/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Nội hàm sâu xa của bức hoạ “Tuế hàn tam hữu” trong văn hóa truyền thống

2232 11:45, 23/10/2022
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Nội hàm sâu xa của bức hoạ “Tuế hàn tam hữu” trong văn hóa truyền thốngBức tranh "Tuế hàn tam hữu" của Triệu Mạnh Kiên đời Tống.
Văn hóa truyền thống Trung Hoa cho rằng cây tùng bốn mùa tươi xanh, cây mai ngạo nghễ nở hoa trong tuyết, cây trúc đứng hiên ngang bất khuất. Trong đó, tùng là loài cây biểu tượng cho sự trường thọ, trẻ mãi không già. Cây trúc biểu tượng cho đạo của người quân tử. Cây mai tượng trưng cho tấm lòng trong sạch thanh khiết. Ba loài cây này đứng cạnh nhau tạo nên ý nghĩa của bức họa “Tuế hàn tam hữu”, hiên ngang đón gió sương mưa tuyết.

Tuế hàn là chỉ thời điểm rét lạnh nhất trong năm. Trong ‘Luận ngữ – Tử Hãn’ có viết: “Tuế hàn, nhiên hậu tri tùng bách chi hậu điêu dã”. “Điêu” là chỉ sự tàn lụi của cây cối. Đến thời điểm lạnh nhất trong năm, loài cây khác lộ rõ sự tàn lụi, chỉ có tùng bách là không úa tàn. Loài thực vật này được ví như người tu luyện có sức mạnh kiên cường, trải qua thống khổ và trắc trở vẫn kiên định với đức tin mà không lay chuyển.

“Trì thượng trúc hạ tác” là câu thơ của thi nhân nổi tiếng triều đại nhà Đường, Bạch Cư Dị. Câu này có ý là “Tre trúc tạo nên thành lũy”. Trong đó câu thơ: “Thủy năng tính đạm vi ngô hữu, trúc giải tâm hư tức ngã sư”, ý tứ là nếu nói tình bạn nhạt như nước thì trúc được ví như bậc thầy về sự khiêm tốn. Hai câu này được viết khi thi nhân Hàng Châu hết hạn đi đày trở về Lạc Dương sống cuộc đời bình lặng. Hai câu thơ đã phản ánh tâm tình này, với hàm ý sâu sắc, ý vị thâm sâu. Lời thơ đã biểu đạt được ý chí của một thi nhân rời khỏi chốn quan trường chìm nổi, mong được sống bình yên. Đồng thời thi nhân cũng viết ra phẩm chất khiêm tốn của cây trúc. Đại văn hào Tô Đông Pha thời Tống có viết thơ rằng: “Phong tuyền lưỡng bộ nhạc, tùng trúc tam ích hữu”, “Ninh khả thực vô nhục, bất khả cư vô trúc.” Ý tứ là: “Gió và suối là hai bộ nhạc, tùng trúc là ba người bạn tốt”, “Thà ăn cơm không thịt, còn hơn sống thiếu trúc”.

Người xưa cho rằng cây mai có “tứ đức” gồm: “Sơ sinh nhị vi nguyên, khai hoa vi hanh, kết tử vi lợi, thành thục vi trinh”. Ý tứ là cây mai vừa nảy mầm là đại biểu cho sự đổi mới của vạn vật, khi nở hoa báo hiệu mọi việc đều hanh thông, kết trái báo hiệu sự tốt lành, quả chín đại biểu cho sự kiên trinh bất khuất. Hoa mai là biểu tượng của sự kiên cường bất khuất, anh dũng đi đầu với phẩm chất tinh thần không ngừng vươn lên. Các loài hoa khác thường nở vào mùa xuân, nhưng hoa mai lại khác, càng rét lạnh, càng trong gió tuyết, hoa mai lại càng nở hết mình khoe sắc đẹp.

Bức tranh tùng, trúc, mai do họa sĩ Mã Viễn (1160-1225) thời Nam Tống vẽ được gọi là “Tuế hàn tam hữu đồ”. Mùa đông đến là lúc nhiều cây cối đều khô héo. Tuy nhiên tùng, trúc, mai vẫn có thể duy trì hệ sinh thái của chúng trong mùa đông khắc nghiệt, tháng năm không thay đổi. Trong bức họa chúng ta có thể nhìn thấy, trên đỉnh núi cao, tùng uốn lượn, hoa mai nở rộ trong rét, trúc đong đưa, chúng tạo nên cảm giác như đang bước vào thế giới Thần tiên. Bức họa “Tuế hàn tam hữu đồ” dùng tùng, trúc mai để nói lên khí tiết của tác giả, khen ngợi phẩm đức giữ thân trong sạch.

