/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Khám phá về vùng trà Suối Giàng

2208 08:35, 12/10/2022
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Khám phá về vùng trà Suối Giàng
Nổi tiếng với thương hiệu chè Shan tuyết với đặc trưng lá trà phủ lông trắng, chè Shan tuyết Suối Giàng là loại trà được ưa chuộng trên thế giới. Những cây chè ở đây đều có độ tuổi trên 100 năm, đặc biệt có những cây có tuổi thọ lên đến 300 năm. Chính điều này đã mang lại sự nổi tiếng về chất lượng, cũng như đặc trưng riêng của trà Shan tuyết mà chỉ nơi này mới có.

Vùng chè Suối Giàng thuộc phía Bắc huyện Văn Chấn – Yên Bái, đây là vùng đất có khí hậu vô cùng mát mẻ, được thiên nhiên ưu ái cho đất đai rất màu mỡ để cây chè Shan tuyết sinh trưởng. Nằm ở trên độ cao hơn 1300m so với mực nước biển, cây chè Shan rừng Suối Giàng không chỉ có giá trị kinh tế cao mà còn chứa trong mình những dưỡng chất tốt cho sức khỏe của con người.

Tại Yên Bái có nhiều xã vùng cao trồng chè, tuy nhiên chỉ tại Suối Giàng, huyện Văn Chấn mới cho ra những phẩm trà Shan tuyết ngon và đậm đà nhất. 98 % người dân ở Suối Giàng là người Mông, từ hàng trăm năm nay đồng bào đã biết trồng và chế biến chè thành đặc sản của vùng đất thiêng này. Vùng chè Shan tuyết ở Suối Giàng trải rộng trên diện tích khoảng 393ha, trong đó diện tích cây mọc tự nhiên là 293ha, với hơn 4 vạn cây có tuổi đời từ trên 100 đến 300 năm.

Cây chè cổ thụ nơi đây trung bình có thể cao từ 2 – 5m, tán rộng 2 – 4m. Búp chè to, tôm có tuyết trắng, càng trắng thì hàm lượng các loại vi chất trong chè càng cao. Chẳng ai biết chính xác cây chè có từ bao giờ, chúng đã xuất hiện và sinh trưởng trên những sườn núi cao Suối Giàng, bén rễ rồi trở thành cổ thụ làm nên cảnh sắc không thể nào quên.

Cây chè đại thụ có tuổi đời lâu nhất trên 400 năm được coi là một trong số cây chè thủy tổ của thế giới. Những người dân ở Suối Giàng gọi nó là cây chè Tổ. Lễ cúng cây chè Tổ được tổ chức vào mỗi dịp đầu xuân nhằm tri ân trời đất, cây chè đã giúp họ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đây là nghi lễ truyền thống, nhằm thể hiện nét đẹp trong văn hóa của người Mông Suối Giàng.

Chè Shan tuyết Suối Giàng xưa nay được xếp hàng “đầu bảng” các loại chè. Mọi người vẫn bảo đây là loại chè “năm cực”. “Cực khổ” – khi trồng và thu hái; “cực sạch” – vì những điều kiện khí hậu, môi trường và cả công chăm giữ của người trồng; “cực hiếm” – vì sản lượng ít (đến nay, dù đã tăng thêm diện tích trồng nhưng mỗi năm nhiều lắm cũng chỉ mới thu hái được chừng 200 tấn chè búp); “cực ngon” – với đủ các phẩm chất đỉnh cao mà mỗi chén trà phải có như hương thơm, vị đậm, nước xanh. Và vì cả bốn “cực” trên nên đương nhiên, có thêm “cực đắt”.

Cây chè Shan tuyết hợp khí hậu và đất đai Suối Giàng nên xanh tốt quanh năm. Bởi vậy mà rất được ưa chuộng trên thị trường vì không chỉ chất lượng thơm ngon hảo hạng mà còn tuyệt đối sạch. Chè Suối Giàng mỗi mùa mang đến một hương vị đặc sắc khác nhau. Mùa chè Shan được thu hoạch thành 3 vụ, trong đó vụ cuối là vào tháng 8 đến tháng 9 âm lịch.

