/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tinh tế và khéo léo như trà nương

2120 08:28, 14/09/2022
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Tinh tế và khéo léo như trà nương
Trà nương - tên gọi cho những người phụ nữ am hiểu về trà và có những kỹ thuật pha trà độc đáo. Công việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn, đam mê, sự khéo léo và cả sự tinh tế để pha ra được những chén trà ngon, giữ được hương vị của từng loại trà

Để pha được ấm trà ngon, thơm, vừa nước cần có một trà nương tinh tế, nhanh nhạy và am hiểu về trà. Thoạt nhìn cách pha trà của các trà nương có lẽ ai cũng nghĩ đây là một công việc cần sự dẻo dai, khéo léo và luyện tập kỹ lưỡng tỉ mỉ. Đúng vậy, pha trà không đơn thuần chỉ để pha búp chè khô hòa lẫn nước rồi rót ra chén, mà ở đây pha trà là cả một nghệ thuật. Người được chọn làm trà nương cũng cần phải am hiểu trước hết về trà, về cách nhận biết, cách để trà ngấm, cách làm sạch bụi trần, và cách dâng trà.

Trà nương là tên gọi dùng để chỉ những người phụ nữ am hiểu về trà và có những kỹ thuật pha trà độc đáo. Công việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn, đam mê, sự khéo léo và cả sự tinh tế để pha ra được những chén trà ngon, giữ được hương vị của từng loại trà.

Trà nương không đòi hỏi nhiều về ngoại hình, nhưng cần phải chăm chỉ và không ngừng học hỏi và đặc biệt phải có niềm yêu thích, đam mê với trà. Làm trà nương giúp các cô gái tập tính khiêm nhường, từ tốn nhưng không phải là chậm chạp, lề mề. Các cô gái được học về trà, nguồn gốc cây trà và học cách pha trà như một hình thức lễ nghi, dù cho uống một người (độc ẩm), hai người (đối ẩm), ba người, bốn người hay nhiều người (quần ẩm) thì cung cách pha trà, rót trà, nâng ly trà vẫn được giữ nguyên. Sự tinh tế của người trà nương còn thể hiện trong cách đem ấm chén ra cho khách, mùa đông, các cô gái chuẩn bị chén cao để giữ nhiệt được lâu hơn, mùa hạ lại dùng chén thấp, xòe để tỏa nhiệt nhanh.

Cách mời trà thể hiện sự nhanh nhạy của trà nương, các cô đoán vai vế theo độ tuổi, mời người lớn trước, người trẻ sau. Cử chỉ khoan thai, nhẹ nhàng mà không kém phần nhiệt tình, hiếu khách, cung kính khách thưởng trà thể hiện qua từng động tác pha trà, cúi dâng mời trà sẽ đem lại những chén trà ngon, đầy ý vị.

Trà nương trước hết cần có kiến thức về trà và một yếu tố quan trọng làm nên một chén trà ngon lại đậm tình người là lòng đam mê, nhiệt tình hào hứng với công việc. Chén trà có đủ thành ý không hay, có tràn trề niềm vui, sự nhiệt tình, lòng hiếu khách hay không đều phụ thuộc vào cử chỉ tôn trọng, thái độ phục vụ khách, nụ cười lời nói nhẹ nhàng từ các trà nương. Điều đó được thể hiện qua từng hành động pha, cúi dâng mời khách, lời nói có trước có sau, có trên có dưới, cung kính khách thưởng trà. Và chính các bước pha trà đã thể hiện được lòng mến khách, tôn trọng khách.

Thú vui thưởng trà không chỉ cần loại trà ngon mà còn cần những trà nương tinh tế, am hiểu về trà, về cách nhận biết, cách để trà ngấm, cách làm sạch bụi trần và cách dâng trà, đem lại những chén trà ngon và không khí an yên cho khách.

Các trà nương thường có trí nhớ tốt, nhớ được mặt khách, tên khách và biết “gu” trà của từng khách. Khác với những quán café, người phục vụ thường chỉ đem menu và đưa ra món khách yêu cầu, trà nương tại các quán trà được phép tiếp chuyện, lắng nghe khách tâm sự, từ đó hiểu hơn về con người, cuộc sống của họ. Các trà nương bộc bạch, có nhiều người đã từ khách trà trở thành bạn trà, cùng nhau chia sẻ kiến thức, thú vui thưởng trà và cả những câu chuyện về cuộc sống.

Uống Trà Thôi
Sưu tầm internet
Tinh tế và khéo léo như trà nương
0 0 9,381 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

LỤC VŨ PHA TRÀ
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3185 22:58, 15/02/2024
1 0 1,795 10.0
Hoàng đế Đại Tông của nhà Đường là người đam mê và thường xuyên thưởng trà, trong cung có những người pha trà rất giỏi. Nghe đồn nhà sư Tích Công ở Cánh Lăng là người có “nội công rất thâm hậu” về môn thưởng trà, nhưng chỉ uống trà do đệ tử là Lục Vũ pha, tuyệt không uống trà do người khác pha, ...
Cổ nhân dạy “Trà tam tửu tứ”: Ẩn chứa nhiều ý vị sâu xa
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3181 22:58, 12/02/2024
0 0 1,991 0.0
Trà vốn là thức uống dùng để thưởng thức nên phải chia thành 3 ngụm, một hớp, hai hớp và ba hớp. Khi ba chén lần lượt được cất lên, một mặt sẽ phản ánh được sự dung hòa của văn hóa trà, mặt khác cũng phản ánh tinh thần khiêm tốn và kính trọng người cao tuổi, các bậc hiền đức từ lâu đời.

Từ trước ...
Lược Sử Của Trà (P6): Trà Thời Nhà Nguyên
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3178 23:22, 08/02/2024
0 0 1,776 0.0
Vào thời nhà Nguyên, văn hóa trà không phát triển quá nổi bật nhưng lại có ý nghĩa kết nối giữa hai thời đại phát triển quan trọng của trà, đó là thời Tống của quá khứ và thời Minh trong tương lai. Vào cuối thời nhà Nguyên, đã có sự xuất hiện của trà lá rời, cũng như sự hoàn thiện của phương pháp sản ...
Nguồn gốc cách đặt tên các loại trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3174 08:46, 06/02/2024
0 0 1,854 0.0
Theo những thống kê ban đầu thì cả thế giới có khoảng 3.000 giống và chi trà khác nhau. Thế nên tên của trà cũng muôn màu muôn vẻ. Có một số loại danh trà thì có cả một truyền thuyết hay câu chuyện lịch sử đằng sau cái tên, có loại thì cái tên đơn giản chỉ là mô tả ngoại hình hay nơi cây trà lớn lên. Tên ...
Lược Sử Của Trà (P5): Trà Thời Nhà Tống – Điểm Trà Pháp
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3167 21:13, 02/02/2024
0 0 2,109 0.0
Dưới thời nhà Tống, Thiền tông trở thành tông phái Phật giáo lớn nhất và có mối quan hệ sâu rộng với chính quyền. Đạo giáo cũng trở thành tôn giáo có sức ảnh hưởng lớn, đặc biệt đối với tầng lớp tu sĩ muốn tu tiên để cầu trường sinh. Cả hai tôn giáo này đều coi trọng trà, vì thế vai trò và tầm quan ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!