Vào cuối thời Nam Tống, họa sĩ văn học Triệu Mạnh Kiên (1199-1264 hoặc 1267) cũng sáng tác bức vẽ “Tuế hàn tam hữu”. Bức tranh của ông cũng được vẽ thủ công, lá thông được vẽ bằng đầu bút, lấy mực trúc làm trung tâm, rất có khí thế mạnh mẽ, những bông mai được vẽ với màu mực nhạt hơn, đường viền cánh hoa tròn trịa được vẽ với màu mực đậm hơn. Trên chất liệu giấy trong, họa sĩ dùng mực và bút lông vẽ một cành mai đầy hoa và nụ, đan xen vào đó là những chiếc lá tùng mỏng manh cùng lá trúc đậm màu. Chúng quấn lấy nhau ở giữa khung tranh. Phương pháp vẽ tùng, trúc, mai khác nhau nhưng khi kết hợp lại tạo nên bức họa tuyệt đẹp, tràn ngập phong nhã. Vì nỗi đau mất nước, Triệu Mạnh Kiên đã đem chúng tạo thành “ba người bạn”, dùng để nói lên chí hướng trong loạn thế vẫn không thay đổi khí tiết trung trinh, đồng thời thể hiện đức tính cao thượng và lòng trung thành của ông.

‘Tuế hàn tam hữu’ là biểu tượng của nhân cách cao quý trong văn hóa truyền thống Trung Hoa. Sau khi được truyền bá sang Nhật Bản, bức tranh mang thêm ý nghĩa trường thọ và trở nên thế tục hơn. Chính điện của hoàng cung thiên hoàng ở Tokyo, Nhật Bản có ba gian điện thờ gọi là “Điện tùng”, “Điện trúc”, “Điện mai”. Trong đó Điện tùng là cấp cao nhất, nơi hoàng gia Nhật tiến hành các nghi lễ trang trọng. Ngoài ra, trong các nhà hàng sushi Nhật Bản, “tùng, trúc, mai” cũng được dùng để chỉ quy cách cấp bậc của món sushi thịt nguội. Các bữa ăn theo set của Nhật Bản cũng sử dụng ba loại cây này để chỉ ra các quy định của món ăn. Nói chung, quy định cao nhất là tùng, tiếp đến là trúc, sau cùng là mai.

Uống Trà Thôi
Theo dkn
Nội hàm sâu xa của bức hoạ “Tuế hàn tam hữu” trong văn hóa truyền thốngHoa mai trong tuyết tượng trưng cho người quân tử không ngừng vươn lên trong nghịch cảnh (ảnh: Nicpic)
0 0 7,235 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Tranh của 'họa sĩ đắt giá nhất Nhật Bản' bán 10 triệu USD
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2589 08:28, 22/04/2023
0 0 10,743 0.0
Bức tranh bé gái của họa sĩ Nhật Bản Yoshitomo Nara, được gõ búa ở mức hơn 83,8 triệu HKD (10,7 triệu USD).

Theo The Value, ở phiên do hãng Phillips tổ chức ở Hong Kong tối 30/3, tác phẩm Looking for a Treasure (Tìm kho báu) được bán giá cao nhất trong số 36 tác phẩm được đấu giá.

Tranh của họa sĩ đắt giá nhất Nhật ...
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2586 09:46, 20/04/2023
0 0 5,043 0.0
Sau bộ tranh táo bạo, hàng loạt thương hiệu lớn như Alibaba, Jeep, Durex đều đổ xô mời họa sĩ 8x này về cộng tác.

Phục cổ là xu hướng hội họa tồn tại ở mọi thời kỳ lịch sử. Đi tìm nguồn cảm hứng từ quá khứ, nhiều họa sĩ lựa chọn phục dựng những tác phẩm cũ, cũng có người sáng tạo hẳn câu chuyện ...
Tranh nàng Vệ Nữ khỏa thân mê hoặc người xem đến tận ngày nay
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2580 09:10, 18/04/2023
0 0 4,905 0.0
Bức tranh của danh họa Botticelli có một sức sống mãnh liệt trong văn hóa đại chúng. Để tạo ra tuyệt tác này, Botticelli đã sử dụng phong cách bẹt và tuyến tính.

Trong tiếng Italy, chiaro có nghĩa là sáng, oscuro có nghĩa là tối. Thuật ngữ nghe rất vui tai này là một khái niệm cơ bản trong việc hiểu về nghệ thuật ...
Victor Tardieu - người mở đầu nền mỹ thuật và kiến trúc hiện đại Việt Nam
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2570 08:36, 14/04/2023
0 0 4,963 0.0
Kinhtedothi - Victor Tardieu là họa sĩ, nhà sư phạm tài năng đã có công sáng lập Trường Mỹ thuật Đông Dương, đào tạo nên đội ngũ các họa sĩ, kiến trúc sư đầu tiên để mở đầu cho nền mỹ thuật và kiến trúc hiện đại Việt Nam.

Tác phẩm để đời ở Việt Nam

Victor Tardieu sinh ngày 30/4/1870 tại Lyon (Pháp). Từ ...
'Mẹ con nhà khỉ' - bức họa vô danh giá 360 triệu tệ (1,2 nghìn tỷ đồng)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2564 08:35, 11/04/2023
0 0 5,451 0.0
Bức họa "Mẹ con nhà khỉ" không rõ tác giả, từng được bán 360 triệu tệ (1,2 nghìn tỷ đồng) trong phiên đấu giá ở Bắc Kinh.

Tác phẩm được nhắc đến nhiều khi xuất hiện trong danh sách 10 bức tranh Trung Quốc đắt giá nhất do Wumingart thống kê hồi đầu tháng 4. Bức họa được đấu giá trong phiên của Cửu Gia ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!