/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

đất chu nê Đại Hồng Bào trong cuốn “Dương Tiện Minh Sa Thổ”

2092 08:39, 29/08/2022
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT

( từ)

đất chu nê Đại Hồng Bào trong cuốn “Dương Tiện Minh Sa Thổ”
Nội dung về đất chu nê Đại Hồng Bào trong cuốn “Dương Tiện Minh Sa Thổ” - Lưu Ngọc Lâm

Mời các anh chị đọc tham khảo!

Đại Hồng Bào, là một loại đất được thị trường theo đuổi, lại có rất nhiều quan điểm xoay quanh. Nguồn gốc cái tên của nó, có lẽ liên quan tới loại trà “Đại Hồng Bào” của Phúc Kiến.

Tương truyền, vào thời Minh, có một vị cử nhân phương nam vào kinh (Nam Kinh) để thi, đi qua Vũ Di Sơn, bỗng bị đau bụng, vừa lúc đó gặp được một nhà sư của chùa Thiên Tâm tại núi Thiên Tâm. Nhà sư đưa người đó về chùa, lấy lá trà mọc ở trên núi cạnh chùa pha cho người đó uống, bụng lập tức hết đau. Cử nhân sau khi thi đỗ Trạng Nguyên, đã trở về tạ ơn, và mắc chiếc áo bào Trạng Nguyên màu đỏ của mình lên cây trà, do vậy loại trà đó mới có tên “Đại Hồng Bào”. Truyền thuyết sinh động là vậy, nhưng khó mà tin được.

Loại trà này có tên “Đại Hồng Bào”, thực ra vì vào mùa xuân khi loại trà này nhú búp, búp của nó có màu đỏ, nhìn từ xa đỏ rực như lửa, giống như cây được khoác một chiếc áo đỏ, nên có tên “Đại Hồng Bào”. Hiện nay có một loại cây cảnh tên là “Hồng Diệp Thạch Nam” (Tên khoa học: Photinia x Fraseri, ảnh 5-26) cũng giống như vậy, búp có màu đỏ, khi thành lá sẽ đổi sang màu xanh.

Đại Hồng Bào thuộc loại trà lên men bán phần, vẻ ngoài chắc, màu xanh nâu tươi nhuận, màu nước trà vàng cam, tươi sáng. Thời Minh Thanh, vùng Triều Châu Quảng Đông rất thịnh hành uống “trà công phu”. Sau khi ấm tử sa ra đời, một vài quan viên triều đình tới Nghi Hưng nhậm chức đã mang ấm tử sa hồng nê đến phương nam, trà Đại Hồng Bào và ấm tử sa hồng nê gặp nhau, màu trà và màu ấm giống nhau, thực sự là một cặp đôi trời sinh. Sau dó, người Triều Châu tôn sùng chiếc ấm hồng nê của Nghi Hưng, loại ấm rất hợp với trà công phu của họ. Màu sắc ấm chu nê tươi tắn, gần với màu búp trà Đại Hồng Bào (như ảnh 5-27), dần dần, Đại Hồng Bào đã trở thành danh từ thay thế cho ấm chu nê.

Trong lịch sử, ban đầu khi người Triều Châu uống trà công phu, họ rất thích các ấm hồng nê nhỏ do Huệ Mạnh Thần cuối thời Minh đầu thời Thanh làm, có câu “hồ tất Mạnh Thần” (dùng ấm là phải dùng ấm Mạnh Thần- DG), đến nay trong trà đạo phương nam có một nhánh là “Mạnh Thần Mộc Lâm), đây cũng là một lý do tại sao ấm Mạnh Thần là loại ấm được lưu truyền nhiều và được phỏng nhiều. Người làm ấm Huệ Mạnh Thần, Huệ Dật Công cuối đời Minh đầu đời Thanh đều nổi tiếng với việc làm ấm hồng nê nhỏ. Trong các tác phẩm của “Nhị Huệ” có thể có loại đất thuộc về Đại Hồng Bào. Người đời sau thường cho rằng, chiếc ấm “Tứ Phương Truyền Lư” của Du Quốc Lương cuối đời Thanh được xưởng công nghệ tử sa lưu trữ là ấm “phỏng Đại Hồng Bào đầu đời Thanh”, nhưng thực chất nó là ấm làm bằng hồng nê lỏng.