Những búp chè phải được hái vào lúc sương còn đọng lại vì theo quan điểm của người H’Mông, đây là thời điểm búp chè tích tụ được nhiều nhất những dưỡng chất tinh hoa từ trời đất. Khi đến mùa thu hoạch, hình ảnh cô gái Mông trong chiếc váy xòe bắt mắt trèo lên những cây chè cổ thụ hái búp xanh non. Chè Shan tuyết càng già thì càng quý, mang trong mình càng nhiều tính dược liệu. Bởi vậy những đôi bàn tay thoăn thoắt, đầy kinh nghiệm ngắt từng búp nõn nhưng vẫn nhẹ nhàng để không làm mất lớp tuyết trắng phủ bên trên.

Búp chè Shan tinh khiết chứa tinh hoa đất trời vùng Tây Bắc, chứa nhiều vi chất tạo nên loại trà có màu nước vàng đượm như màu mật ong rừng, hương chè thơm, vị hơi chát, đắng, khi uống đọng lại hậu vị ngọt lịm, dư vị lâu và ngon hơn các loại trà khác.

Uống Trà Thôi
Theo tạp chi kinh tế
Khám phá về vùng trà Suối Giàng
0 0 6,816 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Mùa xuân - Vụ trà mong đợi nhất của người làm trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3141 16:54, 20/01/2024
0 0 2,591 0.0
Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm, hơi ấm của mùa xuân sẽ giúp cho cây cối sinh sôi . Các loài thực vật nói chung đều bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự thay đổi của thời tiết và khí hậu, cây trà cũng không ngoại lệ. Thời tiết độ xuân về vô cùng thích hợp để cây trà phát triển tốt, đâm chồi, nảy lộc. ...
Lược Sử Của Trà (P2): Các Truyền Thuyết Của Người Trung Hoa
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3134 08:40, 16/01/2024
0 0 2,772 0.0
Người Trung Hoa vốn có truyền thống sáng tạo ra các truyền thuyết để giải thích nguồn gốc của nhiều sự vật – hiện tượng trong đời sống văn hóa xã hội của họ, và trà cũng nằm trong số đó.

Truyền thuyết phổ biến nhất về trà là về Thần Nông. Thần Nông (Viêm Đế) là vị thần trong dã sử, xuất hiện ...
Tóm lược lịch sử của Trà (P1)
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3125 14:02, 10/01/2024
0 0 3,453 0.0
Sau nước, trà là thức uống được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Nhưng trong khi thức uống này phổ biến ngày nay, thì lịch sử của nó bắt nguồn từ một chiếc cốc tình cờ được uống cách đây gần 5 thiên niên kỷ. Đọc để khám phá nơi sinh và lịch sử của trà.

Những cốc trà đầu tiên

Truyền thuyết ...
Có bao nhiêu caffein trong trà đen?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3120 15:37, 07/01/2024
0 0 2,633 0.0
Trà đen là một loại thức uống phổ biến được yêu thích không chỉ vì hương vị thơm ngon mà còn vì nhiều lợi ích sức khỏe của nó. Trong trà đen có chứa caffein – một chất “kích thích” hoạt động bằng cách kích thích não và hệ thần kinh trung ương, giúp tỉnh táo và ngăn ngừa mệt mỏi.

Caffeine là một dạng ...
CÁCH PHÂN BIỆT CÁC LOẠI TRÀ BÚP, TRÀ NÕN TÔM, TRÀ MÓC CÂU, TRÀ ĐINH
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3114 09:43, 04/01/2024
0 0 2,780 0.0
Trà Thái Nguyên nổi tiếng thì ai cũng biết nhưng để hiểu vì sao có những tên gọi khác biệt trên cùng một dòng sản phẩm trà thì ít người uống trà để ý. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách phân biệt các loại trà nhé!

Từ lâu trà Thái Nguyên được mệnh danh là” đệ nhất danh trà” nơi hội tụ tinh hoa trà Việt ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!