/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Thưởng trà Phổ Nhĩ quýt đón mùa thu

2097 09:12, 02/09/2022
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Thưởng trà Phổ Nhĩ quýt đón mùa thu
Vào khoảng tháng 8, những quả cam (quýt) ngon nhất của cây cam vùng Tân Hội, Quảng Đông sẽ được lựa chọn, rồi lấy hết ruột ra, sau đó nhồi trà phổ nhĩ vào trong, phơi khô hình thành một loại trà, đó chính là Phổ Nhĩ quýt.

Trà Phổ Nhĩ quýt hay còn gọi là tiểu thanh cam là dòng trà phổ nhĩ chín cao cấp có xuất xứ từ Vân Nam- Trung Quốc, là danh trà thượng hạng nổi tiếng khắp nơi.

Thời nhà Minh – Trung Quốc, trong “Sách Trà”, người ta đã ghi chép rằng: “Đối với trà cam, cắt vỏ cam thành từng sợi mỏng sau đó sấy khô với 5 lạng trà ngon. Để vào giữa các sợi cam, dùng vải lạnh dày để bọc, đặt trà lên trên, hâm nóng.” Nhưng với Tiểu Thanh Cam, dùng trà ướp cùng vỏ cam có phần phức tạp và đắt đỏ hơn nhiều.

Trà Phổ Nhĩ là một nhóm trà được làm từ lá của cây trà Shan Tuyết hoang dã hay còn gọi là trà cổ thụ. Trà Phổ Nhĩ được chế biến thành 2 dạng là Trà Phổ Nhĩ Sống và Trà Phổ Nhĩ Chín. Trong đó thì Trà Phổ Nhĩ Chín là thường hay được kết hợp với vỏ quýt nhất.

Quýt đỏ ngọt, vỏ xanh, có vị the cay nhè nhẹ. Từ xưa, vỏ quýt đã là một vị thuốc được sử dụng phổ biến, có thể thêm nếm làm gia vị, hãm trà. Sự hòa trộn này tạo ra thức trà trái cây có hương vị đặc biệt lại còn cực kì tốt cho sức khỏe. Nơi cung cấp chủ yếu và cho chất lượng vỏ cam/quýt tốt nhất là Tân Hội (thuộc Giang Môn, Quảng Đông, Trung Quốc), gác bếp hơn 10 năm, có hàm lượng hợp chất tinh dầu cao nhất (lên đến 24 loại), chứa nhiều thành phần dược học có giá trị nhất, phẩm chất vượt trội, luôn được các danh y nhiều đời tôn sùng và công nhận là “địa đạo dược tài”, đứng đầu Quảng Đông Tam Bảo (Trần bì, Gừng già, Tô can thảo) nên ngoài ứng dụng trong y học, quýt Trần bì còn được sử dụng trong chế biến ẩm thực, trà đạo, lễ phẩm… chế biến như ô mai, xí muội, sấy giòn hoặc làm dẻo.

Đúng như tên gọi, trà phổ nhĩ quýt là sự kết hợp tuyệt vời của trà phổ nhĩ chín và quả quýt tươi. Khi hái, quả quýt non chưa chín hẳn, bề ngoài vỏ dày, sáng bóng, tinh dầu chứa ở lớp vỏ là nhiều nhất, hương thơm đậm đặc, ngọt nồng. Loại trà phổ nhĩ được chọn là loại phổ nhĩ chín cao cấp, lâu năm. Sau khi thu hoạch, loại bỏ quýt bên trong, giữ nguyên vỏ rồi nhồi chặt trà phổ nhĩ vào, sau đó mang đi phơi nắng. Lúc này, tinh dầu quýt thấm sâu vào trà, thúc đẩy quả trình lên men tạo hương vị đặc biệt.

Trà tiểu thanh cam mang màu nâu đỏ đặc trưng sau khi pha. Hương vị trà là sự dung hòa giữa tinh dầu quýt ấm nồng vị nắng và cái chát ngọt dịu, đậm đà của trà phổ nhĩ. Tất cả tạo nên sự độc đáo, nếm một lần sẽ lưu luyến mãi không quên. Sự thanh mát nơi đầu lưỡi quyện với chút đắng nhẹ kéo theo hậu ngọt sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm vị giác ấn tượng.

