/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Trà khí trong nghệ thuật thưởng trà

2151 08:58, 24/09/2022
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Trà khí trong nghệ thuật thưởng trà
Trong nghệ thuật thưởng trà, trà ngon không chỉ được cảm nhận qua sắc nước, hương trà, vị trà mà những bậc trà nhân còn thấu hiểu cả “trà khí”. Khi thưởng thức trà ngon, ta cảm nhận được sự thư thái, dễ chịu. Tinh thần tỉnh táo, cơ thể được thả lỏng và thư giãn. Cổ nhân nói rằng đó là khi cơ thể đang dung nạp “khí” trong trà.

Trà khí là gì?

Trong thế giới của những trà nhân “chính hiệu” thì trà ngon không chỉ được phân định bằng màu sắc, hương vị hay hình dáng cánh trà, mà nó còn phải có “trà khí” – một dạng năng lượng tồn tại bên trong trà và có tác động lên chính bản thân của người uống trà.

Đối với những người thường xuyên uống trà, chắc chắn đã từng gặp tình huống: khi uống một loại trà nào đó, có người sẽ bị nấc, có người thì đỏ tai, có người nóng bừng mặt, có người thì đổ mô hôi nhưng cũng có người không có phản ứng ý. Người ta gọi đây chính là biểu hiện của trà khí.

Trước khi tìm hiểu về trà khí, hãy cùng tìm hiểu một chút về “khí” trong cụm “trà khí”. Khi theo giải thích của người Trung Quốc là một dạng năng lượng tồn tại trong cơ thể của mỗi con người. Dạng năng lượng này luôn luân chuyển trong cơ thể chúng ta và luôn có sự cân bằng về khí giữa các bộ phận trong cơ thể. Sự cân bằng của khi cũng thay đổi khi tâm trạng chúng ta thay đổi. Ăn uống cũng chính là cách chúng ta “bổ sung” thêm "khí" vào cơ thể, và uống trà được tin là một trong những thứ giàu "khí" nhất. Trà khí là một dạng năng lượng ẩn chứa trong nước trà, loại năng lượng này có thể thẩm thấu vào cơ thể của con người và đả thông các kinh mạch. Khi năng lượng này lan tỏa, nó khiến cơ thể con người cảm thấy thoải mái, tâm trạng vui vẻ và sảng khoái hơn.

Từ xưa cho đến nay, các bậc hiền sĩ yêu thích trà vì tinh khí của nó. Cho nên, hiểu vì nguyên nhân làm cho trà được ưu thích trong giới thiền đạo (tính chất thiền vi diệu đã hòa chung vào cuộc sống) là điều cần thiết trong những giây phút thể nghiệm. Khi trà khí được gìn giữ, giây phút thưởng trà càng thêm thăng hoa. Nếu chúng ta không có được mức độ cảm ngộ cần thiết, rất nhiều yếu tố liên quan đến trà, hay những tinh túy của nó cũng như trong bản thể chúng ta, vô tình chúng ta bỏ lỡ những giây phút cảm nghiệm không có lại lần thứ hai trong đời ngoài những hương hậu tinh tế của nó.

Khí – một trong bốn nguyên tố cấu thành nên vạn vật trong vũ trụ, và là yếu tố quan trọng hàng đầu của thuật điều thân dưỡng khí trong y học cổ truyền. Khí thông thân khỏe mạnh, khí bế người ốm đau. Cho nên, ngoài việc thực hành khí công, người xưa còn ứng dụng nguyên tố khí vào thực phẩm và đồ uống, giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe, và đương nhiên Khí cũng tồn tại trong Trà. Với tinh thần của thiền trà, thông qua việc nghiên cứu trà khí giúp ta tìm hiểu sâu hơn bản thể của chính chúng ta, nhưng giây phút này, quan trọng hơn, lần nữa ta lại pha ấm trà dành riêng cho mình…

Những yếu tố quyết định đến trà khí

Theo quan niệm, trà càng quý, càng ngon thì trà khí càng mạnh. Vùng nguyên liệu trồng trà là yếu tố quan trọng quyết định đến trà khí. Những cây trà sinh trưởng và phát triển tự nhiên tại các vùng đất tốt, hội tụ tinh hoa đất trời sẽ cho chất lượng trà tốt nhất.

Tuổi của cây trà là một yếu tố quan trọng khác. Cây trà càng lớn tuổi thì càng nhiều khí, bởi cây trà sống qua hàng trăm năm thì cũng ngần ấy thời gian hấp thụ tinh hoa của trời đất.

Vùng Tây Bắc nước ta có những cây trà cổ thụ, sinh trưởng và phát triển tự nhiên qua hàng trăm, mang đến dòng trà thượng hạng.

Yếu tố cuối cùng quyết định đến trà khí là tuổi của trà. Có một loại trà càng lưu trữ lâu càng thơm ngon và càng có giá trị cao là trà bánh Phổ Nhĩ. Đây là dòng trà lên men. Nhiều người cho rằng trà Phổ Nhĩ để càng lâu thì càng hấp thụ nhiều “khí” nên những bánh trà Phổ Nhĩ nhiều tuổi thường rất đắt.

