/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Khám phá các loại chân đế của ấm tử sa

2230 08:56, 22/10/2022
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Khám phá các loại chân đế của ấm tử sa
Ấm tử sa Nghi Hưng Trung Quốc là cái tên trứ danh nổi tiếng bậc nhất đối với những ai am hiểu và đam mê nghệ thuật trà đạo. Sở hữu một chiếc ấm tử sa cao cấp là mong muốn của những người yêu trà, thưởng trà. Bên cạnh chiếc ấm tử sa thì những phụ kiện để tạo nên một bộ ấm đầy đủ hoàn chỉnh không thể thiếu được chân đế của ấm tử sa. Nó không chỉ là một phụ kiện góp phần hoàn thiện một bộ sản phẩm mà còn chứa đựng những công dụng không ngờ để giúp cho người thưởng trà thưởng thức và cảm nhận được hương vị trà hoàn hảo nhất. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cùng các bạn khám phá về các loại chân đế của ấm tử sa được yêu thích và ưa chuộng nhất hiện nay.

- Đinh túc

Trong các loại chân đế của ấm tử sa thì đinh túc là loại chân đế phổ biến được khá nhiều trà nhân lựa chọn sử dụng cho bộ ấm tử sa của mình.

Đặc điểm của chân đế đinh túc là có nguồn gốc từ chân đỉnh đồng rất chắc chắn, vững chãi và thể hiện một phong thái đĩnh đạc, mạnh mẽ, đầy sức sống.

Chân đế đinh túc phù hợp sử dụng để kết hợp với các loại ấm tử sa có hình dáng trên nhỏ dưới lớn. Lưu ý khi lựa chọn chân đế này kết hợp ấm cần phải đảm bảo hình dạng và chiều cao phù hợp với tổng thể ấm để mang đến sự hài hòa và tính thẩm mỹ cho bộ chân ấm tử sa.

- Gia đế

Đối với loại chân đế gia đế thì trong giới trà đạo còn được gọi với một cái tên khác là “giả đế”. Căn cứ theo phương thức để tạo nên hình dáng cho chân đế gia đế người ta chia làm hai loại là oát túc và khuyên túc.

Oát túc có đặc điểm là các nghệ nhân khi làm sẽ định một miếng đất vào bên dưới phần đáy ấm. Sau đó mới phần ở giữa đi và để lại các đường viền xung quanh để làm chân đế.

Khuyên túc thì lại có cách làm khác là lấy một đường viền dán lên phần đế ấm để làm chân đế. Đối với khuyên túc thì lại có hai cách đính là đính nổi và đính chìm.

Để phân biệt hai cách đính chúng ta có thể quan sát để phát hiện ra. Cụ thể cách đính chìm thì nhìn từ bên ngoài sẽ không phát hiện có sự riêng rẽ. Ngược lại cách đính nổi là khi quan sát sẽ thấy chân đế nổi rõ ra khỏi đường viền của thân ấm.

- Nhất nại đế

Nhất nại đến là một trong các loại chân đế của ấm tử sa rất đặc thù mà những loại ấm khác không có. Nếu những ai đam mê nghệ thuật trà đạo sẽ không thể không biết đến loại chân đế này với một cái tên nữa là La Hán đế.

Đặc điểm của Nhất nại đến các bạn có thể hình dung giống như một hố lõm trên thân quả bóng, phần lõm vào và lồi ra ở dưới đấy chính là vị trí để làm thành chân ấm. Một điều thú vị là ngay ở trong cái tên của chân đế đã thể hiện cách làm loại đế này chỉ bằng một chữ “nại” có nghĩa là dồn xuống, ấn xuống để tạo phần lõm ở đáy ấm.

Chân đế Nhất nại đế được sử dụng chủ yếu cho các dáng ấm tử sa tròn tạo sự gọn gàng tinh tế hài hòa về tổng thể thẩm mỹ.

