/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Các dạng lỗ lọc của Ấm Tử Sa và yếu tố quyết định độ mạnh dòng nước

2190 08:52, 07/10/2022
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Các dạng lỗ lọc của Ấm Tử Sa và yếu tố quyết định độ mạnh dòng nướcCác dạng lỗ lọc trong Ấm Tử Sa
Nói đến Ấm Tử Sa là chúng ta đang nói đến một “tác phẩm” tuyệt vời trong nghệ thuật trà đạo. Những chiếc Ấm Tử Sa hấp dẫn trà nhân bằng một vẻ đẹp đặc biệt, có nét trầm mặc nhưng lại vô cùng tinh tế, cùng với đó là sự kỳ diệu khi pha trà. Ấm có kiểu dáng phong phú với các dạng lỗ lọc khác nhau là một tiêu chí để người dùng lựa chọn. Vậy các dạng lỗ lọc trong Ấm Tử Sa có đặc điểm gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua những chia sẻ thú vị dưới đây nhé.

Các dạng lỗ lọc trong Ấm Tử Sa và lịch sử hình thành

Ấm Tử Sa hấp dẫn rất nhiều người có niềm đam mê với trà đạo. Việc chọn mua Ấm Tử Sa phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, có thể là theo hình dáng ấm, màu sắc, các họa tiết, theo nghệ nhân…và còn có cả chọn ấm theo dạng lỗ lọc.

Ấm Tử Sa hiện nay có 3 dạng lỗ lọc đó là lỗ độc khổng, võng khổng và cầu khổng. Các dạng lỗ lọc này có đặc điểm và thời gian hình thành khác nhau:

Lỗ lọc độc khổng: Dạng lọc 1 lỗ xuất hiện vào đời nhà Minh, trong thời kỳ này các dụng cụ làm ấm chủ yếu là từ tre, vì thế không thể làm được những lỗ lọc nhỏ.

Lỗ lọc võng khổng hay còn gọi là lỗ lọc đa khổng: xuất hiện nhiều vào nửa cuối đời nhà Thanh, những chiếc Ấm Tử Sa với lỗ lọc đa khổng thường thấy là 7 lỗ, 9 lỗ, 14 lỗ…

Lỗ lọc cầu khổng hay còn gọi là lọc tổ ong: xuất hiện ở những năm 70 của thế kỷ XX trong chuyến hàng xuất khẩu Ấm Tử Sa sang Nhật Bản. Yêu cầu về các lỗ lọc cầu khẩu phải được sắp xếp theo một trật tự nhất định và thiết kế theo hình dạng của vòi.

Các yếu tố quyết định tới độ mạnh của dòng nước

Nhiều người cho rằng các dạng lỗ lọc trong Ấm Tử Sa quyết định tới độ mạnh của dòng nước khi rót ra. Nhưng không phải như vậy, số lượng lỗ lọc không có mối quan hệ trực tiếp với tốc độ của dòng nước trong ấm. Thay vào đó, độ mạnh của dòng nước sẽ phụ thuộc vào 4 yếu tố: Áp lực nước, Áp suất khí quyển, Thủy động lực và Lượng nước rót ra. Chi tiết của từng yếu tố như thế nào, chúng ta sẽ cùng phân tích.

Áp lực nước

Dựa vào tính chất vật lý có thể thấy nếu khoảng cách giữa vị trí mực nước và vị trí thoát nước trong ấm càng lớn thì áp lực nước sẽ càng cao, dòng nước khi rót ra sẽ càng mạnh. Có thể hiểu là gốc vòi càng thấp thì dòng nước rót ra sẽ càng mạnh, ví dụ như Ấm Tử Sa thạch biều tử dã.

Áp suất khí quyển

Yếu tố này sẽ phụ thuộc vào lượng khí khổng nằm tại núm ấm, nếu khí khổng quá nhỏ thì khi rót nước không khí đi vào trong sẽ chịu sự hạn chế, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến độ mạnh của dòng nước.

