/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Trà khí trong nghệ thuật thưởng trà

2151 08:58, 24/09/2022
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Trà khí trong nghệ thuật thưởng trà
Trong nghệ thuật thưởng trà, trà ngon không chỉ được cảm nhận qua sắc nước, hương trà, vị trà mà những bậc trà nhân còn thấu hiểu cả “trà khí”. Khi thưởng thức trà ngon, ta cảm nhận được sự thư thái, dễ chịu. Tinh thần tỉnh táo, cơ thể được thả lỏng và thư giãn. Cổ nhân nói rằng đó là khi cơ thể đang dung nạp “khí” trong trà.

Trà khí là gì?

Trong thế giới của những trà nhân “chính hiệu” thì trà ngon không chỉ được phân định bằng màu sắc, hương vị hay hình dáng cánh trà, mà nó còn phải có “trà khí” – một dạng năng lượng tồn tại bên trong trà và có tác động lên chính bản thân của người uống trà.

Đối với những người thường xuyên uống trà, chắc chắn đã từng gặp tình huống: khi uống một loại trà nào đó, có người sẽ bị nấc, có người thì đỏ tai, có người nóng bừng mặt, có người thì đổ mô hôi nhưng cũng có người không có phản ứng ý. Người ta gọi đây chính là biểu hiện của trà khí.

Trước khi tìm hiểu về trà khí, hãy cùng tìm hiểu một chút về “khí” trong cụm “trà khí”. Khi theo giải thích của người Trung Quốc là một dạng năng lượng tồn tại trong cơ thể của mỗi con người. Dạng năng lượng này luôn luân chuyển trong cơ thể chúng ta và luôn có sự cân bằng về khí giữa các bộ phận trong cơ thể. Sự cân bằng của khi cũng thay đổi khi tâm trạng chúng ta thay đổi. Ăn uống cũng chính là cách chúng ta “bổ sung” thêm "khí" vào cơ thể, và uống trà được tin là một trong những thứ giàu "khí" nhất. Trà khí là một dạng năng lượng ẩn chứa trong nước trà, loại năng lượng này có thể thẩm thấu vào cơ thể của con người và đả thông các kinh mạch. Khi năng lượng này lan tỏa, nó khiến cơ thể con người cảm thấy thoải mái, tâm trạng vui vẻ và sảng khoái hơn.

Từ xưa cho đến nay, các bậc hiền sĩ yêu thích trà vì tinh khí của nó. Cho nên, hiểu vì nguyên nhân làm cho trà được ưu thích trong giới thiền đạo (tính chất thiền vi diệu đã hòa chung vào cuộc sống) là điều cần thiết trong những giây phút thể nghiệm. Khi trà khí được gìn giữ, giây phút thưởng trà càng thêm thăng hoa. Nếu chúng ta không có được mức độ cảm ngộ cần thiết, rất nhiều yếu tố liên quan đến trà, hay những tinh túy của nó cũng như trong bản thể chúng ta, vô tình chúng ta bỏ lỡ những giây phút cảm nghiệm không có lại lần thứ hai trong đời ngoài những hương hậu tinh tế của nó.

Khí – một trong bốn nguyên tố cấu thành nên vạn vật trong vũ trụ, và là yếu tố quan trọng hàng đầu của thuật điều thân dưỡng khí trong y học cổ truyền. Khí thông thân khỏe mạnh, khí bế người ốm đau. Cho nên, ngoài việc thực hành khí công, người xưa còn ứng dụng nguyên tố khí vào thực phẩm và đồ uống, giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe, và đương nhiên Khí cũng tồn tại trong Trà. Với tinh thần của thiền trà, thông qua việc nghiên cứu trà khí giúp ta tìm hiểu sâu hơn bản thể của chính chúng ta, nhưng giây phút này, quan trọng hơn, lần nữa ta lại pha ấm trà dành riêng cho mình…

Những yếu tố quyết định đến trà khí

Theo quan niệm, trà càng quý, càng ngon thì trà khí càng mạnh. Vùng nguyên liệu trồng trà là yếu tố quan trọng quyết định đến trà khí. Những cây trà sinh trưởng và phát triển tự nhiên tại các vùng đất tốt, hội tụ tinh hoa đất trời sẽ cho chất lượng trà tốt nhất.

Tuổi của cây trà là một yếu tố quan trọng khác. Cây trà càng lớn tuổi thì càng nhiều khí, bởi cây trà sống qua hàng trăm năm thì cũng ngần ấy thời gian hấp thụ tinh hoa của trời đất.

Vùng Tây Bắc nước ta có những cây trà cổ thụ, sinh trưởng và phát triển tự nhiên qua hàng trăm, mang đến dòng trà thượng hạng.

Yếu tố cuối cùng quyết định đến trà khí là tuổi của trà. Có một loại trà càng lưu trữ lâu càng thơm ngon và càng có giá trị cao là trà bánh Phổ Nhĩ. Đây là dòng trà lên men. Nhiều người cho rằng trà Phổ Nhĩ để càng lâu thì càng hấp thụ nhiều “khí” nên những bánh trà Phổ Nhĩ nhiều tuổi thường rất đắt.