Đại Hồng Bào là tên gọi người đời sau dành cho những chiếc ấm chu nê có màu sắc rực rỡ. “Đại Hồng Bào” thời Minh Thanh chỉ là một truyền thuyết, không có kiểm chứng liên quan. Hèn gì có người nói “Đại Hồng Bào” đã tuyệt tích từ đầu đời Thanh, hoặc không hề tồn tại loại đất “Đại Hồng Bào”. Vậy rốt cuộc có loại đất “Đại Hồng Bào” hay không? Tác giả cho rằng bạn có thể nói có, hoặc không. Nói không, bởi lẽ “Đại Hồng Bào” không có một quy tắc tham chiếu nào, hơn nữa trên thực tế, đại đa số mọi người không biết “Đại Hồng Bào” là gì, thì nói gì đến việc nhìn thấy nó? Trong lịch sử, chu nê thậm chí không có tên, vậy thì lấy đâu ra Đại Hồng Bào? Nói có, bởi một lẽ, “Đại Hồng Bào” là loại ấm chu nê có màu sắc rực rỡ, trong lịch sử từng có tác phẩm chu nê với tên gọi “Đại Hồng Bào”, nguồn quặng tử sa chưa cạn kiệt, sao lại không có sự tồn tại của đất chu nê “Đại Hồng Bào”?

Để vén tấm màn bí mật của “Đại Hồng Bào”, chứng minh nó tồn tại và làm rõ đặc điểm của nó, vào khoảng năm 2000, Lưu Ngọc Lâm đã dựa vào kiến thức về tử sa và hiểu biết về “Đại Hồng Bào”, bằng những công cụ rất giản đơn, vất vả đi khắp các khu mỏ ở Nghi Hưng và các vùng lân cận, cuối cùng đã tìm được loại quặng Đại Hồng Bào được mọi người trong ngành công nhận. Khi Ngọc Lâm mới tìm ra quặng “Đại Hồng Bào”, lúc đầu không ai công nhận, thậm chí nhiều người coi thường nó, nhưng khi nhìn thấy tác phẩm làm từ nó, sử dụng nó, thì mới thấy như sở hữu được bảo vật, không tiếc tiền mua về.

Đặc điểm của chu nê Đại Hồng Bào có thể khái quát thành 3 điểm: 1, ít, 2, khó, 3, thần kỳ.

1 - Ít: là nói quặng của nó rất hiếm. Về phân loại đất, đầu tiên Đại Hồng Bào thuộc hồng nê, sau đó là thuộc chu nê, được coi là cực phẩm trong chu nê. Đại Hồng Bào nguyên khoáng, nằm rải rác trong các tầng quặng chu nê, không có tầng quặng đơn độc, trong mấy mét vuông đất non hoặc đất chu nê cũng không chọn ra được mấy lạng. Nó được hình thành như sau: đất non với chất đất thuần bị phong hóa thành chu nê, sau khi bị ngoại lực tác động, rơi vào trong tầng quặng chu nê, rồi lại bị phong hóa trong thời gian dài thành “lõi quặng” chu nê. Vì vậy bề mặt của một số quặng còn dính lớp đất non màu trắng xanh (như ảnh 5-30), bên ngoài hình hạt (lõi), nên được gọi là hạt trong đất, không lớn, hạt lớn có đường kính 7-8cm, thường chỉ 3-5cm (ảnh 5-28, 5-29, 5-30). Quặng rất ít và quý, đều tính giá bằng nửa kg. Trước đó, ở gần thị trấn Đinh Thục và khu vực xung quanh có tìm được một ít quặng Đại Hồng Bào rải rác trong một số lớp quặng non. Vì Đại Hồng Bào ít quặng, không đủ số lượng để gia công bằng máy, nên thường dùng máy nghiền đá cỡ nhỏ, trộn bằng tay, để ủ mới sử dụng được.

