/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Thưởng trà Phổ Nhĩ quýt đón mùa thu

2097 09:12, 02/09/2022
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Thưởng trà Phổ Nhĩ quýt đón mùa thu
Vào khoảng tháng 8, những quả cam (quýt) ngon nhất của cây cam vùng Tân Hội, Quảng Đông sẽ được lựa chọn, rồi lấy hết ruột ra, sau đó nhồi trà phổ nhĩ vào trong, phơi khô hình thành một loại trà, đó chính là Phổ Nhĩ quýt.

Trà Phổ Nhĩ quýt hay còn gọi là tiểu thanh cam là dòng trà phổ nhĩ chín cao cấp có xuất xứ từ Vân Nam- Trung Quốc, là danh trà thượng hạng nổi tiếng khắp nơi.

Thời nhà Minh – Trung Quốc, trong “Sách Trà”, người ta đã ghi chép rằng: “Đối với trà cam, cắt vỏ cam thành từng sợi mỏng sau đó sấy khô với 5 lạng trà ngon. Để vào giữa các sợi cam, dùng vải lạnh dày để bọc, đặt trà lên trên, hâm nóng.” Nhưng với Tiểu Thanh Cam, dùng trà ướp cùng vỏ cam có phần phức tạp và đắt đỏ hơn nhiều.

Trà Phổ Nhĩ là một nhóm trà được làm từ lá của cây trà Shan Tuyết hoang dã hay còn gọi là trà cổ thụ. Trà Phổ Nhĩ được chế biến thành 2 dạng là Trà Phổ Nhĩ Sống và Trà Phổ Nhĩ Chín. Trong đó thì Trà Phổ Nhĩ Chín là thường hay được kết hợp với vỏ quýt nhất.

Quýt đỏ ngọt, vỏ xanh, có vị the cay nhè nhẹ. Từ xưa, vỏ quýt đã là một vị thuốc được sử dụng phổ biến, có thể thêm nếm làm gia vị, hãm trà. Sự hòa trộn này tạo ra thức trà trái cây có hương vị đặc biệt lại còn cực kì tốt cho sức khỏe. Nơi cung cấp chủ yếu và cho chất lượng vỏ cam/quýt tốt nhất là Tân Hội (thuộc Giang Môn, Quảng Đông, Trung Quốc), gác bếp hơn 10 năm, có hàm lượng hợp chất tinh dầu cao nhất (lên đến 24 loại), chứa nhiều thành phần dược học có giá trị nhất, phẩm chất vượt trội, luôn được các danh y nhiều đời tôn sùng và công nhận là “địa đạo dược tài”, đứng đầu Quảng Đông Tam Bảo (Trần bì, Gừng già, Tô can thảo) nên ngoài ứng dụng trong y học, quýt Trần bì còn được sử dụng trong chế biến ẩm thực, trà đạo, lễ phẩm… chế biến như ô mai, xí muội, sấy giòn hoặc làm dẻo.

Đúng như tên gọi, trà phổ nhĩ quýt là sự kết hợp tuyệt vời của trà phổ nhĩ chín và quả quýt tươi. Khi hái, quả quýt non chưa chín hẳn, bề ngoài vỏ dày, sáng bóng, tinh dầu chứa ở lớp vỏ là nhiều nhất, hương thơm đậm đặc, ngọt nồng. Loại trà phổ nhĩ được chọn là loại phổ nhĩ chín cao cấp, lâu năm. Sau khi thu hoạch, loại bỏ quýt bên trong, giữ nguyên vỏ rồi nhồi chặt trà phổ nhĩ vào, sau đó mang đi phơi nắng. Lúc này, tinh dầu quýt thấm sâu vào trà, thúc đẩy quả trình lên men tạo hương vị đặc biệt.

