/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Hành trình của tách trà ngát hương

2171 08:31, 01/10/2022
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Hành trình của tách trà ngát hương
Trà là thức uống được khắp nơi trên thế giới yêu thích không chỉ vì ngon và tốt cho sức khỏe. Người ta thích uống trà bởi nó là mang đậm nét đặc trưng văn hoá của nhiều quốc gia. Để có một chén trà thơm ngon là cả một hành trình dài.

Cây trà hay cây chè có tên khoa học là Camellia sinensis là loài cây mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản xuất trà. Đây là loại cây nhỏ (thân đơn), lá to bản. Nếu phát triển tự nhiên, trà có thể mọc cao đến 6 - 20 mét (20–65 ft); nhưng khi canh tác thì cây được xén kỹ chỉ còn cao nhỉnh hơn thắt lưng người (60cm).Cây trà (chè) sinh trưởng tốt nhất vùng nhiệt đới ở độ cao hơn 300m – nơi có khí hậu ấm áp và lượng mưa tốt. Khí hậu ảnh hưởng đến tính chất thu hoạch của cây chè. Ở những nơi có khí hậu ấm áp như Châu Phi và Sri Lanka, cây chè có thể được thu hoạch quanh năm. Ngược lại, ở nhưng nơi có điều kiện thời tiết lạnh hơn như vùng chân núi Himalaya, chúng ta chỉ thu hoạch được búp chè ở một vài mùa cố định. Sự khác biệt về tính axit, độ cao cũng tạo ra hương vị khác biệt làm nên đặc trưng cho mỗi loại trà khác nhau.

Trong "Trà Kinh", Lục Vũ viết về nguồn gốc của trà như sau: "Trà là giống cây quý phương Nam", phương Nam ở đây ám chỉ một dải đất rộng lớn từ phía Nam sông Dương Tử, kéo dài xuống Ấn Độ và bán đảo Đông Dương, mà Việt Nam ở trong đó.

Hành trình của một tách trà tưởng như là đơn giản, nhưng lại không hề dễ dàng. Để có một tách trà hội tụ đủ hương sắc vị trên bàn, nó đã phải trải qua một quy trình tỉ mỉ và khắt khe.

Chất lượng và hương vị của trà giống như rượu vang, nócbị ảnh hưởng bởi môi trường trồng trọt. Cây trà thường phát triển tốt nhất ở những nơi có độ cao với lượng mưa lớn và đất có tính acid, giàu khoáng chất. Và mặc dù trà được trồng ở hơn 30 quốc gia, nhưng phần lớn chỉ đến từ một số nơi: Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka, Kenya và Indonesia.

Mặc dù có hàng trăm loại trà, nhưng chỉ có sáu loại trà “thật” được công nhận, bao gồm: trà trắng, trà xanh, trà ô long, trà đen (được gọi là trà đỏ ở Trung Quốc), cùng với trà vàng và trà Phổ Nhĩ ít được biết đến hơn. Phần còn lại là hỗn hợp trà và trà thảo mộc được làm từ hoa, rễ, lá cây hoặc vỏ cây. Loại trà này được coi là “dịch truyền” hoặc nước thuốc sắc.

Trà là một trong số ít cây trồng vẫn được thu hoạch chủ yếu bằng tay. Việc hái bằng tay giúp bảo vệ những chiếc lá mỏng manh khỏi bị bầm dập và cho phép chỉ những lá tốt nhất được sử dụng để pha trà. Mặc dù hiện nay đôi khi người ta sử dụng máy móc để thu hoạch nhưng chúng tạo ra một sản phẩm kém hơn rất nhiều.

Cẩn thận trong khâu thu hái

Để cho ra các sản phẩm trà thơm ngon, chất lượng, cây chè không chỉ được trồng, chăm sóc kỹ lưỡng mà quá trình chế biến cũng cần đảm bảo hàng loạt quy tắc nghiêm ngặt.

Việc chăm sóc tỉ mỉ giúp chè phát triển tốt, ra nhiều búp chè tươi non, tinh khiết. Khi thu hái, người dân chỉ chọn những búp non mềm, không bị sâu bệnh, đã ngấm đủ tinh hoa của sương sớm đất trời. Căn cứ vào độ phát triển của búp trà (lá trà xòe to hay nhỏ) mà chỉ hái 1 tôm, 1 tôm 1 lá hay 1 tôm 2 lá. Loại búp trà được thu hái sẽ quyết định loại và một phần hương vị trà thành phẩm.

Thời gian từ khi thu hái tới xưởng chế biến thường không kéo dài quá 6 tiếng. Búp trà sẽ được bảo quản nghiêm ngặt từ lúc hái đến lúc chế biến, đặc biệt là trong quá trình vận chuyển để không bị đè nén, tránh dập nát, tránh nắng mưa, không bị lẫn tạp chất. Khi vận chuyển, người làm chè luôn tuân thủ không vận chuyển chè tươi bằng bao tải (tránh gây hấp nóng khối nguyên liệu), khi vận chuyển phải che nắng che, che mưa để tránh chè bị khô táp hoặc ướt…

Quy trình chế biến công phu

Trong quy trình chế biến và bảo quản, phương pháp chế biến chè là rất quan trọng. Từ những búp chè tươi non được tuyển chọn kỹ càng, vận chuyển về khu chế xuất, người dân sẽ chế biến chè theo phương thức sao, vò và làm khô truyền thống kết hợp với một số thiết bị hỗ trợ như máy vò, quạt điện, bếp than tiên tiến để chất lượng chè thành phẩm được kiểm soát tốt nhất, ổn định nhất.

