/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Làm người phải biết hối thì mới mong nhẹ nghiệp

2172 09:50, 01/10/2022
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN PHẬT GIÁO

( từ)

Làm người phải biết hối thì mới mong nhẹ nghiệp
Làm người phải biết hối thì mới mong nhẹ nghiệp
"Sám" trong tiếng Phạn là "samma", tiếng Hán dịch ra là "hối quả". Trong Kinh Pháp Bảo Đàn có nói: "Sám giả sám kỳ tiền khiên, Hối giả hối kỳ hậu quả". Tức là, Sám là ăn năn hối lỗi trước, còn Hối là chừa bỏ lỗi lầm về sau.

Nếu chỉ dùng một chữ “sám” hay một chữ “hối” thì sẽ chưa đủ nghĩa, bởi vậy đạo Phật từ xưa đã ghép hai chữ lại với nhau thành một từ “sám hối”, tiếng Việt dịch ra là “ăn năn chừa lỗi”.

Sống ở đời, chẳng ai là không mắc phải sai lầm. Cõi đời được gọi là cõi trần, mà đã là cõi trần thì làm gì có ai hoàn toàn trong sạch. Bụi đời phủ lên thân ta, len lỏi trong từng tế bào của ta. Chúng che mờ mắt khiến ta không nhìn thấy đường chính đạo, khiến ta vẩn đục tâm hồn, lầm đường lạc lối.

Thế nhưng, nếu chúng ta biết đừng lại, biết quay đầu sám hối, biết xin lỗi thì mọi chuyện vẫn có thể cứu vãn được.

Đức Phật dạy: Trên đời có hai kiểu người đáng quý nhất, một là người không mắc phải lỗi lầm gì, hai là người có lỗi nhưng biết sai và chịu sửa chữa.

Đã là con người, chúng ta ít nhiều sẽ mắc phải những lỗi lầm trong cuộc sống, đó chính là cái "nghiệp" của mỗi người. Vậy, bao giờ trả hết nghiệp? Đây là thắc mắc muôn thuở của đời người.

Nghiệp nặng hay nghiệp nhẹ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó bao gồm cả việc biết mình sai và sửa sai như thế nào. Làm được điều này sẽ giúp ta nhận được sự kính trọng của người khác, khiến lòng nhẹ nhõm, thư thái. Nhờ vậy mà “nghiệp” cũng vơi nhẹ đi.

Và đó cũng là lý do chúng ta nên sám hối. Nhưng phải sám hối thế nào cho đúng pháp?

Lời Phật dạy về sám hối rằng, tội lỗi đều to cái tâm của con người tạo ra. Kẻ gieo giống xấu thì ăn trái sâu dở, người trồng giống quý thì được hưởng quả ngon ngọt.

Tội lỗi do tâm gây ra thì cũng phải từ tâm mà sám.

Sám hối từ thân nghiệp trước, tiếp theo là sám hối nghiệp của miệng. Nếu đời trước đã tạo khẩu nghiệp, đời này dù có nói đúng, nói mỏi miệng cũng chẳng ai nghe.

Trên bước đường tu, phải biết tránh xa các nghiệp từ miệng. Nói đúng, nói đủ, nói những điều có chất lượng. Còn khi dính vào điều thị phi, tốt nhất mình ít nói hoặc không nói, có như vậy lỗi mới sẽ không sinh ra và lỗi cũ cũng tự tiêu trừ.

Một khi đã sám hối thân, giữ khẩu nghiệp thanh tịnh, kế đến là phải sám ba nghiệp của ý là “tham, sân, si”. Ba nghiệp này chính là nguồn gốc của mọi tội tỗi.

Không để những suy nghĩ tham lam, bực tức, đố kỵ điều khiển lời nói và hành động của ta.

Lòng đang bực thì làm gì, nói gì cũng không tốt. Lòng đang tham thì nhìn nhận không thể khách quan. Lòng đang ghen ghét thì nhìn cái gì cũng thấy xấu xa.

