/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Những thời điểm trong ngày không nên uống trà

2218 08:51, 15/10/2022
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Những thời điểm trong ngày không nên uống tràKhông uống khi bụng đói
Trà là loại thức uống quen thuộc mang lại nhiều lợi ích cho con người trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, không phải bất kỳ thời điểm nào cũng phù hợp để sử dụng trà.

Nhâm nhi một tách trà mỗi ngày không những giúp bạn nâng cao sức đề kháng cho cơ thể mà còn có khả năng cải thiện, phòng chống được rất nhiều chứng bệnh, thậm chí nhiều người cho rằng uống trà hỗ trợ giảm nguy cơ tử vong sớm. Để tránh phản tác dụng mà trà mang lại, bạn phải biết những thời điểm thích hợp uống trà để phát huy hết công dụng của nó.

Không uống khi bụng đói

Nhiều người lầm tưởng rằng uống 1 ly trà xanh ngay sau khi thức dậy, lúc dạ dày còn trống không sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Tuy nhiên, thói quen này mang lại nhiều tổn hại hơn so với lợi ích. Polyphenol là các chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong trà, có khả năng kích thích quá trình sản xuất acid trong dạ dày. Do đó, uống trà khi bụng đói có thể khiến dạ dày bạn cồn cào, gây ra hiện tượng chóng mặt, buồn nôn.

Ngoài ra, khi bụng đói, các hoạt chất có trong trà làm cho chất có tính axit và kiềm trong dạ dày mất cân bằng, lâu dài dễ có thể gây ra một số triệu chứng bệnh về dạ dày. Vì vậy, không nên uống trà khi bụng đang đói.

Không uống trước giờ đi ngủ

Uống trà xanh mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe và tinh thần của bạn. Tuy nhiên, bất kể loại trà nào đều chứa trong mình một hàm lượng caffeine đáng kể. Đây là một loại chất kích thích tự nhiên này thúc đẩy trạng thái hưng phấn, tinh thần tỉnh táo, minh mẫn và tập trung. Vì vậy, uống trà sát giờ đi ngủ có thể khiến bạn trở nên khó ngủ, tăng khả năng thức giấc trong đêm.

Thời điểm lý tưởng nhất để uống trà là vào ban ngày và đầu giờ tối, ít nhất 2 tiếng trước khi đi ngủ. Điều này sẽ tối đa hóa tác dụng thúc đẩy giấc ngủ và sức khỏe có lợi của trà, đồng thời hạn chế những tác dụng tiêu cực của nó.

Không uống thuốc bằng trà

Nếu thường xuyên uống thuốc với trà xanh, dù là vô tình hay do sở thích, bạn cũng nên bỏ thói quen này ngay lập tức. Các dược chất trong thuốc khi kết hợp phản ứng với trà sẽ thúc đẩy và làm tăng nồng độ acid trong dạ dày. Bạn chỉ nên uống thuốc với nước lọc để hạn chế các tác dụng phụ nguy hại xảy ra khi kết hợp trà với thuốc.

Ngoài ra, tuy trà là loại thức uống thanh lọc mang nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng với thuốc có tên bortezomib – loại thuốc có khả năng “đánh bại” với những tế bào ung thư, trà lại là thức uống khắc tinh.

Khi uống thuốc bằng trà, không những khiến một số loại thuốc không phát huy được tác dụng mà đôi khi còn gây ra biến chứng nguy hiểm đến người sử dụng.

Không uống trong và ngay sau bữa ăn

Trà được biết đến với khả năng hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, trong trà có chứa hợp chất tanin – đây không chỉ là tác nhân chính gây nên vị đắng chát đặc trưng của trà, mà còn phản ứng với các protein, khoáng chất và một số vitamin có trong thức ăn.

Khi tanin kết hợp với protein có trong các thực phẩm như: thịt, trứng, sữa, sẽ tạo thành các kết tủa gây khó tiêu. Ngoài ra, tanin còn phản ứng với các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm, khiến cơ thể khó hấp thu. Sử dụng trà đặc trong hoặc ngay sau bữa ăn trong một thời gian dài khiến cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển cơ thể, thậm chí gây ra hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt, dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn.

Uống Trà Thôi
Theo đời sống tiêu dùng
Những thời điểm trong ngày không nên uống tràKhông uống trước giờ đi ngủ
Những thời điểm trong ngày không nên uống tràKhông uống thuốc bằng trà
Những thời điểm trong ngày không nên uống tràKhông uống trong và ngay sau bữa ăn
0 0 7,691 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

9 thuật ngữ trên bàn trà, không hiểu thì thiệt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3188 13:24, 17/02/2024
1 0 3,566 0.0
“Trà” là một trong những nét đặc trưng của văn hóa, đồng thời nó cũng mang nhiều nội hàm phong phú. Người xưa thích đãi khách bằng trà, một tách trà tưởng chừng như đơn giản lại bao hàm rất nhiều tri thức: Châm trà, phẩm trà, thiêm trà đều được chú trọng. (Rót trà, ngửi trà và nếm trà)

Bạn phải biết ...
LỤC VŨ PHA TRÀ
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3185 22:58, 15/02/2024
1 0 3,489 10.0
Hoàng đế Đại Tông của nhà Đường là người đam mê và thường xuyên thưởng trà, trong cung có những người pha trà rất giỏi. Nghe đồn nhà sư Tích Công ở Cánh Lăng là người có “nội công rất thâm hậu” về môn thưởng trà, nhưng chỉ uống trà do đệ tử là Lục Vũ pha, tuyệt không uống trà do người khác pha, ...
Cổ nhân dạy “Trà tam tửu tứ”: Ẩn chứa nhiều ý vị sâu xa
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3181 22:58, 12/02/2024
0 0 3,951 0.0
Trà vốn là thức uống dùng để thưởng thức nên phải chia thành 3 ngụm, một hớp, hai hớp và ba hớp. Khi ba chén lần lượt được cất lên, một mặt sẽ phản ánh được sự dung hòa của văn hóa trà, mặt khác cũng phản ánh tinh thần khiêm tốn và kính trọng người cao tuổi, các bậc hiền đức từ lâu đời.

Từ trước ...
Lược Sử Của Trà (P6): Trà Thời Nhà Nguyên
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3178 23:22, 08/02/2024
0 0 3,420 0.0
Vào thời nhà Nguyên, văn hóa trà không phát triển quá nổi bật nhưng lại có ý nghĩa kết nối giữa hai thời đại phát triển quan trọng của trà, đó là thời Tống của quá khứ và thời Minh trong tương lai. Vào cuối thời nhà Nguyên, đã có sự xuất hiện của trà lá rời, cũng như sự hoàn thiện của phương pháp sản ...
Nguồn gốc cách đặt tên các loại trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3174 08:46, 06/02/2024
0 0 4,024 0.0
Theo những thống kê ban đầu thì cả thế giới có khoảng 3.000 giống và chi trà khác nhau. Thế nên tên của trà cũng muôn màu muôn vẻ. Có một số loại danh trà thì có cả một truyền thuyết hay câu chuyện lịch sử đằng sau cái tên, có loại thì cái tên đơn giản chỉ là mô tả ngoại hình hay nơi cây trà lớn lên. Tên ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!