/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Ấm tử sa trải qua mấy lần nung? Tại sao phần bên trong nắp ấm lại có những hạt màu khác so với thân ấm?

2116 08:47, 13/09/2022
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Ấm tử sa trải qua mấy lần nung? Tại sao phần bên trong nắp ấm lại có những hạt màu khác so với thân ấm?
Trong giới trà đạo hẳn không ai là không biết đến ấm đất Tử Sa – dụng cụ pha trà hoàn hảo nhất hiện nay. Vậy để tạo nên chiếc ấm Tử Sa trứ danh, người nghệ nhân sẽ phải nung ấm bao nhiêu lần? Tại sao phần bên trong nắp ấm lại thường có những màu hạt khác so với thân ấm? Nếu bạn cũng đang không biết Ấm Tử Sa trải qua mấy lần nung cũng như sự khác nhau giữa nắp và thân ấm, hãy cùng chúng tôi khám phá thông qua bài viết này nhé.

Các ấm cổ trước thời Dân Quốc đều chỉ trải qua một lần nung. Nghệ nhân sẽ làm nắp ấm vừa với thân ấm, sau đó rắc một lớp bột silica và cho vào lò nung cho đến khi ra thành phẩm. Với những chiếc ấm của kiểu nung này, miệng ấm và nắp ấm khó để khít nhau, khi đậy nắp ấm lại và xoay thì thường xảy ra tình trạng không trơn tru, bị kẹt. Dần dần, cùng với yêu cầu ngày càng cao về độ khít của ấm tử sa, sau này xuất hiện một khâu trong quy trình làm ấm, đó là “chỉnh khẩu”.

Khi còn ở dạng phôi sống trước nung, nghệ nhân sẽ làm nắp ấm lớn hơn phần miệng ấm một chút. Ấm được đưa vào lò nung lần 1 để chín vừa tới (về cơ bản đã co ngót xong), rồi lại lấy ra dùng máy mài mài nhẵn phần miệng ấm, rìa nắp và những phần thừa ra của nắp ấm, sau đó họ sẽ dùng đất làm ấm đó bôi lên những phần đã mài (nhằm mục đích làm nhẵn những phần đã mài) rồi đưa vào lò nung lại một lần nữa cho ấm chín hẳn.

Khâu chỉnh khẩu ấm này sẽ để lại những vệt đất màu khác trên phần trong nắp ấm, vì họ bôi đất vào và không dùng công cụ Minh Châm để làm mịn bề mặt. Nhưng khâu chỉnh khẩu này khiến tăng độ khít giữa nắp và miệng ấm, đáp ứng được nhu cầu của phần lớn người dùng tử sa.

Chỉnh khẩu cũng có những yêu cầu nhất định:

– Nắp không được làm quá lớn, nếu không sẽ phải mài đi rất nhiều trong quá trình chỉnh khẩu và rất tốn công sức, thời gian.

– Muốn chỉnh khẩu được thì nhất định phải làm nắp to hơn miệng ấm chứ không được làm nhỏ hơn.

Vậy nên dù có thêm công đoạn chỉnh khẩu thì người nghệ nhân vẫn phải tính toán sao cho kích thước nắp lớn phù hợp, nên vẫn cần tay nghề và kinh nghiệm.

Kết luận: Ấm tử sa hiện tại cơ bản trải qua 2 lần nung, 1 lần từ lúc phôi sống cho vào lò nung đến khi cơ bản co ngót xong, 1 lần là sau khi chỉnh khẩu. Việc chỉnh khẩu là để tăng độ khít giữa nắp và miệng ấm. Phần hạt màu khác ở trong nắp ấm là do quệt đất sống vào sau khi chỉnh khẩu xong và trước khi đưa vào lò nung lần 2.

Uống Trà Thôi
Theo che-sach
Ấm tử sa trải qua mấy lần nung? Tại sao phần bên trong nắp ấm lại có những hạt màu khác so với thân ấm?
Ấm tử sa trải qua mấy lần nung? Tại sao phần bên trong nắp ấm lại có những hạt màu khác so với thân ấm?
0 0 6,839 10.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

PHỤC CHẾ NẮP ẤM TỬ SA
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3406 11:28, 06/08/2024
0 0 746 0.0
Một ấm trà bằng đất tử sa cần phải trải qua nhiều quy trình từ sản xuất đến nung, trong quá trình nung có rất nhiều yếu tố không thể kiểm soát được. Chi phí và rủi ro khi chế tác riêng nắp ấm thường gấp vài lần so với việc chế tạo một chiếc ấm, rất có thể phải làm hàng chục lần mới có thể thành ...
Bát gốm 1.000 năm tuổi giá gần 40 triệu USD
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3390 14:51, 22/07/2024
4 0 801 0.0
Tỷ phú Trung Quốc Lưu Ích Khiêm sở hữu chiếc bát khoảng nghìn tuổi, thời Tống, giá gần 40 triệu USD.

Theo The Value, tác phẩm gốm sứ nhận chú ý của giới sưu tầm khi được triển lãm tại Hong Kong từ ngày 27/7. Vợ chồng ông Lưu Ích Khiêm mua cổ vật ở phiên đấu giá của Sotheby's năm 2017, với giá 294 triệu HKD (37,6 ...
Ấm Trà Đất Sét Có Thay Đổi Hương Vị Trà Của Bạn Không?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3373 09:55, 09/07/2024
0 0 1,140 0.0
Pha trà nên luôn đơn giản. Chọn trà, đun nước, hãm và rót ra. Với mỗi loại trà cụ thể, nếu bạn giữ các thông số pha giống nhau và sử dụng ấm trà trung tính như thủy tinh hoặc sứ, bạn sẽ có kết quả ổn định.

Đối với trà trắng và xanh nhẹ nhàng, ấm trà thủy tinh và sứ là lý tưởng vì chúng mỏng và không ...
Khám Phá lịch sử ấm trà trên thế giới
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3362 10:06, 02/07/2024
0 0 806 0.0
Bạn đã bao giờ thấy lá trà tương tự nhưng lại cho ra hương vị trà khác nhau ở những nơi khác nhau chưa? Có thể đó là do sự khác biệt ở ấm trà. Chọn ấm trà đúng cũng quan trọng như chọn lá trà chất lượng vì chỉ khi đó bạn mới có được tách trà pha hoàn hảo. Đó là lý do tại sao ấm trà có lịch sử riêng ...
Hiểu Rõ Về Dụng Cụ Pha Trà: Sự Khác Biệt Giữa Gốm Sứ và Đồ Gốm
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3355 16:00, 24/06/2024
3 0 1,064 0.0
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về hai loại dụng cụ pha trà quan trọng trong lịch sử: đồ gốm và gốm sứ. Mặc dù trà cụ bằng thủy tinh và kim loại cũng rất phổ biến, nhưng trọng tâm của bài viết sẽ là hai loại chất liệu gốm đặc biệt này.

- Gốm Sứ

Gốm sứ là một loại gốm được làm từ các ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!