2 - Khó: là nói nó khó chế tác và khó nung. Quặng chu nê Đại Hồng Bào có màu vàng, thuộc loại đất sét bột cát. Thành phần cấu tạo là hydromica, cao lanh nhiều nước, cao lanh và khoáng vật đất sét. Viện nghiên cứu gốm sứ tỉnh Giang Tô đã phân tích và đưa ra kết quả về thành phần hóa học của nó: SiO2 41.85%, Al2O3 19.84%, Fe2O3 23.22%, TiO2 0.81%, MgO 0.74%, CaO 0.87%, K2O 2.05%, Na2O 0.31%, LOI 9.78%.

Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng SiO2 trong chu nê Đại Hồng Bào thấp hơn so với phần lớn các loại đất tử nê. Tỷ lệ đất sét khá lớn, tính dính kết rất tốt, giới hạn lỏng 43.3%, giới hạn dẻo 24.6%, chỉ số khả năng tạo hình 21.7, thuộc loại khoáng có khả năng nặn, bóp cao. Vì nó kết dính tốt, nên dễ dính vào công cụ khi chế tác, nên khó thành hình, nếu không phải người có tay nghề tốt về chu nê thì khó làm thành ấm được.

Chu nê Đại Hồng Bào rất khó nung. Đại Hồng Bào thuộc loại đất non, hàm lượng SiO2 thấp, tính bùn mạnh, tỷ lệ co ngót khi phơi khô và khi nung khá lớn, thường là 18%. Hàm lượng Al2O3 khá thấp, ảnh hưởng đến nhiệt độ nung của nó, do vậy nhiệt độ nung của chu nê Đại Hồng Bào khá thấp, phạm vi thiêu kết cũng hẹp. Nếu không nắm vững nhiệt độ lúc nung, dễ bị nổ cát và nứt, vì thế tỷ lệ thành phẩm rất thấp, thường chỉ thích hợp làm ấm bé, không hợp làm tác phẩm lớn. Phạm vi nhiệt độ nung thường là 1130 độ - 1160 độ. Ở 1130 độ, có màu đỏ nâu, tiếng hơi trầm; ở 1150 độ, có màu đỏ đậm, tiếng khá vang; ở 1160 độ, màu đỏ thẫm, tiếng vang, bề mặt hơi thủy tinh hóa; ở 1170 độ, có màu đỏ nâu, tiếng đanh vang.

Hàm lượng Fe2O3 trong chu nê Đại Hồng Bào rất cao, kết quả kiểm định là 23.22%. Hàm lượng ô xít sắt cao, nhiệt độ nung thấp, cùng với tác dụng trợ cháy tăng màu của những chất ô xít khác, khiến màu của tác phẩm Đại Hồng Bào rực rỡ hơn màu của những loại chu nê khác, bề mặt bóng bẩy hơn. Có người nói màu của nó giống với màu chiếc áo mà cô dâu chú rể thời xưa mặc, nên mới gọi là Đại Hồng Bào. Mặc dù lối ví von này hơi khoa trương, nhưng cũng đã nói lên đặc điểm nổi bật của nó.

3 - Thần kỳ: là nói hiệu quả nuôi ấm của nó rất thần kỳ. Mặc dù Đại Hồng Bào thuộc chu nê, nhưng tính cát của nó lại rất độc đáo so với chu nê. Vì vậy sau khi nung xong, có cảm giác hạt mạnh, tính thấu khí rất tốt. Theo lẽ thường, tác phẩm chu nê có độ thiêu kết khá cao, tính thấu khí kém, nhưng điều khiến ta ngạc nhiên là, tác phẩm Đại Hồng Bào khi sử dụng giai đoạn đầu, bề mặt ấm sẽ có hạt nước thấm ra, sau một thời gian dưỡng, lên nước, sẽ không có nước thấm ra nữa, cho thấy tính thấu khí của nó rất tốt. Nếu là ấm tử sa không được xử lý đặc biệt, rất khó để làm được điều này.

