/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Van Gogh - thiên tài đau khổ

2163 08:40, 27/09/2022
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Van Gogh - thiên tài đau khổChân dung tự họa của Vincent Van Gogh. Ảnh: artcyclopedia
Danh họa Van Gogh sống nhiều năm trong bệnh tật, nghèo đói trước khi qua đời năm 37 tuổi.

Giữa tháng 7, chuyên gia ở Scotland tìm thấy chân dung tự họa của Van Gogh sau khi chụp X-quang tác phẩm Head of a peasant woman của ông, được xem là phát kiến lớn trong quá trình nghiên cứu về nghệ sĩ nổi tiếng. Cùng lúc đó, các triển lãm tranh của họa sĩ Hà Lan diễn ra quy mô ở nhiều nơi trên thế giới như Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Hà Lan và sắp tới là Indonesia.

Theo trang Fad Magazine, từ thế kỷ 20, Van Gogh được công nhận là nghệ sĩ bậc thầy, người có sức ảnh hưởng đến lịch sử hội họa. Dù vậy sinh thời, họa sĩ sống cuộc đời nhiều đau khổ, bệnh tật, ít danh tiếng.

Ông sinh năm 1853 ở miền Nam Hà Lan, là con trai của một mục sư. Năm 1869, ông làm nhân viên của một công ty kinh doanh nghệ thuật quốc tế. Công việc đưa ông đến nhiều thành phố khác ở châu Âu như London, Paris, nhưng Van Gogh bị sa thải năm 1876. Ông từng làm giáo viên, nhà truyền giáo trước khi bắt đầu theo đuổi hội họa năm 27 tuổi. Là tấm gương chăm chỉ, kiên trì với việc tự học, chỉ trong 10 năm, họa sĩ để lại hơn 900 bức tranh. Phong cách của ông chịu ảnh từ trường phái Ấn tượng, với các nghệ sĩ như Degas, Toulouse-Lautrec, Pissarro và Gauguin.

Sáng tác nhiều nhưng ông không bán được tác phẩm, sống dựa vào em trai. Theo trang Vangoghmuseum, mỗi tháng, ông nhận được khoảng 100 đến 150 franc từ người nhà, cao hơn mức sống trung bình rất nhiều. Tuy nhiên, ông gặp khó khăn vì thường xuyên nhịn ăn để mua đồ vẽ đắt tiền. Tác phẩm duy nhất ông bán được sinh thời là Vườn nho đỏ ở Arles, được bà Anna Boch, một họa sĩ kiêm nhà sưu tập, mua với giá 400 franc Bỉ. Bà Anna Boch bán bức họa năm 1906 với giá 10.000 franc Bỉ. Ngay trong năm đó, tranh được bán cho doanh nhân ngành dệt người Nga - ông Sergei Shchukin. Tác phẩm sau cùng được tặng lại cho Bảo tàng Pushkin năm 1948.

Ngoài ra, họa sĩ từng nhiều lần đổi tranh cho một số người họ hàng xa để lấy nhu yếu phẩm, họa cụ, nhưng những giao dịch này không được ghi lại thông tin.

Van Gogh không gặp may mắn trong chuyện tình cảm. Theo DailyArt Magazine, ông thường phải lòng những phụ nữ hơn tuổi nhưng không được đáp lại. Năm 1872, khi mới 19 tuổi, ông cầu hôn em họ Caroline Haanebeek nhưng bị từ chối. Sau này, một người em họ khác là Kee cũng khước từ Van Gogh.

Thời gian sống ở London năm 1873, ông phải lòng Eugénie Loyer - con gái hiệu trưởng một trường nam sinh, người đã cho Vincent thuê phòng. Cả hai thân thiết như ruột thịt, nhưng Eugénie đã bí mật đính hôn với người thuê trọ trước ông. Sau khi mối tình bất thành, họa sĩ bắt đầu thu mình, có nhiều hành động lạ.

Năm 1882, ông chung sống với cô gái mại dâm ở Hà Lan - là người truyền cảm hứng để danh họa vẽ loạt tranh Sien. Cô đã có con, đang mang bầu và lớn hơn ông 5 tuổi. Tình yêu của cả hai bị gia đình hai bên ngăn cấm. Sien cuối cùng trở lại con đường buôn phấn bán hương để kiếm sống, trong khi Van Gogh cũng không thể thực hiện lời hứa cưới cô làm vợ.

Năm 1884, Vincent chuyển về sống với bố mẹ ở Nuenen (Hà Lan), phải lòng cô hàng xóm Margaretha hơn ông 10 tuổi, nhưng ý định kết hôn của họ bị gia đình cô phản đối. Thời sống ở Neunen, ông cũng có tình cảm với Gordina de Groot, một phụ nữ nông dân, có mặt trong bức Potato Eaters. Người cuối cùng ông yêu là Agostina Segatori - người mẫu nổi tiếng ở Paris. Sau nhiều mối quan hệ thất bại, hai năm cuối đời, ông chỉ qua lại với các cô gái điếm ở vùng Arles (Pháp).

