/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Khám phá các loại chân đế của ấm tử sa

2230 08:56, 22/10/2022
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Khám phá các loại chân đế của ấm tử sa
Ấm tử sa Nghi Hưng Trung Quốc là cái tên trứ danh nổi tiếng bậc nhất đối với những ai am hiểu và đam mê nghệ thuật trà đạo. Sở hữu một chiếc ấm tử sa cao cấp là mong muốn của những người yêu trà, thưởng trà. Bên cạnh chiếc ấm tử sa thì những phụ kiện để tạo nên một bộ ấm đầy đủ hoàn chỉnh không thể thiếu được chân đế của ấm tử sa. Nó không chỉ là một phụ kiện góp phần hoàn thiện một bộ sản phẩm mà còn chứa đựng những công dụng không ngờ để giúp cho người thưởng trà thưởng thức và cảm nhận được hương vị trà hoàn hảo nhất. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cùng các bạn khám phá về các loại chân đế của ấm tử sa được yêu thích và ưa chuộng nhất hiện nay.

- Đinh túc

Trong các loại chân đế của ấm tử sa thì đinh túc là loại chân đế phổ biến được khá nhiều trà nhân lựa chọn sử dụng cho bộ ấm tử sa của mình.

Đặc điểm của chân đế đinh túc là có nguồn gốc từ chân đỉnh đồng rất chắc chắn, vững chãi và thể hiện một phong thái đĩnh đạc, mạnh mẽ, đầy sức sống.

Chân đế đinh túc phù hợp sử dụng để kết hợp với các loại ấm tử sa có hình dáng trên nhỏ dưới lớn. Lưu ý khi lựa chọn chân đế này kết hợp ấm cần phải đảm bảo hình dạng và chiều cao phù hợp với tổng thể ấm để mang đến sự hài hòa và tính thẩm mỹ cho bộ chân ấm tử sa.

- Gia đế

Đối với loại chân đế gia đế thì trong giới trà đạo còn được gọi với một cái tên khác là “giả đế”. Căn cứ theo phương thức để tạo nên hình dáng cho chân đế gia đế người ta chia làm hai loại là oát túc và khuyên túc.

Oát túc có đặc điểm là các nghệ nhân khi làm sẽ định một miếng đất vào bên dưới phần đáy ấm. Sau đó mới phần ở giữa đi và để lại các đường viền xung quanh để làm chân đế.

Khuyên túc thì lại có cách làm khác là lấy một đường viền dán lên phần đế ấm để làm chân đế. Đối với khuyên túc thì lại có hai cách đính là đính nổi và đính chìm.

Để phân biệt hai cách đính chúng ta có thể quan sát để phát hiện ra. Cụ thể cách đính chìm thì nhìn từ bên ngoài sẽ không phát hiện có sự riêng rẽ. Ngược lại cách đính nổi là khi quan sát sẽ thấy chân đế nổi rõ ra khỏi đường viền của thân ấm.

- Nhất nại đế

Nhất nại đến là một trong các loại chân đế của ấm tử sa rất đặc thù mà những loại ấm khác không có. Nếu những ai đam mê nghệ thuật trà đạo sẽ không thể không biết đến loại chân đế này với một cái tên nữa là La Hán đế.

Đặc điểm của Nhất nại đến các bạn có thể hình dung giống như một hố lõm trên thân quả bóng, phần lõm vào và lồi ra ở dưới đấy chính là vị trí để làm thành chân ấm. Một điều thú vị là ngay ở trong cái tên của chân đế đã thể hiện cách làm loại đế này chỉ bằng một chữ “nại” có nghĩa là dồn xuống, ấn xuống để tạo phần lõm ở đáy ấm.

Chân đế Nhất nại đế được sử dụng chủ yếu cho các dáng ấm tử sa tròn tạo sự gọn gàng tinh tế hài hòa về tổng thể thẩm mỹ.

