/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Khám phá các loại chân đế của ấm tử sa

2230 08:56, 22/10/2022
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Khám phá các loại chân đế của ấm tử sa
Ấm tử sa Nghi Hưng Trung Quốc là cái tên trứ danh nổi tiếng bậc nhất đối với những ai am hiểu và đam mê nghệ thuật trà đạo. Sở hữu một chiếc ấm tử sa cao cấp là mong muốn của những người yêu trà, thưởng trà. Bên cạnh chiếc ấm tử sa thì những phụ kiện để tạo nên một bộ ấm đầy đủ hoàn chỉnh không thể thiếu được chân đế của ấm tử sa. Nó không chỉ là một phụ kiện góp phần hoàn thiện một bộ sản phẩm mà còn chứa đựng những công dụng không ngờ để giúp cho người thưởng trà thưởng thức và cảm nhận được hương vị trà hoàn hảo nhất. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cùng các bạn khám phá về các loại chân đế của ấm tử sa được yêu thích và ưa chuộng nhất hiện nay.

- Đinh túc

Trong các loại chân đế của ấm tử sa thì đinh túc là loại chân đế phổ biến được khá nhiều trà nhân lựa chọn sử dụng cho bộ ấm tử sa của mình.

Đặc điểm của chân đế đinh túc là có nguồn gốc từ chân đỉnh đồng rất chắc chắn, vững chãi và thể hiện một phong thái đĩnh đạc, mạnh mẽ, đầy sức sống.

Chân đế đinh túc phù hợp sử dụng để kết hợp với các loại ấm tử sa có hình dáng trên nhỏ dưới lớn. Lưu ý khi lựa chọn chân đế này kết hợp ấm cần phải đảm bảo hình dạng và chiều cao phù hợp với tổng thể ấm để mang đến sự hài hòa và tính thẩm mỹ cho bộ chân ấm tử sa.

- Gia đế

Đối với loại chân đế gia đế thì trong giới trà đạo còn được gọi với một cái tên khác là “giả đế”. Căn cứ theo phương thức để tạo nên hình dáng cho chân đế gia đế người ta chia làm hai loại là oát túc và khuyên túc.

Oát túc có đặc điểm là các nghệ nhân khi làm sẽ định một miếng đất vào bên dưới phần đáy ấm. Sau đó mới phần ở giữa đi và để lại các đường viền xung quanh để làm chân đế.

Khuyên túc thì lại có cách làm khác là lấy một đường viền dán lên phần đế ấm để làm chân đế. Đối với khuyên túc thì lại có hai cách đính là đính nổi và đính chìm.

Để phân biệt hai cách đính chúng ta có thể quan sát để phát hiện ra. Cụ thể cách đính chìm thì nhìn từ bên ngoài sẽ không phát hiện có sự riêng rẽ. Ngược lại cách đính nổi là khi quan sát sẽ thấy chân đế nổi rõ ra khỏi đường viền của thân ấm.

- Nhất nại đế

Nhất nại đến là một trong các loại chân đế của ấm tử sa rất đặc thù mà những loại ấm khác không có. Nếu những ai đam mê nghệ thuật trà đạo sẽ không thể không biết đến loại chân đế này với một cái tên nữa là La Hán đế.

Đặc điểm của Nhất nại đến các bạn có thể hình dung giống như một hố lõm trên thân quả bóng, phần lõm vào và lồi ra ở dưới đấy chính là vị trí để làm thành chân ấm. Một điều thú vị là ngay ở trong cái tên của chân đế đã thể hiện cách làm loại đế này chỉ bằng một chữ “nại” có nghĩa là dồn xuống, ấn xuống để tạo phần lõm ở đáy ấm.

Chân đế Nhất nại đế được sử dụng chủ yếu cho các dáng ấm tử sa tròn tạo sự gọn gàng tinh tế hài hòa về tổng thể thẩm mỹ.