Sám hối hết thảy tham, sân, si để tâm lắng yên, trí tuệ minh mẫn sẽ thấy những điều tốt đẹp của cuộc đời. Đó mới chính là sám hối chân chính.

Phật dạy, thực tế, có xóa sạch được mọi tội lỗi hay không không quan trọng bằng việc ta có nhận thức được việc mình làm là xấu hay tốt để kiểm soát, thay đổi lời ăn tiếng nói hàng ngày.

Đời người là một quá trình tu hành yêu cầu chúng ta phải không ngừng vượt qua nhược điểm của bản thân. Có thế mới xóa bỏ được những tạp niệm, tâm ma khiến ta lầm đường lạc lối để tìm được sự yên bình cho tâm hồn.

Biết sám hối là chân lý của đạo Phật. Điều này sẽ giúp ta tránh được sự đố kỵ, những phiền phức không đáng có. Khi ấy, phúc báo sẽ đến với những người biết sám hối.

Team Uống Trà Thôi sưu tầm
0 0 3,070 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

THỊ PHÚC BẤT THỊ HỌA, THỊ HỌA ĐÓA BẤT QUÁ
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3308 08:00, 23/05/2024
0 0 6,073 0.0
Nhiều khi muốn làm giàu, người ta phải làm nhiều việc bất chánh hay tàn độc để làm giàu một cách nhanh chóng. hoặc gì một âm mưu nào đó hại người... Một ngày nào đó khi nghĩ lại mới hối hận ăn năn, quay lại làm việc thiện thì đôi lúc cuộc sống lại bắt đầu có những việc xấu xảy ra. Nếu người mất ...
ĐỐI CẢNH VÔ TÂM
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3307 16:56, 22/05/2024
1 0 5,559 0.0
"Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền" xuất xứ từ bài kệ của vua Trần Nhân Tông, diễn tả tâm thái giải thoát của người tu hành. Trạng thái tâm này là kết quả của một quá trình tu tập lâu dài. Đối với cảnh bên ngoài, dù đẹp hay xấu, trái hay phải, thuận hay nghịch, tiếng khen hay tiếng chê, mà tâm không hề xao ...
KẺ ĂN MÀY ĐẾN TÂY THIÊN CẦU PHẬT VÀ BÀI HỌC LÀM NGƯỜI SÂU SẮC
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3282 19:00, 02/05/2024
3 0 5,221 9.0
 Một câu chuyện lưu truyền rộng rãi trong dân gian, được cải biên từ chuyện “Phạm Đan hỏi Phật”, mang đến những bài học nhân sinh vô cùng sâu sắc. Yêu thương người sẽ được người yêu thương, kính trọng người sẽ được người kính trọng. (Ảnh: IFuun)Trong mệnh chỉ có tám phân lúa gạoTrước đây ...
THIỆN DUYÊN CỦA ĐỜI NGƯỜI RỐT CUỘC LÀ GÌ?
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN PHẬT GIÁO
3231 08:00, 22/03/2024
3 0 2,427 0.0
THIỆN DUYÊN CỦA ĐỜI NGƯỜI RỐT CUỘC LÀ GÌ? Có một lần đức Phật Thích Ca cùng các đệ tử của mình đi đến một bờ sông lớn, nước chảy cuồn cuộn như muốn nhấn chìm mọi vật. Ngài cúi người xuống nhặt một hòn đá lớn bên bờ sông lên rồi hỏi chúng đệ tử: “Bây giờ nếu ta ném hòn đá này xuống ...
CỐT YẾU CỦA PHẬT PHÁP LÀ GÌ?
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3081 07:30, 20/12/2023
0 0 6,984 0.0
CỐT YẾU CỦA PHẬT PHÁP LÀ GÌ? Ông già tám mươi chưa chắc đã làm xongĐời Đường, quan Thái thú Hàng Châu là Bạch Cư Dị, cũng là một thi hào nổi tiếng thời bấy giờ, nghe thiên hạ đồn có vị cao tăng đắc đạo hay ngồi thiền trên cây, thường được gọi là thiền sư Ô Sào nên đến thử xem hư thực ra sao. ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!