/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Sức hấp dẫn không thể chối từ mang tên ‘trà ủ lạnh’

2106 09:02, 08/09/2022
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Sức hấp dẫn không thể chối từ mang tên ‘trà ủ lạnh’
Thay vì sử dụng nước nhiệt độ cao để chiết tách các thành phần của lá trà thì loại trà ủ lạnh sẽ sử dụng nước lạnh. So với cách pha nóng thì trà khi được ủ lạnh sẽ có vị dịu hơn, hương thơm lắng đọng hơn.

Trà ủ lạnh (Cold Brew) được thực hiện bằng phương pháp sử dụng nhiệt độ mát đến lạnh để ủ trà thay vì dùng nước nóng như cách pha thông thường. Đây cũng là phương pháp ủ cà phê lạnh đã được ứng dụng phổ biến.

Lí giải nguyên nhân trà ủ lạnh được yêu thích

Nếu như ủ nóng sẽ rút ngắn thời gian pha trà thì ủ lạnh cho phép các lá trà nở rất chậm theo thời gian, tạo ra sự cân bằng trong các hợp chất, rất khác với việc ngâm nóng. Việc phát triển hương thơm của trà ủ lạnh cũng phức tạp hơn, ngăn chặn sự giải phong tannin (chiết xuất vào cuối giai đoạn ủ nóng) có vị đắng, giảm hàm lượng caffeine (với loại trà có chứa caffeine), qua đó sẽ cho bạn một hương vị trà thanh tao, ngọt ngào hơn. Để dễ hiểu, bạn cứ tưởng tượng, một món ăn sẽ ngon hơn khi được nấu một cách chu đáo cẩn thận thay vì bỏ lò vi sóng làm nóng.

Khác với trà ủ nóng, trà ủ lạnh giữ cho trà sạch hơn, tươi hơn và có thể bảo quản lâu hơn trong tủ lạnh. Bạn cũng nên lưu ý, tủ lạnh cũng cần vệ sinh thường xuyên để tránh sự xâm nhập của các loại vi khuẩn khác. Bên cạnh đó, trước khi làm trà pha lạnh, công đoạn tráng trà bằng nước nóng (dưới 90 độ) vẫn nên thực hiện để loại bỏ các bụi bẩn.

Nguyên liệu để ủ trà lạnh đó là “trà và nước”, việc bổ sung nguyên liệu như thế nào là tùy vào bạn. Bạn chỉ việc kết hợp chúng, sau đó để ngăn mát tủ lạnh ít nhất là 2 tiếng và lâu hơn là từ 8 – 12 tiếng. Sau một đêm, bạn đã có một bình trà cold brew lý tưởng mà không lo lỉnh kỉnh pha trà mỗi sáng.

Để tiết kiệm thời gian, sau khi ủ cold brew, bạn có thể cho vào các khay đá và làm đông lạnh chúng. Lấy một vài viên cho vào nước để hòa tan và sử dụng khi cần.

Nguồn gốc của trà ủ lạnh

Nhiều người nghĩ rằng trà pha lạnh chỉ mới có gần đây. Sự thật là nó đã ra đời từ lâu lắm rồi, trước cả sự có mặt của cà phê pha lạnh. Các bằng chứng cho thấy trà pha lạnh đã xuất hiện ở Nhật trước những năm 1600. Khi đó, người Nhật đã có thói quen dùng trà pha lạnh hàng ngày bằng cách ngâm lá trà với nước sông mát lạnh trong một thời gian.

Trong khi sự ra đời của kỹ thuật pha lạnh xuất phát từ việc pha trà lạnh ở Nhật Bản, nhưng phương pháp này đã không được phát triển mạnh cho đến khi áp dụng cho cà phê. Thành phố Kyoto của Nhật Bản là nơi đầu tiên áp dụng kỹ thuật pha lạnh này với cà phê – một cách uống trở nên phổ biến với các thương nhân châu Âu vào thời điểm đó vì cà phê là một sản phẩm có giá trị được bán khắp thế giới.

Từ Hà Lan và Pháp cho đến Cuba và Bắc Mỹ, tất cả các quốc gia rải rác trên thế giới đều đã dùng nghệ thuật pha lạnh này, ngay cả khi các sản phẩm pha lạnh không phải là trà. Sự phổ biến và bùng nổ của tiêu dùng nói chung đã mở ra cánh cửa cho Nhật Bản trong việc tiếp thị những đồ uống pha lạnh này trên máy bán hàng tự động và cửa hàng tiện lợi của họ. Hàng ngàn nhân viên pha chế cà phê ở khắp thế giới đã thực hiện thử thách cải biên từ kỹ thuật pha lạnh cơ bản để tạo ra những thức uống lạnh có nét độc đáo riêng.

