/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

“MẸ ƠI, TẠI SAO CON PHẢI ĐỌC SÁCH?”

2046 10:30, 12/08/2022
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

“MẸ ƠI, TẠI SAO CON PHẢI ĐỌC SÁCH?”
“MẸ ƠI, TẠI SAO CON PHẢI ĐỌC SÁCH?”
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Một ngày khi con gái tôi đang cầm quyển sách trên tay, cháu quay lại hỏi “Mẹ ơi, tại sao con phải đọc sách?”
Với câu hỏi bất ngờ, tôi trả lời như những gì bố mẹ nói với tôi “Đọc sách có thể giúp con thu được nhiều kiến thức mà kiến thức sẽ thay đổi cuộc sống của con”. Nghe câu trả lời, con gái nhún vai vẻ khó hiểu nhưng rồi lại mở sách đọc tiếp, như một thói quen hình thành từ lâu.

Khi tôi kể cuộc hội thoại này cho một người bạn là chuyên gia tâm lý, chị kể với tôi một câu chuyện về ý nghĩa của việc đọc sách.

“Tại một ngôi chùa trên núi, có một vị sư phụ đều thức dậy sớm ngồi vào bàn để đọc sách – dù những cuốn sách này đã cũ kỹ. Tiểu hòa thượng bên cạnh sư phụ thấy vậy, cũng cố gắng bắt chước sư phụ mình đọc sách.

Một ngày cậu hỏi sư phụ: “Thưa sư phụ, con đã cố gắng đọc những quyển sách như sư phụ nhưng vẫn không thể hiểu nó. Có những đoạn con hiểu, nhưng khi gấp sách lại thì quên nó ngay. Vậy đọc sách có lợi ích gì đâu?”.

Vị sư phụ liền đứng dậy, lấy hết than trong giỏ đặt vào lò và nói: “Con hãy mang giỏ đựng than này ra ngoài sông và mang nước về giúp ta nhé!”.

Vị tiểu hòa thượng làm theo lời dặn, nhưng toàn bộ nước chảy ra hết trước khi cậu quay về đến nhà. Sư phụ liền cười và nói: “Lần sau con cần đi nhanh hơn nữa”. Rồi ông đưa lại cho cậu bé cái giỏ để đi lấy giỏ nước khác.

Lần này, cậu bé chạy nhanh hơn, nhưng cái giỏ đã trống rỗng khi cậu về đến nhà. Thở không ra hơi, cậu nói với sư phụ: “Chúng ta không thể đựng nước trong cái giỏ này được”, và cậu định đi lấy cái xô để chứa nước.

Vị sư phụ liền nói: “Ta không muốn đựng nước trong chiếc xô mà là trong chiếc giỏ kia. Con có thể làm được điều này, do con chưa cố gắng hết sức đấy thôi”. Vị sư phụ lại đưa cái giỏ và bảo cậu bé ra ngoài sông lấy nước lần nữa.

Mặc dù cậu biết điều đó không thể nhưng không muốn cãi lời sư phụ, cậu cố chạy nhanh hết sức, nước vẫn chảy hết ra ngoài giỏ trước khi cậu về đến nhà.

Tiểu sư phụ nói: “Sư phụ nhìn này, thật là vô ích!”.

“Con nghĩ nó vô ích? Hãy nhìn vào chiếc giỏ kia!”, vị sư phụ nói.

Tiểu sư phụ liền nhìn vào chiếc giỏ và lần đầu tiên cậu nhận thấy rằng chiếc giỏ trông thật khác. Thay vì một chiếc giỏ đựng than cũ kỹ và bẩn, nó lại trông sạch sẽ.

‘Quá trình đọc sách giống như cái giỏ tre này. Mặc dù mỗi lần sử dụng, nước đều chảy ra hết nhưng điều này sẽ khiến chiếc giỏ trở nên sạch sẽ hơn. Nó rõ ràng và tươi sáng như trí óc của con người vậy’, vị sư phụ nói với tiểu hoàng thượng”.

Kể xong câu chuyện, người bạn tôi nói rằng ai cũng có thể giống như tiểu hoàng thượng, không thể nhớ những cuốn sách đã đọc trong đời. Nhưng chính những cuốn sách đó có thể làm cho họ trở thành người tốt hơn, dù trong vô thức.



Vậy khi một đứa trẻ hỏi “Tại sao con nên đọc sách”, cha mẹ nên trả lời như thế nào?
Nhà văn nổi tiếng Đài Loan, Long Ứng Đài khi được con trai 15 tuổi hỏi câu “Tại sao bắt con phải đọc sách”, đã trả lời như sau:

“Mẹ yêu cầu con đọc không phải chỉ mong muốn con sẽ thành công hơn những người khác, mà vì hy vọng con có nhiều lựa chọn hơn trong tương lai, tìm được công việc ý nghĩa, đúng với ước mơ mà không cần phải bắt buộc làm những việc nặng nhọc, nguy hiểm.