Lý giải khoa học của hiện tượng trà khí

“Khí” hay “khí công" vẫn đang là chủ đề tranh cãi vì thật sự chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng nào chứng minh cho vấn đề này. Và “trả khí" được tin rằng chỉ là tác dụng của những thành phần hóa học có trong trà.

Trong trà có chứa một chất gọi là Theanine, đây là chất có tác dụng kích thích não bộ sản sinh ra dopamine tạo cảm giác tỉnh táo, thư thái và tràn đầy năng lượng.

Một nhóm các nhà khoa học đến từ Pakistan cũng đã từng nghiên cứu tác dụng của trà đối với bệnh béo phì, stress, trầm cảm, chứng Parkinson và một số triệu chứng khác. Họ nhận thấy rằng trà xanh có tác dụng làm tăng dopamine trong não khiến chúng ta cảm thấy vui thú và khoái lạc. Qua đó trà có tiềm năng điều trị nhiều bệnh về thần kinh như stress, trầm cảm hay mất trí nhớ.

Ngoài ra trong trà còn chứa 2 thành phần khác là Theophylline và Theobromine, các chất này cùng Caffein đều thuộc một nhóm chất gọi là Xanthines.

– Theophylline là chất giúp cơ bắp của chúng ta được thư giãn và thả lỏng. Chất này còn giúp điều hòa nhịp tim, giúp nhịp hít thở đều hơn.

– Theobromine cũng giúp điều hòa nhịp tim, điều hòa máu lưu thông và giảm huyết áp.

– Caffeine là chất phổ biến có trong trà lẫn cà phê. Làm tăng nhịp tim khiến máu lưu thông nhanh hơn, từ đó giúp tỉnh táo và nâng cao sự tập trung.

Những chất này đều có trong trà và khi uống trà, ít nhiều chúng ta đều cảm thấy những tác dụng kể trên. Trà ngon thường giàu dưỡng chất hơn vì thường được thu hoạch đúng mùa, độ cao và nhiều điều kiện tự nhiên khác. Do đó khi uống trà, đặc biệt là trà ngon như trà Shan Tuyết cổ thụ thì người uống thường cảm thấy những tác động rất riêng mà không thể tìm thấy ở những loại trà có phẩm chất kém hơn.

Uống Trà Thôi
Sưu tầm Internet
Trà khí trong nghệ thuật thưởng trà
0 0 8,354 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Bạch trà - trà hiếm hoi nhất trên thế giới có gì đặc biệt?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1982 09:49, 16/07/2022
0 0 8,171 10.0
Tất cả các loại trà thật sự đều cùng loài Camellia sinensis. Tuy nhiên, do điều kiện trồng, phương pháp chế biến và địa điểm khác nhau đã khiến trà phát triển thành những loại khác nhau. Ngoài trà đen và trà xanh, còn 4 loại trà khác.

Loại hiếm hoi nhất là trà trắng (bạch trà), chủ yếu được sản xuất ở Trung ...
Trà và Thiền trong văn hóa Phật giáo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1971 09:21, 13/07/2022
0 0 8,491 0.0
Hương vị của trà đã thấm sâu vào trong cuộc sống thường nhật, vị chát rồi ngọt của trà đã đi vào tâm thức của bao lớp người trong kiếp nhân sinh. Rồi trà như cam lộ nhuận thắm cửa thiền sâu lắng, gợi lên khúc đại từ sắc sắc không không.

Không biết từ khi nào mà trà trở thành một trong những thứ không ...
Một tách trà là niềm vui thanh đạm, giữa phồn hoa ta thấy được thuần chân
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1965 09:08, 11/07/2022
1 1 7,794 0.0
Thuở nhỏ tôi rất sợ uống trà, vừa nhìn thấy liền nhăn mặt, đến khi cổ họng khát khô mới chịu vớ lấy chiếc chén mà nhắm mắt nhắm mũi uống, ực một cái là xong hết! Sau này lớn lên mới biết, thì ra, hoa có hương sắc của hoa, nước có ý vị của nước, ấm có tâm tình của ấm, mà trà lại có đạo lý của ...
Khổng Tử chưa bao giờ được thưởng thức trà, lý do chưa ai cãi?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1958 09:02, 08/07/2022
1 0 8,905 0.0
Nhiều tài liệu cho rằng, trà Trung Quốc lần đầu tiên được ghi chép trong triều đại nhà Chu, ban đầu người ta ca ngợi trà chỉ vì giá trị y học của nó. Ngay cả Khổng Tử (551 - 479 trước CN) cũng chưa từng thưởng thức trà.

Nhiều thời gian sau… Khổng Tử, trà mới thật sự trở thành thức uống ở Trung Quốc, rồi ...
Trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1953 09:00, 06/07/2022
0 0 11,129 0.0
Trà "cắm tăm" là cách pha trà đặc biệt. Chén trà đậm đặc đến nỗi nếu cắm que tăm vào vẫn có thể đứng thẳng trong chén.

Trà xanh gắn bó với đủ mọi tầng lớp nhân dân từ cao sang vương giả đến các tầng lớp bình dân lao động. Thưởng trà có nhiều cách, người thích vị trà nhẹ nhàng, có chút đắng nhẹ ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!