/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Lịch sử ấm tử sa – Một trong 4 quốc bảo của Trung Quốc

2148 09:17, 22/09/2022
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Lịch sử ấm tử sa – Một trong 4 quốc bảo của Trung QuốcQuá trình luyện đất
Lịch sử hình thành ấm trà tử sa Nghi Hưng

Lịch sử làm tử sa thì dài đến cả vài ngàn năm, kĩ thuật làm tử sa được kế thừa và phát triển từ kĩ thuật làm đồ gốm. Từ xa xưa người Trung Quốc đã lấy đất tử sa làm đồ dùng, nhưng làm thành ấm sử tử sa trung quốc được mọi người công nhận phải đến đời nhà Minh (1368-1644)

Lúc đó có một thư đồng tên là Cung Xuân, dựa theo hình dạng của bướu cây, làm một chiếc ấm, được văn nhân mặc khách khen ngợi. Từ lúc đó, ấm tử sa bắt đầu hưng thịnh.

Mặc dù trông giống làm từ đất nhưng nguyên liệu của nó là Quặng – Sau khi được chọn, nghiền, luyện thì trở thành đất tử sa để làm ấm. Có câu, quặng tử sa trong thiên hạ đều bắt nguồn từ Nghi Hưng. Vì chỉ có quặng tử sa ở Nghi Hưng mới làm được ấm tử sa đặc biệt.

Đất tử sa có 4 loại chính lớn là: Tử Nê, Lục Nê, Hồng Nê, Đoạn Nê. Trong mỗi loại còn phân chia ra rất nhiều các loại tên gọi khác.

Ấm trà tử sa được làm như thế nào?

Chọn quặng tử sa và nghiền quặng

Quặng tử sa được lấy từ đỉnh núi Hoàng Long Sơn của thị trấn Đinh Thục, Nghi Hưng. Tên khoa học của quặng tử sa là đất sét khoáng Aluminosilicat. Quặng khai thác về được phơi lộ thiên để dùng mưa gió sương tuyết của thiên nhiên làm quặng phong hoá.

Khi tơi hẳn ra thì được chọn lọc để loại bỏ tạp chất và phân loại quặng. Công việc tỉ mỉ và đặc biệt tốn thời gian này bắt buộc phải dùng sức người vì máy móc không phân biệt được quặng tốt xấu. Quặng tử sa chọn lọc xong sẽ được đem đi nghiền.

Trước đây quặng được nghiền bằng cối đá xay nhưng ngày nay thì việc nghiền quặng đã có máy móc hỗ trợ nên công tác nghiền quặng đã được đẩy nhanh lên rất nhiều. Quặng nghiền xong sẽ được dùng sàng để lọc. Tuỳ vào mong muốn và mức độ mịn màng của ấm mà nghệ nhân sẽ chọn loại sàng phù hợp.

Đơn vị đo lường đường kính mắt sàng là MESH – Đơn vị đo lường quốc tế: 80 MESH là 0.2mm, 100 MESH là 0.15 mm. Nếu chọn nguyên liệu được lọc qua sàng 100 MESH trở lên, ấm tử sa sẽ trơn láng, mịn màng như ngọc.

Luyện đất và ủ đất

Bột quặng tử sa sàng lọc xong sẽ được luyện bằng cách trộn với nước sau đó đập nhuyễn nhiều lần để các phần tử trong đất ép chặt vào nhau, dồn không khí ra ngoài, đến khi dùng dao cắt đất, thấy mặt cắt bằng phẳng và bóng mới đạt..

Quá trình luyện đất chính là khiến bột tử sa trở thành đất. Mỗi nghệ nhân làm ấm đều có công thức pha phối đất riêng.

Đất đã luyện xong sẽ được dùng vải dầu bọc lại và cho vào hũ kín vài tháng. Bước này này gọi là ủ đất. Mục đích của ủ đất là khiến muối cacbonat và hợp chất hữu cơ được phân giải triệt để và để nước ngấm và phân bố đều.

Chế tác ấm

Đất ủ xong sẽ được lấy ra làm ấm. Tuỳ vào từng sở thích và ý tưởng thiết kế của nghệ nhân làm ấm mà ấm sẽ được làm thành các dáng ấm tử sa.