Phương pháp sao trà: Người làm trà sẽ nhanh chóng đổ búp chè tươi ra nền sạch, nhẵn trong phòng có hệ thống đối lưu không khí. Độ dày của lớp chè là không quá 20cm, phòng bảo quản chè thông thoáng, sạch sẽ với nhiệt độ ổn định ở mức 25 độ C. Trong thời gian bảo quản, cứ 1- 1,5 giờ phải đảo và rũ để búp chè không quá nóng, không dập nát. Không được bảo quản nguyên liệu quá lâu vì sẽ làm chè bị ôi, khiến màu nước và hương vị trà kém. Thời gian bảo quản thường dưới 10 tiếng.

Khi nhiệt độ máy quay trà đạt đến nhiệt độ 200 - 3000C thì nhanh tay cho trà vào trong khoảng 3 - 5 phút. Lượng lá chè cần được cân đối cho phù hợp với máy, lượng chè quá nhiều hoặc quá ít đều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của trà.

Phương pháp vò và làm tơi chè: Trong quy trình chế biến và bảo quản, công đoạn vò này rất quan trọng. Nó quyết định việc cánh trà có quấn đều và bắt mắt hay không. Trà không cần độ dập tế bào cao, chè búp sẽ được vò 2 lần, mỗi lần 15- 20 phút. Sau mỗi lần vò, trà được rũ tơi. Kết thúc cả quá trình vò, búp sẽ xoắn chặt dạng sợi. Đặc biệt, trà loại 1 và trà loại 2 thường có thời gian vò ngắn hơn trà loại 3.

Vò xong, người làm trà sẽ áp dụng các phương pháp truyền thống như dùng tay để làm tơi các cục trà bị vón.

Phương pháp làm khô: Đầu tiên dùng nhiệt độ từ 95 - 100độC sấy trong khoảng thời gian từ 15- 20 phút. Trong quá trình sấy trà đang nóng ẩm nên không được đắng đống mà cần rải đều, mỏng trên bề mặt hệ thống. Trà sau khi sấy sơ bộ cần để 1 - 2 tiếng để cân bằng ẩm do trà chưa khô hẳn. Sau đó, đưa trà vào máy sao để tạo hình và tạo hương thơm cho trà bán thành phẩm.

Đóng gói bảo quản và bảo quản: Đây là công đoạn cuối cùng trong quy trình chế biến và bảo quản trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Đầu tiên, trà thành phẩm được đem đóng gói cẩn thận. Trà thành phẩm được đổ đầy vào từng thùng, tuyệt đối không để có không khí bên trong để tránh làm ẩm trà.

Cuối cùng, trà được chia nhỏ ra những loại trọng lượng, kiểu dáng và bề ngoài bao bì khác nhau để phục vụ nhu cầu rộng rãi của người tiêu dùng. những dạng bao bì chủ yếu được dùng hiện nay là túi PE, PP, hút chân không với trọng lượng khác nhau.

Uống Trà Thôi
Theo đời sống tiêu dùng
Hành trình của tách trà ngát hương
Hành trình của tách trà ngát hương
1 0 9,841 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Triết lý nhân sinh sâu sắc từ câu chuyện thưởng trà của 2 người bạn già
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3488 09:05, 30/09/2024
1 0 1,099 0.0
Hai câu chuyện về thưởng trà dưới đây sẽ giúp mỗi người trong chúng ta lĩnh ngộ được những triết lý nhân sinh sâu sắc và ý nghĩa ở đời.

- Ngẫm chuyện pha trà ra triết lý nhân sinh

Trong một lần rảnh rỗi, có hai vị cao nhân ngồi uống trà với nhau. Nhìn bạn trà cặm cụi pha nước, người này hỏi:

"Ngài cảm ...
Câu chuyện về cách Ấn Độ trở thành một quốc gia uống trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3482 09:12, 24/09/2024
0 0 1,448 0.0
Trong khi masala chai đã trở thành một thức uống thay thế thời thượng, thì ở Ấn Độ, phong cách uống trà vẫn bình dị, cung cấp năng lượng cho cuộc sống.

Nỗ lực cạnh tranh với ngành công nghiệp trà của Trung Quốc vào thế kỷ 19 của thực dân Anh đã tác động như thế nào với phong trào độc lập của Ấn Độ ...
Nghệ thuật chọn nước pha trà: Bí quyết cho một tách trà hoàn hảo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3474 07:17, 18/09/2024
0 0 1,530 0.0
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao tách trà bạn pha ở nhà lại không thể sánh bằng hương vị tuyệt hảo của trà quán? Bí mật nằm ở nguồn nước bạn sử dụng. Dù bạn sở hữu loại trà đắt tiền và chất lượng cao đến đâu, nước pha trà không phù hợp cũng có thể làm hỏng trải nghiệm thưởng trà của bạn.

1. ...
Tìm hiểu về Đại Hồng Bào – Thức trà đắt hơn cả vàng
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3471 16:27, 13/09/2024
0 0 1,574 0.0
Trong thế giới trà, Đại Hồng Bào là một trong những loại trà quý hiếm được biết đến với danh xưng “vua của các loại trà.” Có hương hoa lan độc đáo và vị ngọt hậu kéo dài, đây là một trong những loại trà đắt nhất thế giới, giá bằng hơn 30 lần giá vàng.

Đại Hồng Bào là một loại trà ô long có xuất ...
Uống Trà Với Cụ Cao Bá Quát
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3461 19:00, 08/09/2024
0 0 1,834 0.0
Nhiều nhà thơ đời Tống, Đường bên Trung Hoa cũng như đời Lý, Trần, Lê… ở Việt Nam thường lấy đề tài về rượu. Tôi đọc chưa nhiều nhưng phát hiện ra nhà thơ Cao Bá Quát của ta lại mượn trà để làm thơ.Tôi xin dịch bài thơ uống trà của thi hào họ Cao để bạn đọc có cái thú uống trà và cả chưa ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!