- Bình đế

Trong các loại chân đế của ấm tử sa thì bình đế là chân đế có hình dáng cũng như phương thức làm đơn giản nhất. Nó còn được biết đến với những tên gọi khác như “Tự thân đế” hay “Tiệt đế”.

Hình dáng của Bình đế là một miếng đất bằng phẳng là loại chân đế rất mộc mạc nhưng tạo sự vững chãi, chắc chắn.

- Thác chuẩn túc Một trong các loại chân đế của ấm tử sa nổi tiếng

Loại đế thác chuẩn túc này trong giới trà đạo còn được với những cái tên khác như oát án môn, liên giác túc. Nếu miêu tả gần chuẩn xác nhất thì đế thác chuẩn túc có hình vuông giống như ấn dấu thường được sử dụng. Vì vậy loại đế này phù hợp cho những chiếc ấm tử sa vuông tạo nên vẻ đẹp hoàn hảo cho bộ ấm tử sa.

Uống Trà Thôi
Theo An Nhi Trà
Khám phá các loại chân đế của ấm tử sa
Khám phá các loại chân đế của ấm tử sa
Khám phá các loại chân đế của ấm tử sa
Khám phá các loại chân đế của ấm tử sa
2 0 2,043 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

CHƠI TỬ SA
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3566 11:44, 12/11/2024
0 0 414 0.0
1. SƠ LƯỢC VỀ TỬ SA

Nguồn gốc: “Tử sa” là một từ dùng chung để nói về một loại đất chỉ có duy nhất tại Đinh Thục Trấn huyện Nghi Hưng tỉnh Giang Tô của Trung Quốc, cho đến thời điểm hiện tại người ta chưa tìm được nơi nào khác có nguồn đất có thành phần hoá học giống như đất Tử sa tại Đinh ...
Phân loại đất tử sa Nghi Hưng: Đầy đủ thông tin và hình ảnh
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3519 13:00, 21/10/2024
0 0 491 0.0
I. Giới thiệu về đất tử sa Nghi Hưng

Nguồn gốc và lịch sử:

Đất tử sa là một loại đất sét đặc biệt, hình thành qua quá trình địa chất lâu dài và phức tạp tại vùng Nghi Hưng, Trung Quốc. Quá trình này liên quan đến sự tích tụ và biến đổi của các khoáng chất trong lòng đất, tạo nên một loại đất có ...
Tìm hiểu sự khác biệt thú vị giữa Chén Khải và Ấm Trà
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3481 07:32, 23/09/2024
0 0 1,265 0.0
Chén khải và ấm trà đều là những vật dụng thú vị giữa thế giới trà cụ vô cùng phong phú. Tương tự như ấm trà, chén khải có công dụng pha nên những tách trà đượm hương, chuẩn vị. Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hai loại trà cụ này, cũng như kỹ thuật sử dụng chén khải chuẩn ...
Những bộ đồ trà thời Nguyễn
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3450 13:26, 27/08/2024
1 0 875 0.0
Người Việt có một nền “văn hóa uống trà”, tuy không đến mức nâng thành Trà đạo (Chado) như người Nhật, nhưng nền “văn hóa” ấy có từ lâu đời, rất phong phú và độc đáo. Dưới thời Nguyễn (1802 - 1945), uống trà đã trở thành một lạc thú tao nhã, rất được giới quý tộc, quan lại và thức giả ưa chuộng. ...
Ấm trà – Chứa đựng tinh hoa nghệ thuật trà
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3434 09:38, 16/08/2024
0 0 662 0.0
Với những người sành về trà, ngoài nguyên liệu chất lượng và cách ủ phù hợp, ấm trà cũng là một yếu tố quan trọng để có thể thưởng thức trọn vẹn sự tinh túy của thứ thức uống thanh tao. Không chỉ góp phần quyết định hương vị của trà mà mỗi chiếc ấm còn chứa đựng bản sắc văn hóa trà đạo của ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!