Đầu tiên là làm thân ấm - Đế ấm - Nắp ấm - Đục lỗ và làm vòi ấm - Quai ấm - Trang trí ấm

Quá trình này thể hiện rất rõ trình độ và kinh nghiệm của thợ làm ấm. Tất cả những nét đẹp và sự thu hút của ấm tử sa đều nằm ở các khâu này và no cũng ảnh hưởng nhiều nhất đến giá thành của ấm.

Nung ấm

Tuỳ vào các loại đất dùng để làm ấm mà có các nhiệt độ nung khác nhau. Ví du: Tử Nê thường được nung ở độ 1180 độ c, Đoạn Nê thường ở 1200 độ C, Hồng Nê thường ở 1100 độ C. Phôi đất làm từ khoáng tử sa phải đem nung mới hoàn thành sự thay đổi từ đất thành gốm.

Uống Trà Thôi
Theo An Nhi Trà
Lịch sử ấm tử sa – Một trong 4 quốc bảo của Trung QuốcTuỳ vào đặc tính các loại đất mà có các màu sắc khác.
Lịch sử ấm tử sa – Một trong 4 quốc bảo của Trung QuốcChọn lọc quặng
Lịch sử ấm tử sa – Một trong 4 quốc bảo của Trung QuốcCác mẫu ấm cơ bản
1 0 3,728 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Ấm
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
382 14:30, 15/06/2021
0 0 5,172 0.0
Xung quanh chiếc ấm “Thụ Anh” của Cung Xuân (đời Minh)

Năm 1928, Ông Trữ Nam Cường, một danh sĩ Nghi Hưng mua được chiếc ấm Tử Sa dáng vẻ rất cổ xưa tại Thọ Châu. Màu sắc của chiếc ấm cũ kỹ, thân ấm bầu tròn không theo qui tắc, bế mặt lồi lõm trông như vỏ cây khô, đầy những nếp nhăn, dưới quai ấm khắc ...
Trào lưu chế tác ấm tử sa phỏng cổ những năm đầu thế kỉ XX
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
229 09:26, 07/06/2021
0 0 4,807 0.0
Những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 là thời kỳ suy tàn của chế độ phong kiến, thời đại mới manh nha và cũng là thời kỳ đặc biệt của ngành làm ấm trà Tử Sa. Vào những năm Dân quốc đầu tiên ở Trung Quốc, rộ lên phong trào sưu tập đồ sứ cổ, người từ bốn phương tranh nhau mua vét, thủ giữ làm của ...
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ ẤM TỬ SA NGHI HƯNG
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
171 10:23, 04/06/2021
1 0 3,609 0.0
Theo truyền tụng, Phạm Lãi là người đầu tiên tìm ra chất đất sét vùng Thái Hồ. Sau khi phá xong quân Ngô, ông về ẩn cư nơi đây, lấy việc nặn đồ gốm làm trò tiêu khiển. Thế nhưng thời đó chưa làm ấm trà.
Cứ theo những di chỉ khai quật được thì ngay từ đời Tống (920-1279) người ta đã làm ấm trà ở đất ...
TÌM HIỂU VỀ ẤM NHẤT XƯỞNG
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
78 11:38, 27/05/2021
1 0 2,666 0.0
TÌM HIỂU VỀ ẤM NHẤT XƯỞNG

Nói đến ấm Xưởng Công Nghệ Tử Sa, có thể có chút la lẫm đối với những hồ hữu mới chơi, còn những vị sưu tập thâm niên thì có những tâm đắc không giống nhau, những vị kỹ tính và có chút khắt khe về kỹ thuật chế tác ấm thì ít có thể chấp nhận đuợc ấm nhất xưởng, ...
Ấm Tử Sa qua góc nhìn của các nhà khoa học
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
64 13:35, 26/05/2021
1 0 2,356 0.0
Ấm Tử Sa là loại ấm được làm từ đất ‘tử sa’ hay còn gọi là đất tím. Loại ấm này hiện nay được xem là niềm đam mê của rất nhiều nhà sưu tầm và chơi ấm tại Việt Nam. Về khía cạnh thưởng trà, ấm tử sa được xem là có khả năng khai mở hết tiềm năng của trà pha trong ấm. Thậm chí là tác động hương ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!