Ngoài chuỗi dài thất bại trong tình yêu, ông gặp cú sốc lớn khi bất hòa người bạn Gauguin. Đến nước Pháp năm 1888, Gauguin dự định lập trại sáng tác tập thể bởi ông cho rằng đó là cách thức nhanh nhất đem đến cuộc cách mạng cho nền hội họa đang gặp bế tắc lúc bấy giờ. Tại đây, hai tư tưởng lớn Van Gogh - Gauguin đã gặp nhau, hình thành Xưởng vẽ Arles. Ban đầu, hai người làm việc rất ăn ý nhưng dần dà mâu thuẫn đã nảy sinh. Van Gogh tỏ ra dị ứng với chủ nghĩa biểu tượng trong khi Gauguin rất trung thành với lối vẽ của mình. Sau gần 10 tuần cộng tác, họ cãi nhau rồi chia tay. Các nhà sử học suy đoán Van Gogh cắt bỏ tai trong cơn thịnh nộ sau khi mâu thuẫn với đồng nghiệp ngày 23/12/1888. Những ngày cuối đời, ông tự nguyện điều trị tại nhà thương điên ở vùng Saint-Rémy-de-Provence (Pháp). Thời gian này, ông vẽ nhiều kiệt tác, trong đó có bức Đêm đầy sao.

Ông tự kết thúc cuộc đời vào năm 1890 ở tuổi 37, sau nhiều năm chịu đựng các căn bệnh liên quan sức khỏe tinh thần. Theo tờ Gosdp, trong bức thư gửi cho một người bạn năm 1889, ông viết: "Tâm tưởng tôi chẳng mấy khi thoải mái, có lẽ do cả cuộc đời tôi chưa bao giờ hưởng một giây phút bình yên. Những gì tôi có chỉ là thất vọng cay đắng, điều này bao trùm toàn bộ sự nghiệp sáng tác của tôi".

Khi chết, Van Gogh vẫn chỉ là một họa sĩ không mấy tên tuổi tại châu Âu, nhưng đến nay, tranh của ông nằm trong số các tác phẩm mỹ thuật đắt giá nhất thế giới. Một số bức nổi tiếng của danh họa gồm Hoa hướng dương, Chân dung Bác sĩ Gachet, Chân dung tự họa, Chân dung một phụ nữ trước cánh đồng lúa mì, Hoa diên vĩ...

Uống Trà Thôi
Theo vnexpress
Van Gogh - thiên tài đau khổBức vẽ chân dung Agostina Segatori, hiện được trưng bày tại Bảo tàng Van Gogh ở Hà Lan. Ảnh: Van Gogh Museum
Van Gogh - thiên tài đau khổVan Gogh trong chân dung tự họa sau khi tự cắt tai trái. Ảnh: artcyclopedia
0 0 7,493 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Lịch sử mỹ thuật qua các thời kỳ: Khi con người tự mình vẽ nên lịch sử thế giới (Phần 1)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2681 09:19, 09/06/2023
0 0 4,824 0.0
Từ trong lòng đất, trong bảo tàng, hay trên vách đá… đều ẩn tàng dấu tích, bí mật hay những kỳ diệu mà nhân loại đã tác tạo. Con người đã được Thần trao cho cây bút để tự vẽ nên lịch sử hào hùng của mình: những thành tựu và con đường họ trải qua đều hiện lên ở đó, trong sự nâng niu mà Thần hữu ...
Thưởng thức hội họa: Nghệ thuật vẽ tranh hoa và chim cao siêu của xứ Thần Châu xưa
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2672 08:52, 06/06/2023
0 0 4,090 0.0
Tranh vẽ hoa và chim ở Trung Quốc cổ đại quả là một khoảng sáng trong dòng chảy rộng dài của nền văn hoá và triết học truyền thống Trung Hoa. Từ triều đại nhà Tống đến triều đại nhà Thanh, loại tranh này là một chủ đề ưa thích của nghệ thuật cổ truyền Trung Hoa và làm nổi bật giá trị của việc coi trọng ...
Chiêm ngưỡng tác phẩm hội họa thời kì Phục hưng: Điều gì con người có thể mang theo được khi rời thế gian?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2662 08:48, 02/06/2023
0 0 4,444 0.0
Hieronymus Bosch (sinh khoảng 1450 – 9/8/1516) là một họa sĩ giai đoạn Hà Lan sớm. Tác phẩm của ông được biết đến với hình ảnh tuyệt vời, cảnh quan chi tiết, minh họa những ý nghĩa đạo đức và các châm ngôn một cách vô cùng sâu sắc. Bức họa “Thần Chết và kẻ bủn xỉn” qua 500 năm vẫn giúp chúng ta thấy rõ ...
Tranh vẽ cây và đá giá 59 triệu USD của Tô Đông Pha
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2656 08:14, 30/05/2023
0 0 3,800 0.0
"Mộc thạch" là tranh duy nhất của văn hào thời Tống Tô Đông Pha thuộc sở hữu tư nhân, giá 59 triệu USD.

Theo The Value, tác phẩm được nhiều nhà sưu tầm khao khát vì là chân tích của Tô Đông Pha (1037-1101) - nhân vật lịch sử được hâm mộ bậc nhất ở Trung Quốc. Tài năng của ông thể hiện ở nhiều mặt như văn ...
Tranh vẽ hồng hạc giá 43 triệu USD
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2638 08:43, 22/05/2023
0 0 6,084 0.0
"Les Flamants" (Chim hồng hạc) của họa sĩ Henri Rousseau bán giá 43,5 triệu USD (1,02 nghìn tỷ đồng).

Mức giá cao hơn hai lần dự đoán của giới chuyên môn, được ấn định sau 18 lần nâng giá, trong phiên 20th Century Evening Sale của Christie's New York hôm 11/5. Người mua là nhà sưu tập giấu tên qua điện thoại. Đây cũng là kỷ ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!