/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Người xưa nói: “Xem trong bếp biết nết đàn bà, vào trong nhà biết đói hay no”, nghĩa là gì?

2034 16:12, 09/08/2022
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

Người xưa nói: “Xem trong bếp biết nết đàn bà, vào trong nhà biết đói hay no”, nghĩa là gì?
Người xưa nói “Xem trong bếp biết nết đàn bà, vào trong nhà biết đói hay no”, câu nói này mang hàm ý gì? Ý nghĩa của nó còn đúng với ngày nay hay không?

Thời nay, phụ nữ không còn bị gò bó trong việc bếp núc nữa. Đôi khi quá bận bịu công việc, họ sẽ không nấu ăn, thay vào đó sẽ đặt đồ ăn qua mạng. Thậm chí, với nhiều phụ nữ nhà bếp chỉ để trưng bày, bởi họ rất hiếm khi nấu nướng tại nhà.

Nhưng thời xưa, việc đánh giá một người phụ nữ có xứng đáng làm vợ tốt, dâu hiền hay không sẽ nhìn vào bếp đầu tiên. Người xưa nói “xem trong bếp biết nết đàn bà”, được hiểu là trong gia đình phụ nữ chính là người lo việc bếp núc, ăn uống. Xem bếp núc thấy gọn gàng, ngăn nắp, ấm cúng thì chứng tỏ người phụ nữ đảm đang, xứng đáng để lấy làm vợ.

Ở nông thôn, bếp núc thường được xem là tiêu chuẩn hàng đầu để làm thước đo công – dung – ngôn - hạnh của người phụ nữ. Lắm khi, nhân duyên thành hay bại cũng từ cái bếp mà ra.

Những người đàn ông thời xưa, khi đưa vợ về ra mắt gia đình thì mẹ chồng không quan tâm nhìn đến nhan sắc, học hành mà sẽ hỏi về cái bếp trước tiên. Thậm chí, ai mà lấy vợ gần thì mẹ chồng còn “đột nhập” vào căn bếp để xem có ưng ý nàng dâu tương lai hay không. Vì họ quan niệm rằng: “Nhà mình là nông dân, cần phải có con dâu biết lo bếp núc”.

Nếu may mắn, người phụ nữ đó đảm đang việc bếp núc thì chuyện cưới xin sẽ thuận lợi dễ dàng, còn nếu không may cô gái đó vụng về thì cả hai dù yêu nhau đến mấy cũng khó mà thành đôi. Đó là lý do thời xưa nhân duyên phụ thuộc vào “cái bếp” hơn là tình yêu!

Câu người xưa nói “Xem trong bếp biết nết đàn bà, vào trong nhà biết đói hay no” đến nay còn đúng không?

Dù rằng quan niệm “vào bếp xem nết đàn bà” ở thời hiện đại chẳng còn mấy chính xác nữa. Nhưng điểm chung của thời xưa và thời nay, căn bếp chính là nơi giữ trọn hạnh phúc gia đình thì vẫn được nhiều người tán đồng.

Căn bếp không đánh giá hết toàn bộ tính cách, con người của người phụ nữ. Nhưng trong nhà nếu căn bếp quanh năm suốt tháng lạnh tanh thì gia đình cũng không mấy yên ấm, sum vầy. Bởi suy cho cùng, một bữa cơm gia đình ấm nóng để cả nhà cùng quây quần bên nhau vẫn khiến người ta hạnh phúc khi nghĩ đến.

Diệu Nguyễn
Team Uống Trà Thôi sưu tầm
1 0 14,115 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Cảm ngộ nhân sinh: “Sai người, sai thời điểm”
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3633 19:00, 04/01/2025
0 0 54 0.0
Trong dòng chảy vô tận của cuộc đời, chúng ta thường hay trách than số phận, rằng mình đã gặp “sai người” hoặc yêu nhầm một người “sai thời điểm”. Nhưng nếu bình tâm ngẫm lại, bạn sẽ nhận ra rằng mọi cuộc gặp gỡ trong đời đều không hề ngẫu nhiên.Mỗi con người bước vào cuộc đời bạn, dù họ ...
6 CÁCH NUÔI DƯỠNG SỰ HÀI LÒNG TRONG CUỘC SỐNG
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3628 09:00, 03/01/2025
0 0 131 0.0
Thay vì buồn bã về những thứ mình không có thì hãy bắt đầu học cách vui mừng với những gì mình đang sở hữu.Lão Tử, bậc thầy của Đạo Giáo từng giảng, “Hài lòng với những gì mình có; vui vẻ trong Đạo của vạn vật. Khi một người nhận thấy mình không thiếu thứ gì, thì cả thế giới đều thuộc về người ...
Duyên khởi tắc tụ, duyên tận tắc tán
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3631 19:00, 02/01/2025
0 0 80 0.0
Lý Thúc Đồng (1880~1942), tự “Tức Sương”, hiệu “Sấu Đồng”, sau khi xuất gia, ông sử dụng Pháp danh là “Diễn Âm,” tức Hoằng Nhất Pháp Sư, về sau được tôn là “Vãn Tình Lão Nhân”. Ông tinh thông hội hoạ, âm nhạc, hý kịch, thư pháp, triện khắc và thơ ca. Ông là một trong những nghệ sĩ, nhà giáo và người ...
Ninh tĩnh trí viễn
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3630 10:39, 02/01/2025
0 0 190 0.0
Nói như thế nào là cả một quá trình tu dưỡng của con người. Có 3 nguyên tắc nhất định phải nhớ: Không hiểu thì đừng nói loạn, hiểu rồi thì đừng nói nhiều, có lời thì từ từ nói…Không hiểu thì đừng nói loạnCó câu: “Trăm cái hoạn, ngàn cái nạn cũng từ miệng mà ra”, thế nên đối với những sự việc ...
Trịnh Bản Kiều gặp cao nhân
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3627 09:00, 01/01/2025
1 0 1,090 0.0
Trịnh Bản Kiều, một nhà văn, nhà thơ, nhà thư pháp nổi tiếng thời nhà Thanh. Ông đã từng có một trải nghiệm rất sâu sắc:Một lần nọ, Trịnh Bản Kiều đến núi Vân Phong ở Lai Châu, tỉnh Sơn Đông thăm bia đá của Trịnh Văn Công. Nhân tiện ông tá túc lại căn nhà cũ của một Nho sĩ. Trong ngôi nhà có một nghiên ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!