- Bình đế

Trong các loại chân đế của ấm tử sa thì bình đế là chân đế có hình dáng cũng như phương thức làm đơn giản nhất. Nó còn được biết đến với những tên gọi khác như “Tự thân đế” hay “Tiệt đế”.

Hình dáng của Bình đế là một miếng đất bằng phẳng là loại chân đế rất mộc mạc nhưng tạo sự vững chãi, chắc chắn.

- Thác chuẩn túc Một trong các loại chân đế của ấm tử sa nổi tiếng

Loại đế thác chuẩn túc này trong giới trà đạo còn được với những cái tên khác như oát án môn, liên giác túc. Nếu miêu tả gần chuẩn xác nhất thì đế thác chuẩn túc có hình vuông giống như ấn dấu thường được sử dụng. Vì vậy loại đế này phù hợp cho những chiếc ấm tử sa vuông tạo nên vẻ đẹp hoàn hảo cho bộ ấm tử sa.

Uống Trà Thôi
Theo An Nhi Trà
Khám phá các loại chân đế của ấm tử sa
Khám phá các loại chân đế của ấm tử sa
Khám phá các loại chân đế của ấm tử sa
Khám phá các loại chân đế của ấm tử sa
2 0 1,962 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Bình trà tử sa tráng men - Tinh hoa quý hiếm của triều đại nhà Thanh
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3337 10:34, 13/06/2024
2 0 940 0.0
Bình trà tử sa tráng men là một bộ trà hoàng gia được chế tác tinh xảo và lưu truyền qua nhiều thế hệ trong triều đại nhà Thanh. Được biết đến với cái tên "Zisha của Hoàng cung", bộ trà này đã được sử dụng bởi ba vị hoàng đế: Khang Hi, Ung Chính và Càn Long.

Kỹ thuật chế tác, bao gồm việc sử dụng men để ...
Chức Danh Nghề Nghiệp của Nghệ Nhân Ấm Tử Sa
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3328 10:04, 06/06/2024
6 0 1,061 9.0
Nghệ nhân ấm tử sa không chỉ là những thợ thủ công bình thường mà còn là những nghệ sĩ thực thụ, với các tác phẩm mang giá trị nghệ thuật và kinh tế cao. Nghệ thuật chế tác ấm tử sa yêu cầu kỹ năng điêu luyện và sự am hiểu sâu sắc về truyền thống cùng sự sáng tạo không ngừng. Để đạt được những ...
Chén chủ, chén tống,chén quân là gì?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3299 11:17, 14/05/2024
3 0 1,129 0.0
Các bộ ấm chén thường được chia thành 4 loại khác nhau thích hợp với từng mùa.

Chén trà mùa xuân – thu có kích thước vừa phải, thành chén không dày cũng không mỏng. Riêng đối với chén trà dùng trong mùa hè nóng ẩm thì sẽ có thành chén mỏng để giúp trà mau nguội. Ngược lại, chén mùa đông thì lại có thành ...
SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ XƯỞNG 1 (NHẤT XƯỞNG)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3287 13:46, 04/05/2024
1 0 1,062 0.0
Xưởng 1 là xưởng sản xuất ấm tử sa lâu đời nhất tại Trung quốc, là ngôi nhà chung đầu tiên của những nghệ nhân sản xuất ấm tử sa cao cấp nhất, những người đã đặt ra những tiêu chuẩn khắc khe về nghệ thuật của họ cũng như ngành công nghiệp ấm tử sa sau này

Xưởng 1 được thành lập vào tháng 10 năm ...
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ ẤM TỬ SA NGHI HƯNG
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3276 14:00, 25/04/2024
4 0 1,440 0.0
Theo truyền tụng, Phạm Lãi là người đầu tiên tìm ra chất đất sét vùng Thái Hồ. Sau khi phá xong quân Ngô, ông về ẩn cư nơi đây, lấy việc nặn đồ gốm làm trò tiêu khiển. Thế nhưng thời đó chưa làm ấm trà.

Cứ theo những di chỉ khai quật được thì ngay từ đời Tống (920-1279) người ta đã làm ấm trà ở đất ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!