Lý giải khoa học của hiện tượng trà khí

“Khí” hay “khí công" vẫn đang là chủ đề tranh cãi vì thật sự chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng nào chứng minh cho vấn đề này. Và “trả khí" được tin rằng chỉ là tác dụng của những thành phần hóa học có trong trà.

Trong trà có chứa một chất gọi là Theanine, đây là chất có tác dụng kích thích não bộ sản sinh ra dopamine tạo cảm giác tỉnh táo, thư thái và tràn đầy năng lượng.

Một nhóm các nhà khoa học đến từ Pakistan cũng đã từng nghiên cứu tác dụng của trà đối với bệnh béo phì, stress, trầm cảm, chứng Parkinson và một số triệu chứng khác. Họ nhận thấy rằng trà xanh có tác dụng làm tăng dopamine trong não khiến chúng ta cảm thấy vui thú và khoái lạc. Qua đó trà có tiềm năng điều trị nhiều bệnh về thần kinh như stress, trầm cảm hay mất trí nhớ.

Ngoài ra trong trà còn chứa 2 thành phần khác là Theophylline và Theobromine, các chất này cùng Caffein đều thuộc một nhóm chất gọi là Xanthines.

– Theophylline là chất giúp cơ bắp của chúng ta được thư giãn và thả lỏng. Chất này còn giúp điều hòa nhịp tim, giúp nhịp hít thở đều hơn.

– Theobromine cũng giúp điều hòa nhịp tim, điều hòa máu lưu thông và giảm huyết áp.

– Caffeine là chất phổ biến có trong trà lẫn cà phê. Làm tăng nhịp tim khiến máu lưu thông nhanh hơn, từ đó giúp tỉnh táo và nâng cao sự tập trung.

Những chất này đều có trong trà và khi uống trà, ít nhiều chúng ta đều cảm thấy những tác dụng kể trên. Trà ngon thường giàu dưỡng chất hơn vì thường được thu hoạch đúng mùa, độ cao và nhiều điều kiện tự nhiên khác. Do đó khi uống trà, đặc biệt là trà ngon như trà Shan Tuyết cổ thụ thì người uống thường cảm thấy những tác động rất riêng mà không thể tìm thấy ở những loại trà có phẩm chất kém hơn.

Uống Trà Thôi
Sưu tầm Internet
Trà khí trong nghệ thuật thưởng trà
0 0 8,290 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

9 thuật ngữ trên bàn trà, không hiểu thì thiệt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3188 13:24, 17/02/2024
1 0 3,561 0.0
“Trà” là một trong những nét đặc trưng của văn hóa, đồng thời nó cũng mang nhiều nội hàm phong phú. Người xưa thích đãi khách bằng trà, một tách trà tưởng chừng như đơn giản lại bao hàm rất nhiều tri thức: Châm trà, phẩm trà, thiêm trà đều được chú trọng. (Rót trà, ngửi trà và nếm trà)

Bạn phải biết ...
LỤC VŨ PHA TRÀ
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3185 22:58, 15/02/2024
1 0 3,489 10.0
Hoàng đế Đại Tông của nhà Đường là người đam mê và thường xuyên thưởng trà, trong cung có những người pha trà rất giỏi. Nghe đồn nhà sư Tích Công ở Cánh Lăng là người có “nội công rất thâm hậu” về môn thưởng trà, nhưng chỉ uống trà do đệ tử là Lục Vũ pha, tuyệt không uống trà do người khác pha, ...
Cổ nhân dạy “Trà tam tửu tứ”: Ẩn chứa nhiều ý vị sâu xa
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3181 22:58, 12/02/2024
0 0 3,950 0.0
Trà vốn là thức uống dùng để thưởng thức nên phải chia thành 3 ngụm, một hớp, hai hớp và ba hớp. Khi ba chén lần lượt được cất lên, một mặt sẽ phản ánh được sự dung hòa của văn hóa trà, mặt khác cũng phản ánh tinh thần khiêm tốn và kính trọng người cao tuổi, các bậc hiền đức từ lâu đời.

Từ trước ...
Lược Sử Của Trà (P6): Trà Thời Nhà Nguyên
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3178 23:22, 08/02/2024
0 0 3,420 0.0
Vào thời nhà Nguyên, văn hóa trà không phát triển quá nổi bật nhưng lại có ý nghĩa kết nối giữa hai thời đại phát triển quan trọng của trà, đó là thời Tống của quá khứ và thời Minh trong tương lai. Vào cuối thời nhà Nguyên, đã có sự xuất hiện của trà lá rời, cũng như sự hoàn thiện của phương pháp sản ...
Nguồn gốc cách đặt tên các loại trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3174 08:46, 06/02/2024
0 0 4,024 0.0
Theo những thống kê ban đầu thì cả thế giới có khoảng 3.000 giống và chi trà khác nhau. Thế nên tên của trà cũng muôn màu muôn vẻ. Có một số loại danh trà thì có cả một truyền thuyết hay câu chuyện lịch sử đằng sau cái tên, có loại thì cái tên đơn giản chỉ là mô tả ngoại hình hay nơi cây trà lớn lên. Tên ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!