Hiệu ứng thay đổi màu sắc khi biến đổi nhiệt độ của chu nê Đại Hồng Bào rất rõ rệt, màu đỏ của ấm sẽ dần đậm hơn sau khi đổ nước sôi vào, nước càng đầy thì màu càng đậm, sau khi nước đầu thì cả ấm sẽ đỏ thẫm, đổ nước đi sẽ trở lại màu ban đầu.

Uống Trà Thôi
Theo kiến thức trà và ấm
đất chu nê Đại Hồng Bào trong cuốn “Dương Tiện Minh Sa Thổ”
đất chu nê Đại Hồng Bào trong cuốn “Dương Tiện Minh Sa Thổ”
đất chu nê Đại Hồng Bào trong cuốn “Dương Tiện Minh Sa Thổ”
đất chu nê Đại Hồng Bào trong cuốn “Dương Tiện Minh Sa Thổ”
đất chu nê Đại Hồng Bào trong cuốn “Dương Tiện Minh Sa Thổ”
1 0 4,663 9.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

TÌM HIỂU VỀ ĐOẠN NÊ (PHẦN 7): LÃO ĐOẠN NÊ
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
782 11:39, 24/07/2021
4 0 3,251 10.0
Nhiều người nghe nói đến Lão đoạn nê, nhưng khi nói về Lão đoạn nê các ý kiến ​​lại không thống nhất. Có người nói rằng Lão đoạn nê là đoạn nê được ủ lâu ngày, có người nói rằng Lão đoạn nê là loại khoáng cũ được khai thác và tích trữ từ trước đây so với khoáng mới được khai thác và sử ...
TÌM HIỂU VỀ ĐOẠN NÊ (PHẦN 6): BỔN SƠN LỤC NÊ
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
771 14:18, 23/07/2021
3 0 3,326 6.0
Khoáng BỔN SƠN LỤC NÊ, sở dĩ khoáng được đặt tên như vậy là do khoáng được khai thác ở núi Hoàng Long (những người trong ngành gọi núi Hoàng Long là "Bổn Sơn") và quặng thô của khoáng có màu xanh lục nhạt. Như vậy, Bổn sơn lục nê có nghĩa là "quặng khoáng màu xanh lục nhạt khai thác ở núi Hoàng Long".

Bổn sơn ...
TÌM HIỂU VỀ ĐOẠN NÊ (PHẦN 5): MỄ HOÀNG ĐOẠN NÊ
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
769 10:47, 23/07/2021
2 0 2,899 0.0
Mễ hoàng đoạn nê là một thuật ngữ mới trong Đoạn nê, hiện ít nhiều đang gây được sự chú ý, trước đây ít được dùng để làm ấm trà, những năm gần đây do nhu cầu lớn nên một số nguyên liệu đất sét Mễ hoàng đoạn nê chất lượng được sử dụng để làm các ấm tử sa. Mễ hoàng lục nê đang dần được ...
TÌM HIỂU VỀ ĐOẠN NÊ (PHẦN 4): Bạch ma tử
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
766 12:47, 22/07/2021
1 0 3,284 0.0
Bạch Ma Tử cũng là loại khoáng tử sa đoạn nê độc nhất vô nhị ở Hoàng Long Sơn. Quặng thô chủ yếu được khai thác ở mỏ Hoàng Long Sơn ở Đinh Thục trấn và các mỏ xung quanh Đinh Thục trấn. Quặng đất sét nguyên thuỷ của Bạch ma tử mỏ Hoàng Long Sơn gần giống với quặng của đất sét của Đoạn nê. Nó cũng ...
TÌM HIỂU VỀ ĐOẠN NÊ (PHẦN 3): CHI MA ĐOẠN NÊ
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
756 14:43, 21/07/2021
1 1 3,361 0.0
CHI MA ĐOẠN NÊ là một loại khoáng tử sa được khai thác ở vùng núi Hoàng Long Sơn, đặc biệt hơn cả và được nhiều người ưa chuộng. Sở dĩ có tên gọi là Chi ma là vì sau khi đất sét gốc được sử dụng để làm tác phẩm, trên bề mặt thân có nhiều hạt màu trắng, hạt đỏ và hạt đen, phân bố dày đặc tự ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!