Thủy động lực

Phụ thuộc vào hình dáng của vòi ấm, vòi có ít góc ngoặt thì động lực được đảm bảo, dòng nước cũng sẽ mạnh hơn. Còn nếu vòi ấm ấm được thiết kế với nhiều góc ngoặt sẽ làm giảm động lực, dòng nước vì thế sẽ yếu hơn, ví dụ như dáng Ấm Tử Sa Mỹ Nhân Kiên.

Lượng nước rót ra

Lượng nước rõ ra được quyết định bởi kích thước của vòi ấm, vòi ấm càng rộng thì lượng nước rót ra càng nhiều, tốc độ nước cũng sẽ được cải thiện hơn.

Nếu xét theo cả 4 yếu tố thì trong số rất nhiều dáng Ấm Tử Sa hiện nay, dáng Thạch Biều Cảnh Chủ được đánh giá cao nhất, thỏa mãn cả 4 yếu tố ảnh hưởng tới độ mạnh của dòng nước. Tiếp theo có thể kể đến dáng ấm Bạch Biều Tử Dã và những dáng ấm có cấu tạo tương tự.

Uống Trà Thôi
Theo An Nhi Trà
Các dạng lỗ lọc của Ấm Tử Sa và yếu tố quyết định độ mạnh dòng nước
2 0 4,076 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

GIẢI HOÀNG NÊ - 蟹黄泥
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2737 11:55, 05/07/2023
0 0 1,533 0.0
Giải Hoàng Nê (Bùn vàng cua), còn được gọi là "bùn xoài", là một loại khoáng sản được sản xuất ở núi Hoàng Long, Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô. Quặng thô của nó có màu gần như trắng, với đốm xanh đậm. Ngoài việc sử dụng làm phôi bùn trong sản xuất đồ gốm, nó cũng có thể được nghiền và sàng thành hạt mịn ...
Lịch sử của Kiến Diêu
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2720 13:51, 24/06/2023
0 0 1,651 0.0
Kiến diêu (Jianzhan) là tên gọi của dòng gốm sứ cổ xuất hiện vào khoảng thời nhà Đường, và được chế tác ở lò gốm thuộc phủ Kiến Ninh, Kiến An, nay thuộc trấn Thủy Cát, Kiến Dương, Phúc Kiến, Trung Quốc. Điểm nổi bật của Kiến Diêu là chất men đen được nung ở nhiệt độ rất cao (khoảng 1300 độ C).

Do ...
Ấm trà Tri kỷ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2696 16:24, 15/06/2023
0 0 1,788 0.0
Truyền thuyết kể rằng đã lâu lắm rồi, có một vị tài chủ cực kỳ thích uống trà. Bất cứ ai đến uống trà ở nhà ông, bất luận giàu hay nghèo, chỉ cần đến, ông sẽ ngay lập tức gọi gia nhân phục vụ.

Một ngày, một người ăn mày áo quần rách rưới đến cửa nhà tài chủ. Ông ta chẳng xin thức ăn, chỉ nói ...
Lịch sử của Nhữ Diêu (Ru ware)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2677 09:14, 08/06/2023
0 0 1,719 0.0
Gốm Nhữ không những được xếp hạng là “anh cả” trong Ngũ đại danh diêu thời Tống mà còn được đánh giá là một trong những dòng gốm có địa vị cao nhất trong lịch sử hay là đỉnh cao gốm sứ nhân loại.

Trong những năm 1100, gốm Nhữ được làm chỉ dành riêng cho Hoàng gia. Được cho là lấy cảm hứng từ giấc ...
Tử sa rạn là như nào? Cách nhận biết Tử sa rạn
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2660 08:58, 01/06/2023
0 0 1,683 0.0
Chúng ta thường thấy đồ sứ có men rạn, chứ ít khi có tử sa. Bài viết này nhằm giới thiệu đến các anh chị loại tử sa không phủ men nhưng lại có vệt rạn tự nhiên.

Đây là loại tử sa được công nghệ mỹ thuật sư cao cấp Mã Tuấn Hoa phát minh ra, đã đăng ký sở hữu trí tuệ vào năm 2009. Loại ấm tử sa này ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!