/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Các dạng lỗ lọc của Ấm Tử Sa và yếu tố quyết định độ mạnh dòng nước

2190 08:52, 07/10/2022
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Các dạng lỗ lọc của Ấm Tử Sa và yếu tố quyết định độ mạnh dòng nướcCác dạng lỗ lọc trong Ấm Tử Sa
Nói đến Ấm Tử Sa là chúng ta đang nói đến một “tác phẩm” tuyệt vời trong nghệ thuật trà đạo. Những chiếc Ấm Tử Sa hấp dẫn trà nhân bằng một vẻ đẹp đặc biệt, có nét trầm mặc nhưng lại vô cùng tinh tế, cùng với đó là sự kỳ diệu khi pha trà. Ấm có kiểu dáng phong phú với các dạng lỗ lọc khác nhau là một tiêu chí để người dùng lựa chọn. Vậy các dạng lỗ lọc trong Ấm Tử Sa có đặc điểm gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua những chia sẻ thú vị dưới đây nhé.

Các dạng lỗ lọc trong Ấm Tử Sa và lịch sử hình thành

Ấm Tử Sa hấp dẫn rất nhiều người có niềm đam mê với trà đạo. Việc chọn mua Ấm Tử Sa phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, có thể là theo hình dáng ấm, màu sắc, các họa tiết, theo nghệ nhân…và còn có cả chọn ấm theo dạng lỗ lọc.

Ấm Tử Sa hiện nay có 3 dạng lỗ lọc đó là lỗ độc khổng, võng khổng và cầu khổng. Các dạng lỗ lọc này có đặc điểm và thời gian hình thành khác nhau:

Lỗ lọc độc khổng: Dạng lọc 1 lỗ xuất hiện vào đời nhà Minh, trong thời kỳ này các dụng cụ làm ấm chủ yếu là từ tre, vì thế không thể làm được những lỗ lọc nhỏ.

Lỗ lọc võng khổng hay còn gọi là lỗ lọc đa khổng: xuất hiện nhiều vào nửa cuối đời nhà Thanh, những chiếc Ấm Tử Sa với lỗ lọc đa khổng thường thấy là 7 lỗ, 9 lỗ, 14 lỗ…

Lỗ lọc cầu khổng hay còn gọi là lọc tổ ong: xuất hiện ở những năm 70 của thế kỷ XX trong chuyến hàng xuất khẩu Ấm Tử Sa sang Nhật Bản. Yêu cầu về các lỗ lọc cầu khẩu phải được sắp xếp theo một trật tự nhất định và thiết kế theo hình dạng của vòi.

Các yếu tố quyết định tới độ mạnh của dòng nước

Nhiều người cho rằng các dạng lỗ lọc trong Ấm Tử Sa quyết định tới độ mạnh của dòng nước khi rót ra. Nhưng không phải như vậy, số lượng lỗ lọc không có mối quan hệ trực tiếp với tốc độ của dòng nước trong ấm. Thay vào đó, độ mạnh của dòng nước sẽ phụ thuộc vào 4 yếu tố: Áp lực nước, Áp suất khí quyển, Thủy động lực và Lượng nước rót ra. Chi tiết của từng yếu tố như thế nào, chúng ta sẽ cùng phân tích.

Áp lực nước

Dựa vào tính chất vật lý có thể thấy nếu khoảng cách giữa vị trí mực nước và vị trí thoát nước trong ấm càng lớn thì áp lực nước sẽ càng cao, dòng nước khi rót ra sẽ càng mạnh. Có thể hiểu là gốc vòi càng thấp thì dòng nước rót ra sẽ càng mạnh, ví dụ như Ấm Tử Sa thạch biều tử dã.

Áp suất khí quyển

Yếu tố này sẽ phụ thuộc vào lượng khí khổng nằm tại núm ấm, nếu khí khổng quá nhỏ thì khi rót nước không khí đi vào trong sẽ chịu sự hạn chế, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến độ mạnh của dòng nước.

