/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Những thời điểm trong ngày không nên uống trà

2218 08:51, 15/10/2022
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Những thời điểm trong ngày không nên uống tràKhông uống khi bụng đói
Trà là loại thức uống quen thuộc mang lại nhiều lợi ích cho con người trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, không phải bất kỳ thời điểm nào cũng phù hợp để sử dụng trà.

Nhâm nhi một tách trà mỗi ngày không những giúp bạn nâng cao sức đề kháng cho cơ thể mà còn có khả năng cải thiện, phòng chống được rất nhiều chứng bệnh, thậm chí nhiều người cho rằng uống trà hỗ trợ giảm nguy cơ tử vong sớm. Để tránh phản tác dụng mà trà mang lại, bạn phải biết những thời điểm thích hợp uống trà để phát huy hết công dụng của nó.

Không uống khi bụng đói

Nhiều người lầm tưởng rằng uống 1 ly trà xanh ngay sau khi thức dậy, lúc dạ dày còn trống không sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Tuy nhiên, thói quen này mang lại nhiều tổn hại hơn so với lợi ích. Polyphenol là các chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong trà, có khả năng kích thích quá trình sản xuất acid trong dạ dày. Do đó, uống trà khi bụng đói có thể khiến dạ dày bạn cồn cào, gây ra hiện tượng chóng mặt, buồn nôn.

Ngoài ra, khi bụng đói, các hoạt chất có trong trà làm cho chất có tính axit và kiềm trong dạ dày mất cân bằng, lâu dài dễ có thể gây ra một số triệu chứng bệnh về dạ dày. Vì vậy, không nên uống trà khi bụng đang đói.

Không uống trước giờ đi ngủ

Uống trà xanh mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe và tinh thần của bạn. Tuy nhiên, bất kể loại trà nào đều chứa trong mình một hàm lượng caffeine đáng kể. Đây là một loại chất kích thích tự nhiên này thúc đẩy trạng thái hưng phấn, tinh thần tỉnh táo, minh mẫn và tập trung. Vì vậy, uống trà sát giờ đi ngủ có thể khiến bạn trở nên khó ngủ, tăng khả năng thức giấc trong đêm.

Thời điểm lý tưởng nhất để uống trà là vào ban ngày và đầu giờ tối, ít nhất 2 tiếng trước khi đi ngủ. Điều này sẽ tối đa hóa tác dụng thúc đẩy giấc ngủ và sức khỏe có lợi của trà, đồng thời hạn chế những tác dụng tiêu cực của nó.

Không uống thuốc bằng trà

Nếu thường xuyên uống thuốc với trà xanh, dù là vô tình hay do sở thích, bạn cũng nên bỏ thói quen này ngay lập tức. Các dược chất trong thuốc khi kết hợp phản ứng với trà sẽ thúc đẩy và làm tăng nồng độ acid trong dạ dày. Bạn chỉ nên uống thuốc với nước lọc để hạn chế các tác dụng phụ nguy hại xảy ra khi kết hợp trà với thuốc.

Ngoài ra, tuy trà là loại thức uống thanh lọc mang nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng với thuốc có tên bortezomib – loại thuốc có khả năng “đánh bại” với những tế bào ung thư, trà lại là thức uống khắc tinh.

Khi uống thuốc bằng trà, không những khiến một số loại thuốc không phát huy được tác dụng mà đôi khi còn gây ra biến chứng nguy hiểm đến người sử dụng.

Không uống trong và ngay sau bữa ăn

Trà được biết đến với khả năng hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, trong trà có chứa hợp chất tanin – đây không chỉ là tác nhân chính gây nên vị đắng chát đặc trưng của trà, mà còn phản ứng với các protein, khoáng chất và một số vitamin có trong thức ăn.

Khi tanin kết hợp với protein có trong các thực phẩm như: thịt, trứng, sữa, sẽ tạo thành các kết tủa gây khó tiêu. Ngoài ra, tanin còn phản ứng với các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm, khiến cơ thể khó hấp thu. Sử dụng trà đặc trong hoặc ngay sau bữa ăn trong một thời gian dài khiến cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển cơ thể, thậm chí gây ra hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt, dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn.

Uống Trà Thôi
Theo đời sống tiêu dùng
Những thời điểm trong ngày không nên uống tràKhông uống trước giờ đi ngủ
Những thời điểm trong ngày không nên uống tràKhông uống thuốc bằng trà
Những thời điểm trong ngày không nên uống tràKhông uống trong và ngay sau bữa ăn
0 0 7,767 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Người Việt thường ăn gì khi uống trà?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
833 17:07, 31/07/2021
1 0 9,273 10.0
Một trong những nét độc đáo của văn hóa trà Việt chính là các món ăn khi thưởng trà. Những món ăn có mặt trên bàn trà không thể không kể đến các loại bánh, kẹo, mứt cổ truyền như bánh đậu xanh, bánh cốm, kẹo lạc, mứt dừa, mứt cà rốt, hay các loại ô mai, hạt bí, hạt dưa... Đây là những nhân tố vừa làm ...
Tìm hiểu về trà hoa cúc
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
822 15:45, 29/07/2021
0 0 8,964 0.0
Trà hoa cúc luôn được xếp hạng cao trong danh sách các loại trà thảo mộc hữu ích. Đây là loại trà được sử dụng trong hàng thập kỷ nay với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ở Việt Nam, từ thời xa xưa, cách ướp trà hoa cúc đã được áp dụng để bậc vua chúa được thưởng thức tách trà thượng hạng thơm ngon lại ...
Tác dụng của trà Shan tuyết đối với sức khỏe
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
804 15:07, 26/07/2021
1 0 10,292 0.0
Trà Shan tuyết được rất nhiều dân trà sành sỏi ưa thích, người thưởng trà bị mê hoặc bởi hương thơm gọi là “chất núi rừng” trong từng chén trà, vị thanh mát, chát nhè nhẹ, vị ngai ngái mùi khói bếp, màu nước thì vàng đẹp và trong. Đặc biệt, trà Shan tuyết còn được xem là một loại dược liệu quý giúp ...
Mối nguy hại khi uống trà không đúng cách
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
713 16:23, 15/07/2021
3 0 8,924 9.6
Trà được biết đến là thảo dược thiên nhiên có nhiều lợi ích với sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu uống trà không đúng cách thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể. Vì vậy, theo các chuyên gia, khi uống trà cần tránh những vấn đề dưới đây:

Đun hoặc hãm trà ở nhiệt độ cao:

Khi đó, chất tanin trong ...
Lịch sử và nguồn gốc trà Thái Nguyên
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
704 15:46, 14/07/2021
0 0 8,846 0.0
Trà Thái Nguyên là loại trà xanh đặc sản của vùng đất Thái Nguyên - một tỉnh ở vùng trung du phía Bắc nước ta. Trà Thái Nguyên còn được gọi là chè Thái Nguyên, trà Thái, chè bắc Thái, trà Tân Cương... đây được xem là loại trà ngon và nổi tiếng nhất của Việt Nam. Nó không chỉ là thức uống tốt cho sức khỏe ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!