/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Làm người phải biết hối thì mới mong nhẹ nghiệp

2172 09:50, 01/10/2022
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN PHẬT GIÁO

( từ)

Làm người phải biết hối thì mới mong nhẹ nghiệp
Làm người phải biết hối thì mới mong nhẹ nghiệp
"Sám" trong tiếng Phạn là "samma", tiếng Hán dịch ra là "hối quả". Trong Kinh Pháp Bảo Đàn có nói: "Sám giả sám kỳ tiền khiên, Hối giả hối kỳ hậu quả". Tức là, Sám là ăn năn hối lỗi trước, còn Hối là chừa bỏ lỗi lầm về sau.

Nếu chỉ dùng một chữ “sám” hay một chữ “hối” thì sẽ chưa đủ nghĩa, bởi vậy đạo Phật từ xưa đã ghép hai chữ lại với nhau thành một từ “sám hối”, tiếng Việt dịch ra là “ăn năn chừa lỗi”.

Sống ở đời, chẳng ai là không mắc phải sai lầm. Cõi đời được gọi là cõi trần, mà đã là cõi trần thì làm gì có ai hoàn toàn trong sạch. Bụi đời phủ lên thân ta, len lỏi trong từng tế bào của ta. Chúng che mờ mắt khiến ta không nhìn thấy đường chính đạo, khiến ta vẩn đục tâm hồn, lầm đường lạc lối.

Thế nhưng, nếu chúng ta biết đừng lại, biết quay đầu sám hối, biết xin lỗi thì mọi chuyện vẫn có thể cứu vãn được.

Đức Phật dạy: Trên đời có hai kiểu người đáng quý nhất, một là người không mắc phải lỗi lầm gì, hai là người có lỗi nhưng biết sai và chịu sửa chữa.

Đã là con người, chúng ta ít nhiều sẽ mắc phải những lỗi lầm trong cuộc sống, đó chính là cái "nghiệp" của mỗi người. Vậy, bao giờ trả hết nghiệp? Đây là thắc mắc muôn thuở của đời người.

Nghiệp nặng hay nghiệp nhẹ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó bao gồm cả việc biết mình sai và sửa sai như thế nào. Làm được điều này sẽ giúp ta nhận được sự kính trọng của người khác, khiến lòng nhẹ nhõm, thư thái. Nhờ vậy mà “nghiệp” cũng vơi nhẹ đi.

Và đó cũng là lý do chúng ta nên sám hối. Nhưng phải sám hối thế nào cho đúng pháp?

Lời Phật dạy về sám hối rằng, tội lỗi đều to cái tâm của con người tạo ra. Kẻ gieo giống xấu thì ăn trái sâu dở, người trồng giống quý thì được hưởng quả ngon ngọt.

Tội lỗi do tâm gây ra thì cũng phải từ tâm mà sám.

Sám hối từ thân nghiệp trước, tiếp theo là sám hối nghiệp của miệng. Nếu đời trước đã tạo khẩu nghiệp, đời này dù có nói đúng, nói mỏi miệng cũng chẳng ai nghe.

Trên bước đường tu, phải biết tránh xa các nghiệp từ miệng. Nói đúng, nói đủ, nói những điều có chất lượng. Còn khi dính vào điều thị phi, tốt nhất mình ít nói hoặc không nói, có như vậy lỗi mới sẽ không sinh ra và lỗi cũ cũng tự tiêu trừ.

Một khi đã sám hối thân, giữ khẩu nghiệp thanh tịnh, kế đến là phải sám ba nghiệp của ý là “tham, sân, si”. Ba nghiệp này chính là nguồn gốc của mọi tội tỗi.

Không để những suy nghĩ tham lam, bực tức, đố kỵ điều khiển lời nói và hành động của ta.

Lòng đang bực thì làm gì, nói gì cũng không tốt. Lòng đang tham thì nhìn nhận không thể khách quan. Lòng đang ghen ghét thì nhìn cái gì cũng thấy xấu xa.

Sám hối hết thảy tham, sân, si để tâm lắng yên, trí tuệ minh mẫn sẽ thấy những điều tốt đẹp của cuộc đời. Đó mới chính là sám hối chân chính.

