nó. Mẹ vật vã đương đầu với sóng gió. Mẹ nghĩ tới đứa con đang chờ đợi ở nhà. Mẹ nghĩ tới người chồng và các đồng chí đang thiếu thuốc men, lương thực. Mẹ cố chèo…Và…

…Hôm sau, người ta thấy xác mẹ nổi lên trên bến nước gần nhà. Anh ngồi khóc lặng lẽ. Mấy ngày sau, ba đưa anh vào cứ để dễ bề coi sóc. Mười bốn tuổi, anh đã làm liên lạc. Trận đánh sau cùng ngày 29 tháng 4, ba đã hy sinh, còn anh đã cống hiến một phần thân thể cho ngày độc lập.

…Chị tìm đến thăm vì biết anh vừa xuất viện. Căn nhà tình nghĩa của phường cấp cho mấy năm trước tuy nhỏ nhắn nhưng rất ngăn nắp, sạch sẽ. Anh thảng thốt nhìn chị:

- Sao… Sao chị biết nhà tôi?

- Tôi hỏi thăm, nghe người ta nói anh bệnh. Sẵn vừa lãnh lương, tôi tới trả tiền công anh thay vỏ ruột xe cho tôi hôm trước.

Giọng chị run run. Trả tiền chỉ là cái cớ. Chị quyết tâm tìm thăm anh.

Chị nhìn anh. Một nỗi thương cảm dâng lên làm mắt chị cay cay. Anh lúng túng:

- Chị ghé thăm, tôi cám ơn nhiều lắm! Nhưng bây giờ đã gần mười hai giờ rồi, chị còn làm ca chiều nữa mà!

- Tôi được nghỉ hai ngày, nhà máy hết tôm rồi. Anh có cần tôi giúp gì không? …Rồi chuyện ăn uống của anh?

Anh cười, nhìn chị với ánh mắt đầy vẻ biết ơn:

- Tôi có mấy người lối xóm tốt bụng. Khi bệnh hoạn vầy, tôi nhờ họ mua thức ăn.

Cả hai chợt im lặng. Không ai dám nhìn người đối diện. Anh định nói gì rồi lại thôi. Môi chị run run… Chị cố kềm xúc động.

- Thôi! Tôi để tiền đây. Anh ráng mau hết bệnh. Chừng nào mổ, anh nhắn với bà Tư cho tôi hay coi tôi có giúp được gì hôn.

Chị nói rồi, vơ lấy cái nón bước nhanh. Mặt chị nóng bừng. Không biết cái nóng vì nắng trưa hay vì câu nói xuất phát từ đáy lòng của chị.

***

Hai mẹ con đang ăn cơm chiều. Bỗng chị thảng thốt nhìn ra, chiếc xe lăn vừa dừng lại ở cửa. Chị chưa kịp phản ứng gì, người mẹ bỗng chạy ra: "Thằng Hai về rồi con, nó về rồi nè!". Bà ôm chầm lấy Tân thổn thức: "Trời ơi! Con đi đâu lâu quá vậy! Sao bây giờ mới về! Má nhớ con lắm, Hai ơi!". Chị trấn tỉnh bà: "Má ơi! Không phải anh Hai đâu, đây là anh Tân, thợ sửa xe ở ngã tư đằng kia kìa!". Bà buông tay ra rồi chầm chầm nhìn anh: "Sao lại không phải, thằng Hai mà!... Con bị thương hả? Sao, con bị cụt hết hai chân rồi hả? Tội nghiệp con tôi quá!". Anh ngơ ngẩn, nhưng vẫn kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra. Anh nhìn bà rồi nhìn chị: "Bác tưởng tôi là anh Hai, nếu bác vui mừng như vậy thì cứ để bác vui, có sao đâu!". Chị im lặng nhìn anh. Bà mẹ vẫn đăm đắm nhìn anh, rồi nức nở: "Con tưởng má quên hả? Con đi bộ đội mấy năm rồi mà. Con bị thương hai chân rồi. Tội nghiệp con tôi quá!". Anh nghe một nỗi thương cảm dâng trào. Tại sao không để bà vui! Bà chờ con. Anh thiếu mẹ. Anh khẽ khàng: "Con về rồi, má vui hôn má?". Bà bật khóc: "Vui… vui lắm con! Con ngồi ăn cơm đi, có đậu rồng mà con thích ăn nữa nè!". Chị nháy mắt: "Anh ăn cơm luôn nghe!…". Anh đành phải đóng trọn vai diễn bất đắc dĩ của mình…

Vừa tan ca, chị tất cả ghé vào bệnh viện. Anh đã mổ được hai ngày nay. Mảnh đạn cuối cùng đã được lấy ra. Từ đây, anh sẽ không phải chịu những cơn đau khi trái gió trở trời nữa. Bà mẹ quấn quýt bên anh vì bà cứ tin đó là con trai mình. Má chồng chị đã vui rồi. Bà chăm chút cho anh mấy ngày nay. Coi bộ bà đã nhớ ra mọi điều, kể từ ngày bà nghĩ rằng anh là con trai bà, vào đúng cái ngày anh đến nhà cho chị hay anh sắp mổ! Anh đóng vai đứa con để cứu vớt trái tim người mẹ. Không ngờ diễn biến của công chuyện lại suôn sẻ tới vậy. Bà đã thay đổi tới không thể tốt hơn nữa. Bà chăm chút anh và luôn miệng: "Hai à! Con ráng mau hết bệnh đi. Con về cho vợ con đỡ cực. Nó hiếu thảo với má lắm. Tội nghiệp nó. Nó tốt lắm con!…".