Trà tiểu thanh cam mang màu nâu đỏ đặc trưng sau khi pha. Hương vị trà là sự dung hòa giữa tinh dầu quýt ấm nồng vị nắng và cái chát ngọt dịu, đậm đà của trà phổ nhĩ. Tất cả tạo nên sự độc đáo, nếm một lần sẽ lưu luyến mãi không quên. Sự thanh mát nơi đầu lưỡi quyện với chút đắng nhẹ kéo theo hậu ngọt sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm vị giác ấn tượng.

Vào mùa thu, cơ thể dễ xảy ra “phế khí, tổn thương thân thể”, xuất phát từ phổi mà ra. Nếu phổi không được dưỡng khí tốt sẽ dễ dẫn đến các bệnh về đường ruột và hô hấp. Vì thế, để tránh hanh khô và phòng phế khí, ta phải dưỡng ẩm cho phổi.

Loại trà được gợi ý nhiều nhất là trà Phổ Nhĩ Quýt. Vỏ quýt trong trà có tính ôn, có tác dụng dưỡng âm, dưỡng phổi và điều hòa ga khí, dưỡng dạ dày. Mùi hương thơm nồng nhưng thanh tao sẽ khiến tâm trạng bạn sảng khoái, thông suốt, vui vẻ.

Uống Trà Thôi
Theo đời sống tiêu dùng
Thưởng trà Phổ Nhĩ quýt đón mùa thu
0 0 11,787 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

9 thuật ngữ trên bàn trà, không hiểu thì thiệt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3188 13:24, 17/02/2024
1 0 3,561 0.0
“Trà” là một trong những nét đặc trưng của văn hóa, đồng thời nó cũng mang nhiều nội hàm phong phú. Người xưa thích đãi khách bằng trà, một tách trà tưởng chừng như đơn giản lại bao hàm rất nhiều tri thức: Châm trà, phẩm trà, thiêm trà đều được chú trọng. (Rót trà, ngửi trà và nếm trà)

Bạn phải biết ...
LỤC VŨ PHA TRÀ
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3185 22:58, 15/02/2024
1 0 3,489 10.0
Hoàng đế Đại Tông của nhà Đường là người đam mê và thường xuyên thưởng trà, trong cung có những người pha trà rất giỏi. Nghe đồn nhà sư Tích Công ở Cánh Lăng là người có “nội công rất thâm hậu” về môn thưởng trà, nhưng chỉ uống trà do đệ tử là Lục Vũ pha, tuyệt không uống trà do người khác pha, ...
Cổ nhân dạy “Trà tam tửu tứ”: Ẩn chứa nhiều ý vị sâu xa
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3181 22:58, 12/02/2024
0 0 3,950 0.0
Trà vốn là thức uống dùng để thưởng thức nên phải chia thành 3 ngụm, một hớp, hai hớp và ba hớp. Khi ba chén lần lượt được cất lên, một mặt sẽ phản ánh được sự dung hòa của văn hóa trà, mặt khác cũng phản ánh tinh thần khiêm tốn và kính trọng người cao tuổi, các bậc hiền đức từ lâu đời.

Từ trước ...
Lược Sử Của Trà (P6): Trà Thời Nhà Nguyên
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3178 23:22, 08/02/2024
0 0 3,420 0.0
Vào thời nhà Nguyên, văn hóa trà không phát triển quá nổi bật nhưng lại có ý nghĩa kết nối giữa hai thời đại phát triển quan trọng của trà, đó là thời Tống của quá khứ và thời Minh trong tương lai. Vào cuối thời nhà Nguyên, đã có sự xuất hiện của trà lá rời, cũng như sự hoàn thiện của phương pháp sản ...
Nguồn gốc cách đặt tên các loại trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3174 08:46, 06/02/2024
0 0 4,024 0.0
Theo những thống kê ban đầu thì cả thế giới có khoảng 3.000 giống và chi trà khác nhau. Thế nên tên của trà cũng muôn màu muôn vẻ. Có một số loại danh trà thì có cả một truyền thuyết hay câu chuyện lịch sử đằng sau cái tên, có loại thì cái tên đơn giản chỉ là mô tả ngoại hình hay nơi cây trà lớn lên. Tên ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!