/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Ấm tử sa trải qua mấy lần nung? Tại sao phần bên trong nắp ấm lại có những hạt màu khác so với thân ấm?

2116 08:47, 13/09/2022
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Ấm tử sa trải qua mấy lần nung? Tại sao phần bên trong nắp ấm lại có những hạt màu khác so với thân ấm?
Trong giới trà đạo hẳn không ai là không biết đến ấm đất Tử Sa – dụng cụ pha trà hoàn hảo nhất hiện nay. Vậy để tạo nên chiếc ấm Tử Sa trứ danh, người nghệ nhân sẽ phải nung ấm bao nhiêu lần? Tại sao phần bên trong nắp ấm lại thường có những màu hạt khác so với thân ấm? Nếu bạn cũng đang không biết Ấm Tử Sa trải qua mấy lần nung cũng như sự khác nhau giữa nắp và thân ấm, hãy cùng chúng tôi khám phá thông qua bài viết này nhé.

Các ấm cổ trước thời Dân Quốc đều chỉ trải qua một lần nung. Nghệ nhân sẽ làm nắp ấm vừa với thân ấm, sau đó rắc một lớp bột silica và cho vào lò nung cho đến khi ra thành phẩm. Với những chiếc ấm của kiểu nung này, miệng ấm và nắp ấm khó để khít nhau, khi đậy nắp ấm lại và xoay thì thường xảy ra tình trạng không trơn tru, bị kẹt. Dần dần, cùng với yêu cầu ngày càng cao về độ khít của ấm tử sa, sau này xuất hiện một khâu trong quy trình làm ấm, đó là “chỉnh khẩu”.

Khi còn ở dạng phôi sống trước nung, nghệ nhân sẽ làm nắp ấm lớn hơn phần miệng ấm một chút. Ấm được đưa vào lò nung lần 1 để chín vừa tới (về cơ bản đã co ngót xong), rồi lại lấy ra dùng máy mài mài nhẵn phần miệng ấm, rìa nắp và những phần thừa ra của nắp ấm, sau đó họ sẽ dùng đất làm ấm đó bôi lên những phần đã mài (nhằm mục đích làm nhẵn những phần đã mài) rồi đưa vào lò nung lại một lần nữa cho ấm chín hẳn.

Khâu chỉnh khẩu ấm này sẽ để lại những vệt đất màu khác trên phần trong nắp ấm, vì họ bôi đất vào và không dùng công cụ Minh Châm để làm mịn bề mặt. Nhưng khâu chỉnh khẩu này khiến tăng độ khít giữa nắp và miệng ấm, đáp ứng được nhu cầu của phần lớn người dùng tử sa.

Chỉnh khẩu cũng có những yêu cầu nhất định:

– Nắp không được làm quá lớn, nếu không sẽ phải mài đi rất nhiều trong quá trình chỉnh khẩu và rất tốn công sức, thời gian.

– Muốn chỉnh khẩu được thì nhất định phải làm nắp to hơn miệng ấm chứ không được làm nhỏ hơn.

Vậy nên dù có thêm công đoạn chỉnh khẩu thì người nghệ nhân vẫn phải tính toán sao cho kích thước nắp lớn phù hợp, nên vẫn cần tay nghề và kinh nghiệm.

Kết luận: Ấm tử sa hiện tại cơ bản trải qua 2 lần nung, 1 lần từ lúc phôi sống cho vào lò nung đến khi cơ bản co ngót xong, 1 lần là sau khi chỉnh khẩu. Việc chỉnh khẩu là để tăng độ khít giữa nắp và miệng ấm. Phần hạt màu khác ở trong nắp ấm là do quệt đất sống vào sau khi chỉnh khẩu xong và trước khi đưa vào lò nung lần 2.

Uống Trà Thôi
Theo che-sach
Ấm tử sa trải qua mấy lần nung? Tại sao phần bên trong nắp ấm lại có những hạt màu khác so với thân ấm?
Ấm tử sa trải qua mấy lần nung? Tại sao phần bên trong nắp ấm lại có những hạt màu khác so với thân ấm?
0 0 2,306 10.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

ẤM GANG TESUBIN NHẬT BẢN TRĂM NĂM CHẤT LƯỢNG PHA TRÀ CÀNG NGON?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2769 10:17, 18/07/2023
0 0 610 0.0
Ra đời từ thế kỷ XVI dưới thời Edo, ấm gang Tesubin là loại ấm nổi tiếng của Nhật Bản. Trải qua hàng trăm năm phát triển, Tesubin đã trở thành thương hiệu ấm nổi tiếng thế giới. Ngày nay, những chiếc ấm gang Tesubin thời Minh Trị đang được “săn lùng” không chỉ vì giá trị cổ vật của nó…

Trong tiếng ...
GIẢI HOÀNG NÊ - 蟹黄泥
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2737 11:55, 05/07/2023
0 0 699 0.0
Giải Hoàng Nê (Bùn vàng cua), còn được gọi là "bùn xoài", là một loại khoáng sản được sản xuất ở núi Hoàng Long, Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô. Quặng thô của nó có màu gần như trắng, với đốm xanh đậm. Ngoài việc sử dụng làm phôi bùn trong sản xuất đồ gốm, nó cũng có thể được nghiền và sàng thành hạt mịn ...
Lịch sử của Kiến Diêu
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2720 13:51, 24/06/2023
0 0 845 0.0
Kiến diêu (Jianzhan) là tên gọi của dòng gốm sứ cổ xuất hiện vào khoảng thời nhà Đường, và được chế tác ở lò gốm thuộc phủ Kiến Ninh, Kiến An, nay thuộc trấn Thủy Cát, Kiến Dương, Phúc Kiến, Trung Quốc. Điểm nổi bật của Kiến Diêu là chất men đen được nung ở nhiệt độ rất cao (khoảng 1300 độ C).

Do ...
Ấm trà Tri kỷ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2696 16:24, 15/06/2023
0 0 760 0.0
Truyền thuyết kể rằng đã lâu lắm rồi, có một vị tài chủ cực kỳ thích uống trà. Bất cứ ai đến uống trà ở nhà ông, bất luận giàu hay nghèo, chỉ cần đến, ông sẽ ngay lập tức gọi gia nhân phục vụ.

Một ngày, một người ăn mày áo quần rách rưới đến cửa nhà tài chủ. Ông ta chẳng xin thức ăn, chỉ nói ...
Lịch sử của Nhữ Diêu (Ru ware)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2677 09:14, 08/06/2023
0 0 880 0.0
Gốm Nhữ không những được xếp hạng là “anh cả” trong Ngũ đại danh diêu thời Tống mà còn được đánh giá là một trong những dòng gốm có địa vị cao nhất trong lịch sử hay là đỉnh cao gốm sứ nhân loại.

Trong những năm 1100, gốm Nhữ được làm chỉ dành riêng cho Hoàng gia. Được cho là lấy cảm hứng từ giấc ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!