Buổi chiều, hai mẹ con ngồi ở băng đá trong sân bệnh viện. Anh đang được khám lại. Bà nói trống không: "Mai mốt nó hết bệnh rồi, nó về nhà, má vui lắm! Con mua cái giường nhỏ cho má. Giường lớn bây giờ của vợ chồng tụi con". Chị chết lặng. Bà mẹ chồng vẫn cứ tin là mình đã tìm lại được đứa con.

***

Họ sống bên nhau rất hạnh phúc. Anh vẫn bày biện đồ sửa xe dưới tán cây bàng. Chị vẫn hai buổi đến nhà máy. Bà mẹ tươm tất công việc nhà. Họ đã dọn về căn nhà tình nghĩa của anh. Cho dù mẹ bà không nhầm lẫn chuyện đứa con, sớm muộn gì họ cũng bên nhau. Vì chỉ có chị mới giúp anh nhận ra mình cần một mái ấm gia đình hơn bao giờ hết. Chỉ có anh mới làm nóng lại trái tim băng giá của chị. Căn nhà tràn ngập niềm vui. Vào mỗi chiều, bà mẹ thường nằm trên chiếc võng giăng ở hàng ba và lẩm bẩm một mình: "Má biết con đâu còn nữa, nhưng vợ con cũng cần phải có người bầu bạn chứ, nó đâu thể sống thui thủi một mình… Được một đứa con dâu như vậy là phước của má. Nó đáng được hưởng mọi điều tốt đẹp con à!".
Trong mắt bà bây giờ, hai giọt nướt mắt của nỗi nhớ thương & niềm hạnh phút đang dàn dụa chảy.

Team Uống Trà Thôi sưu tầm
0 0 5,924 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Càn Long ở phòng thi ra một vế đối, thí sinh quay đầu bỏ đi liền được phong làm trạng nguyên
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3344 08:00, 20/06/2024
2 0 3,958 10.0
Hoàng đế Càn Long của nhà Thanh là một vị hoàng đế rất thích văn hóa câu đối, thậm chí đã có lần Hoàng đế Càn Long dùng câu đối để quyết định ngôi vị trạng nguyên. Một tác phẩm câu đối tuy chỉ có hai câu tưởng chừng như rất đơn giản, thực ra kiến ​​thức trong đó lại rất sâu sắc.Tương truyền ...
Tình nghĩa Vợ, Chồng khi kẻ mất, người còn đời sống sẽ ra sao ?
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN NGẮN
3339 08:00, 15/06/2024
2 0 1,293 0.0
 Có thời ông Tư thường hay đùa, trêu chọc bạn bè rằng: “Đời người đàn ông có hai lần sung sướng: Lần cưới vợ, và lần vợ chết. “Bây giờ vợ chết, ông mới ý thức được cái câu đùa nghịch đó vô cùng bậy bạ và bất nhân, không nên nói. Có lẽ anh chàng nào nghĩ ra câu nầy là kẻ độc thân, chưa ...
KẺ ĂN MÀY ĐẾN TÂY THIÊN CẦU PHẬT VÀ BÀI HỌC LÀM NGƯỜI SÂU SẮC
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3282 19:00, 02/05/2024
3 0 4,219 9.0
 Một câu chuyện lưu truyền rộng rãi trong dân gian, được cải biên từ chuyện “Phạm Đan hỏi Phật”, mang đến những bài học nhân sinh vô cùng sâu sắc. Yêu thương người sẽ được người yêu thương, kính trọng người sẽ được người kính trọng. (Ảnh: IFuun)Trong mệnh chỉ có tám phân lúa gạoTrước đây ...
MỘT CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3186 14:24, 16/02/2024
0 0 4,901 0.0
MỘT CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG(Có nhiều người đã không cần biết tới và bỏ quên họ)Để câu chuyện thêm rõ ràng, tưởng cũng cần nói thêm là mấy lúc sau này, trong mục đích cạnh tranh giảm tiền vé tối đa, các hãng hàng không không còn serve thức ăn trên tàu bay cho hành khách economy class (trừ business class hay first class ...
Chiếc Ví
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3165 14:38, 01/02/2024
1 0 5,115 0.0
CHIẾC VÍ Ngẫm hay muôn sự tại trờiTrời kia đã bắt làm người có thânBắt phong trần phải phong trầnCho thanh cao mới được phần thanh cao(Truyện Kiều - Nguyễn Du) Lâu lắm rôi mới đọc được một câu chuyện tình thật cảm động của nước ngoài. Nó đơn giản lắm, thật nhẹ nhàn ít thấy ở trời Tây nhưng ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!