Vào mùa thu, cơ thể dễ xảy ra “phế khí, tổn thương thân thể”, xuất phát từ phổi mà ra. Nếu phổi không được dưỡng khí tốt sẽ dễ dẫn đến các bệnh về đường ruột và hô hấp. Vì thế, để tránh hanh khô và phòng phế khí, ta phải dưỡng ẩm cho phổi.

Loại trà được gợi ý nhiều nhất là trà Phổ Nhĩ Quýt. Vỏ quýt trong trà có tính ôn, có tác dụng dưỡng âm, dưỡng phổi và điều hòa ga khí, dưỡng dạ dày. Mùi hương thơm nồng nhưng thanh tao sẽ khiến tâm trạng bạn sảng khoái, thông suốt, vui vẻ.

Uống Trà Thôi
Theo đời sống tiêu dùng
Thưởng trà Phổ Nhĩ quýt đón mùa thu
0 0 10,306 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Bạch trà - trà hiếm hoi nhất trên thế giới có gì đặc biệt?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1982 09:49, 16/07/2022
0 0 7,181 10.0
Tất cả các loại trà thật sự đều cùng loài Camellia sinensis. Tuy nhiên, do điều kiện trồng, phương pháp chế biến và địa điểm khác nhau đã khiến trà phát triển thành những loại khác nhau. Ngoài trà đen và trà xanh, còn 4 loại trà khác.

Loại hiếm hoi nhất là trà trắng (bạch trà), chủ yếu được sản xuất ở Trung ...
Trà và Thiền trong văn hóa Phật giáo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1971 09:21, 13/07/2022
0 0 7,052 0.0
Hương vị của trà đã thấm sâu vào trong cuộc sống thường nhật, vị chát rồi ngọt của trà đã đi vào tâm thức của bao lớp người trong kiếp nhân sinh. Rồi trà như cam lộ nhuận thắm cửa thiền sâu lắng, gợi lên khúc đại từ sắc sắc không không.

Không biết từ khi nào mà trà trở thành một trong những thứ không ...
Một tách trà là niềm vui thanh đạm, giữa phồn hoa ta thấy được thuần chân
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1965 09:08, 11/07/2022
1 1 6,534 0.0
Thuở nhỏ tôi rất sợ uống trà, vừa nhìn thấy liền nhăn mặt, đến khi cổ họng khát khô mới chịu vớ lấy chiếc chén mà nhắm mắt nhắm mũi uống, ực một cái là xong hết! Sau này lớn lên mới biết, thì ra, hoa có hương sắc của hoa, nước có ý vị của nước, ấm có tâm tình của ấm, mà trà lại có đạo lý của ...
Khổng Tử chưa bao giờ được thưởng thức trà, lý do chưa ai cãi?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1958 09:02, 08/07/2022
1 0 7,475 0.0
Nhiều tài liệu cho rằng, trà Trung Quốc lần đầu tiên được ghi chép trong triều đại nhà Chu, ban đầu người ta ca ngợi trà chỉ vì giá trị y học của nó. Ngay cả Khổng Tử (551 - 479 trước CN) cũng chưa từng thưởng thức trà.

Nhiều thời gian sau… Khổng Tử, trà mới thật sự trở thành thức uống ở Trung Quốc, rồi ...
Trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1953 09:00, 06/07/2022
0 0 9,509 0.0
Trà "cắm tăm" là cách pha trà đặc biệt. Chén trà đậm đặc đến nỗi nếu cắm que tăm vào vẫn có thể đứng thẳng trong chén.

Trà xanh gắn bó với đủ mọi tầng lớp nhân dân từ cao sang vương giả đến các tầng lớp bình dân lao động. Thưởng trà có nhiều cách, người thích vị trà nhẹ nhàng, có chút đắng nhẹ ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!