Thủy động lực

Phụ thuộc vào hình dáng của vòi ấm, vòi có ít góc ngoặt thì động lực được đảm bảo, dòng nước cũng sẽ mạnh hơn. Còn nếu vòi ấm ấm được thiết kế với nhiều góc ngoặt sẽ làm giảm động lực, dòng nước vì thế sẽ yếu hơn, ví dụ như dáng Ấm Tử Sa Mỹ Nhân Kiên.

Lượng nước rót ra

Lượng nước rõ ra được quyết định bởi kích thước của vòi ấm, vòi ấm càng rộng thì lượng nước rót ra càng nhiều, tốc độ nước cũng sẽ được cải thiện hơn.

Nếu xét theo cả 4 yếu tố thì trong số rất nhiều dáng Ấm Tử Sa hiện nay, dáng Thạch Biều Cảnh Chủ được đánh giá cao nhất, thỏa mãn cả 4 yếu tố ảnh hưởng tới độ mạnh của dòng nước. Tiếp theo có thể kể đến dáng ấm Bạch Biều Tử Dã và những dáng ấm có cấu tạo tương tự.

Uống Trà Thôi
Theo An Nhi Trà
Các dạng lỗ lọc của Ấm Tử Sa và yếu tố quyết định độ mạnh dòng nước
2 0 3,872 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu chế tác ấm tử sa phỏng cổ những năm đầu thế kỉ XX
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
229 09:26, 07/06/2021
0 0 4,583 0.0
Những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 là thời kỳ suy tàn của chế độ phong kiến, thời đại mới manh nha và cũng là thời kỳ đặc biệt của ngành làm ấm trà Tử Sa. Vào những năm Dân quốc đầu tiên ở Trung Quốc, rộ lên phong trào sưu tập đồ sứ cổ, người từ bốn phương tranh nhau mua vét, thủ giữ làm của ...
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ ẤM TỬ SA NGHI HƯNG
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
171 10:23, 04/06/2021
1 0 3,447 0.0
Theo truyền tụng, Phạm Lãi là người đầu tiên tìm ra chất đất sét vùng Thái Hồ. Sau khi phá xong quân Ngô, ông về ẩn cư nơi đây, lấy việc nặn đồ gốm làm trò tiêu khiển. Thế nhưng thời đó chưa làm ấm trà.
Cứ theo những di chỉ khai quật được thì ngay từ đời Tống (920-1279) người ta đã làm ấm trà ở đất ...
TÌM HIỂU VỀ ẤM NHẤT XƯỞNG
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
78 11:38, 27/05/2021
1 0 2,515 0.0
TÌM HIỂU VỀ ẤM NHẤT XƯỞNG

Nói đến ấm Xưởng Công Nghệ Tử Sa, có thể có chút la lẫm đối với những hồ hữu mới chơi, còn những vị sưu tập thâm niên thì có những tâm đắc không giống nhau, những vị kỹ tính và có chút khắt khe về kỹ thuật chế tác ấm thì ít có thể chấp nhận đuợc ấm nhất xưởng, ...
Ấm Tử Sa qua góc nhìn của các nhà khoa học
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
64 13:35, 26/05/2021
1 0 2,238 0.0
Ấm Tử Sa là loại ấm được làm từ đất ‘tử sa’ hay còn gọi là đất tím. Loại ấm này hiện nay được xem là niềm đam mê của rất nhiều nhà sưu tầm và chơi ấm tại Việt Nam. Về khía cạnh thưởng trà, ấm tử sa được xem là có khả năng khai mở hết tiềm năng của trà pha trong ấm. Thậm chí là tác động hương ...
Bát gốm 1.000 năm tuổi giá gần 40 triệu USD
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3390 14:51, 22/07/2024
4 0 780 0.0
Tỷ phú Trung Quốc Lưu Ích Khiêm sở hữu chiếc bát khoảng nghìn tuổi, thời Tống, giá gần 40 triệu USD.

Theo The Value, tác phẩm gốm sứ nhận chú ý của giới sưu tầm khi được triển lãm tại Hong Kong từ ngày 27/7. Vợ chồng ông Lưu Ích Khiêm mua cổ vật ở phiên đấu giá của Sotheby's năm 2017, với giá 294 triệu HKD (37,6 ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!