- Bình đế

Trong các loại chân đế của ấm tử sa thì bình đế là chân đế có hình dáng cũng như phương thức làm đơn giản nhất. Nó còn được biết đến với những tên gọi khác như “Tự thân đế” hay “Tiệt đế”.

Hình dáng của Bình đế là một miếng đất bằng phẳng là loại chân đế rất mộc mạc nhưng tạo sự vững chãi, chắc chắn.

- Thác chuẩn túc Một trong các loại chân đế của ấm tử sa nổi tiếng

Loại đế thác chuẩn túc này trong giới trà đạo còn được với những cái tên khác như oát án môn, liên giác túc. Nếu miêu tả gần chuẩn xác nhất thì đế thác chuẩn túc có hình vuông giống như ấn dấu thường được sử dụng. Vì vậy loại đế này phù hợp cho những chiếc ấm tử sa vuông tạo nên vẻ đẹp hoàn hảo cho bộ ấm tử sa.

Uống Trà Thôi
Theo An Nhi Trà
Khám phá các loại chân đế của ấm tử sa
Khám phá các loại chân đế của ấm tử sa
Khám phá các loại chân đế của ấm tử sa
Khám phá các loại chân đế của ấm tử sa
2 0 2,211 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Đơn vị đo lường độ thô/mịn của đất tử sa
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2897 09:23, 05/10/2023
3 0 1,525 0.0
Chúng ta đã biết, trong quy trình luyện đất tử sa có khâu sàng đất (sau khi được nghiền thành bột). Mắt lưới sàng càng lớn thì bột sau sàng càng thô, mắt lưới sàng càng nhỏ thì bột sau sàng càng mịn.

Để đo lường độ mịn/thô của hạt đất tử sa, bên Trung Quốc dùng đơn vị “mục” (目 - nghĩa là cái mắt). ...
Gốm Bizen Nhật Bản là gì mà lại đắt tiền đến vậy?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2890 09:52, 27/09/2023
2 0 2,750 0.0
Gốm Bizen là gì? Gốm Bizen của Nhật Bản là dòng gốm có hình dáng đơn giản nhưng không kém phần tinh tế và sang trọng. Vì thế, đây là loại gốm không những ở Nhật Bản yêu thích mà còn được nhiều quốc gia trên thế giới yêu thích. Cùng chúng tôi tìm hiểu về dòng gốm Bizen có từ hơn 1000 năm của Nhật Bản ở ...
Lợi ích tuyệt vời của việc thưởng trà bằng chén khải
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2875 09:24, 20/09/2023
2 0 2,091 6.0
Tôi đã bắt đầu hành trình uống trà của mình bằng một chiếc ấm sứ sau đó là ấm đất, nhưng qua năm tháng, chén khải mới là dụng cụ pha trà mà tôi sử dụng thường xuyên nhất trong hành trình khám phá của mình.

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ trải nghiệm của tôi về một bộ ấm trà được sử dụng phổ biến ...
Cách rót trà, cầm chén uống trà đúng cách
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2863 14:01, 13/09/2023
4 0 2,343 6.0
Pha trà, uống trà ở tầm nghệ thuật đều có những quy trình, cách thức tiêu chuẩn.

Ví dụ: Rót trà sau khi pha trà và rót trà vào chuyên/ chén tống, từ đó mới rót ra các chén quân để uống. Cách rót trà cũng được gọi thành hai cách như sau:

Quan Công tuần hành: Đặt các chén trà sát nhau thành dãy hay thành cụm, đưa ...
Sự thật về Thiên Mục (Tenmoku)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2847 09:06, 06/09/2023
4 0 1,970 0.0
Trong giới chơi trà và ấm ở Việt Nam thì phần lớn mọi người đều công nhận công năng của ấm tử sa – loại ấm làm từ đất sét tím (tử sa) và có khả năng làm tăng hương vị của trà nếu dùng lâu. Trong khi đó chén Thiên Mục (Tenmoku) còn khá mới mẻ và nhiều người vẫn còn hoài nghi về khả năng làm tăng (hay ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!