Gần đây, trà pha lạnh đã quay về điểm xuất phát. Mặc dù phải mất một thời gian để trà pha lạnh được đưa vào tầm ngắm, đặc biệt từ khi cà phê pha lạnh có được danh tiếng và cơ đồ, nó cũng đã thu được khá nhiều sau nhiều thập kỷ và đã gặt hái được những lợi ích đã gieo.

Các nhóm trà thích hợp để làm trà ủ lạnh

Trà trắng (bạch trà): Hương vị trà trắng cold brew rất dễ chịu, tạo ra một cảm giác “mịn”, êm khi uống, ít caffeine

Trà xanh: Đây là loại trà được yêu thích và sử dụng rất nhiều khi ủ lạnh. Hương vị trà xanh ủ lạnh rất tươi mới, sảng khoái và quan trọng là không đắng. Bạn cũng có thể kết hợp với lá bạc hà cũng rất thú vị

Trà ô long: Trà ô long cold brew đem đến hương vị bùng nổ, rất thích hợp cho một ngày dài cần tỉnh táo

Trà đen: Trà đen thường được pha trộn với các loại trà thảo mộc có hương vị như đào, dứa, xoài, atiso đỏ (hibiscus) hay bất kỳ loại nào bạn yêu thích.

Trà thảo mộc chứa caffeine: Nhóm này gồm các loại trà như yerba mate, guayusa… Khi pha chế thành cold brew, nhóm trà này sẽ giảm bớt caffeine và vị đắng

Trà thảo mộc không chứa caffeine: Đây là loại cold brew rất đáng được sử dụng nhờ vào hương vị dễ chịu và gần như phù hợp với tất cả mọi người. Các loại thảo mộc được sử dụng phổ biến trong cold brew là Atiso đỏ (hibiscus), trà sả, bạc hà, gừng, trà hoa hồng, trà hoa cúc…

Trà Rooibos (Hồng trà Nam Phi): Hương vị cold brew của Rooibos rất thơm ngon, nhẹ nhàng, giàu chất chống oxy hóa. Hồng trà Nam Phi không cần thiết phải tráng qua nước nóng để ủ lạnh.

Uống Trà Thôi
Theo tạp chí kinh tế
Sức hấp dẫn không thể chối từ mang tên ‘trà ủ lạnh’
0 0 8,118 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Lược Sử Của Trà (P5): Trà Thời Nhà Tống – Điểm Trà Pháp
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3167 21:13, 02/02/2024
0 0 3,208 0.0
Dưới thời nhà Tống, Thiền tông trở thành tông phái Phật giáo lớn nhất và có mối quan hệ sâu rộng với chính quyền. Đạo giáo cũng trở thành tôn giáo có sức ảnh hưởng lớn, đặc biệt đối với tầng lớp tu sĩ muốn tu tiên để cầu trường sinh. Cả hai tôn giáo này đều coi trọng trà, vì thế vai trò và tầm quan ...
Lý do không nên uống trà khi đói bụng
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3164 18:54, 31/01/2024
0 0 3,342 0.0
Trà có nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng uống khi đói dễ gây kích ứng dạ dày, đau đầu, cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng.

Tất cả chúng ta đều biết đồ uống ấm vào buổi sáng có thể có lợi cho quá trình trao đổi chất và hệ tiêu hóa. Nhưng điều đó có đúng với tất cả các loại đồ uống không? ...
Lược Sử Của Trà (P4): Trà Thời Nhà Đường – Tiên Trà Pháp
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3157 21:30, 28/01/2024
0 0 3,082 0.0
Thời Đường được coi là thời đại mà lần đầu tiên văn hóa trà được chính thức ghi nhận, cùng với sự ra đời của “Trà Kinh” của Lục Vũ. Từ “Trà Kinh”, trà cũng mới được thống nhất gọi là “trà” (“茶”, chá), sau nhiều tên gọi khác nhau trước đó như “đồ” (“荼”, tú), “mính” (“茗”, ...
Bạch trà Shan tuyết Hà Giang - Niềm tự hào của Việt Nam
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3152 09:27, 25/01/2024
0 0 2,505 0.0
Sự xuất hiện của Bạch trà Shan tuyết Hà Giang trong tiệc trà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã góp phần giới thiệu đến bạn bè quốc tế về nét đẹp văn hóa trà của Việt Nam, đồng thời khẳng định vị thế của Bạch trà Shan tuyết Hà Giang trên bản đồ ...
Lược Sử Của Trà (P3): Trà Trước Thời Nhà Đường – Chử Trà Pháp
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3149 08:55, 23/01/2024
0 0 2,742 0.0
Vào thời kỳ đầu của lịch sử uống trà, người cổ đại có thể đã nhai lá chè tươi trực tiếp như một cách giải khát. Sau đó thì họ chuyển sang nấu lá chè tươi với nước và gia vị như món canh, tiếp theo là học cách phơi khô lá chè để dùng dần. Thời kỳ này, các loại cây chè hoang dã được khai thác, đến ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!