Phật dạy, thực tế, có xóa sạch được mọi tội lỗi hay không không quan trọng bằng việc ta có nhận thức được việc mình làm là xấu hay tốt để kiểm soát, thay đổi lời ăn tiếng nói hàng ngày.

Đời người là một quá trình tu hành yêu cầu chúng ta phải không ngừng vượt qua nhược điểm của bản thân. Có thế mới xóa bỏ được những tạp niệm, tâm ma khiến ta lầm đường lạc lối để tìm được sự yên bình cho tâm hồn.

Biết sám hối là chân lý của đạo Phật. Điều này sẽ giúp ta tránh được sự đố kỵ, những phiền phức không đáng có. Khi ấy, phúc báo sẽ đến với những người biết sám hối.

Team Uống Trà Thôi sưu tầm
0 0 2,741 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Bài kệ của cụ Từ Đạo Hạnh
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN PHẬT GIÁO
2661 12:09, 01/06/2023
0 0 2,520 0.0
Đọc sách gặp cụ Từ Đạo Hạnh, vị cao tăng pháp lực lừng lẫy thời Lý ấy đến nay trước tác chỉ còn vỏn vẹn bốn bài thơ.

Trong bốn bài ấy có một bài thấy ghi là “Vấn Kiều Trí Huyền”. Xong đọc thêm một ít nữa lại gặp bài thơ của Kiều Trí Huyền đáp lại Từ Đạo Hạnh.

Cụ Từ Đạo Hạnh mất ...
PHƯỚC ĐỨC KHÁC CÔNG ĐỨC
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN PHẬT GIÁO
2658 16:46, 30/05/2023
0 0 2,090 0.0
Trong Pháp bảo đàn kinh, phẩm Giải quyết nghi hoặc có đoạn Vi thứ sử hỏi Lục tổ về chuyện tổ Bồ Đề Đạt Ma từng bảo Lương Võ Đế bao năm cất chùa tạo tượng bố thí chư tăng là “không có công đức gì cả”.

Lục tổ khẳng định: “Thật không công đức, chớ nghi ngờ lời của thánh nhân xưa”. Sau đó ...
Môi Trường Của Nhân Quả
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN PHẬT GIÁO
2609 11:36, 06/05/2023
1 0 2,005 0.0
Một hòn đá rớt xuống hồ nước yên lặng, thế rồi những vòng sóng tỏa đi càng lúc càng xa. Mặt nước là môi trường để cho sóng lan tỏa sau khi nhận được kích động bởi sự va chạm của hòn đá.

Không khí là môi trường truyền đi của âm thanh. Nước là môi trường sinh sống của cá. Vật trong suốt là môi trường ...
Vụ trộm chuông hy hữu ở Hàn Sơn Tự: Cách hành xử của trụ trì phương trượng thấu tỏ đạo làm người
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN PHẬT GIÁO
2582 18:51, 18/04/2023
0 0 1,992 0.0
Một bữa nọ, Tri phủ Tô Châu truyền gọi bốn tên tội phạm chuyên nghề đạo chích đến phủ đường rồi hạ lệnh: “Nội trong đêm nay các ngươi phải lấy bằng được chiếc chuông lớn treo ở chùa Hàn Sơn đem về đây cho ta. Kẻ nào làm lộ việc sẽ nghiêm hình xử lý”…

Chuyện kể rằng, đời nhà Đường có vị ...
Ngôn ngữ của sự bất ngờ
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN PHẬT GIÁO
2556 07:20, 07/04/2023
0 0 2,387 0.0
Ngôn ngữ của sự bất ngờ

Osho, Khi Bách Trượng Hoài Hải lần đầu tiên đến Giang Châu để tỏ lòng kính trọng với Mã Tổ Đạo Nhất, Mã Tổ Đạo Nhất đã hỏi, “Ông từ đâu đến?”
“Từ Tu viện Đại Vân ở Việt Châu,” Bách Trượng Hoài Hải trả lời.
“Và ông hy vọng đạt được gì khi ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!