Nếu con giỏi thì con sẽ có nhiều cơ hội, nắm quyền quyết định điều con muốn. Ngược lại, con không đủ khả năng thì hãy chấp nhận cuộc đời mình bị người khác điều khiển số phận. Con muốn sở hữu thứ mà người khác không chạm tới, thì phải chấp nhận trả giá cho những nỗ lực mà người khác không thể, không có mục tiêu con sẽ không bao giờ có được hạnh phúc”, nhà văn nói.



Chỉ khi cha mẹ hình thành thói quen đọc tốt, con cái họ mới có thể hình thành thói quen đó. Làm thế nào để hướng dẫn trẻ tìm thấy niềm vui khi đọc sách và cảm thấy đọc là hạnh phúc là một chủ đề giáo dục rất quan trọng đối với cha mẹ.

Bạn biết đấy, trẻ em rất tò mò và khao khát khám phá, nhưng chúng cũng nhanh chán trong vài ba phút. Bởi vậy mới nói cha mẹ là “ngôi trường” đầu tiên trẻ học được kiến thức và làm quen với thế giới. Thói quen đọc sách của trẻ cần có sự hướng dẫn chính xác từ cha mẹ.

Tôi tin rằng những đứa trẻ thích đọc luôn có hành vi tốt và sẽ chẳng bao giờ bị thất thế với xã hội. Tuy nhiên, đằng sau những đứa trẻ này phải có những bậc phụ huynh ưu tú, những người luôn âm thầm khích lệ và cổ vũ văn hóa đọc cho con.

Nguồn: sưu tầm
2 0 14,842 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

HỌC LÀM NGƯỜI NHƯ CHIẾC Ô, HỌC LÀM VIỆC NHƯ ĐÔI ỦNG
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3060 07:30, 09/12/2023
0 0 7,472 0.0
 Những chiếc ô che mưa, từ xưa tới nay không bao giờ quên sứ mệnh của mình, nó thường nói: Bạn không vì người khác mà che gió che mưa, thì ai sẽ nâng bạn lên trên đầu? Thấu hiểu đến từ trái tim thiện đãi người. Hàm dưỡng đến từ trái tim tôn trọng người. Sự nỗ lực đến từ trái tim biết ơn. Trách ...
NHỮNG CÂU TRUYỆN CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3059 07:30, 08/12/2023
1 0 7,972 10.0
Cô giáo trẻ mới về trường chỉ hỏi đúng 1 câu, đám học sinh hư hỏng chết lặng…Đây là một câu chuyện có thật trong lịch sử. Tại một trường trung học ở Mỹ, có một lớp học nọ với 26 em học sinh cá biệt. Những em học sinh trong lớp học này đều có tiểu sử không mấy hay ho: em từng tiêm chích ma túy, em ...
BA CHỮ KHIẾN NGƯỜI TA NẶNG GÁNH CẢ ĐỜI
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3035 07:30, 30/11/2023
0 0 8,424 6.0
Có ba rào cản khó vượt qua nhất trong đời người, đó là “danh”, “lợi” và “tình”.Nhân sinh như mộng, xem nhẹ 3 điều này khiến cuộc đời an nhiên. Hầu hết mọi người đều gặp rắc rối với danh tiếng, rắc rối với lợi ích và đau khổ với tình yêu. Chữ “danh” khiến người ta hư vinh cả đời, chữ ...
Cổ nhân dạy “Nước càng sâu càng tĩnh, người càng hiểu biết càng khiêm nhường”
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3026 08:00, 27/11/2023
2 1 7,935 9.0
Không coi trọng bản thân mình hơn người khác, đây cũng là một loại tu dưỡng, là một loại cảnh giới, phong độ. Người có được phong thái này ắt là có sự hiểu biết sâu rộng về kiếp nhân sinh, về giá trị của cuộc đời.Bá tước Lev Nikolayevich Tolstoy là một tiểu thuyết gia, triết học gia người Nga. Ông từng ...
Chuyện nuôi dạy con thành kỳ tài nghiêm khắc nhưng thâm sâu của “tứ đại hiền mẫu”
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3025 08:00, 26/11/2023
0 0 8,002 0.0
Mẹ là người có sức ảnh hưởng rất lớn tới cuộc đời của mỗi chúng ta. Không chỉ là vị thầy đầu tiên dạy dỗ con cái nên người, mẹ còn là người định hình nhân cách và hun đúc trí tuệ chúng ta.Ở Trung Quốc, chỉ có bốn bà mẹ từng được mệnh danh là “tứ đại hiền mẫu”. Bằng cách nuôi dạy khéo ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!