/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tam đạo trà – Nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Bạch

2233 08:38, 24/10/2022
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Tam đạo trà – Nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Bạch
Từ lâu, trà không chỉ là một loại thức uống thường ngày, mà trà như một tấm gương phản ánh bao cung bậc cảm xúc trong cuộc sống, sắc thái, biểu cảm của con người. Đặc biệt, với những người yêu thích trà đạo, chắc chắn sẽ biết đến phong tục tam đạo trà đậm chất truyền thống của vùng đất Vân Nam, Trung Quốc hoa lệ.

Nguồn gốc hình thành phong tục tam đạo trà

Đại Lý thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, là nơi hình thành tam đạo trà. Phong tục này đã có lịch sử lâu đời, theo sử sách ghi chép sớm nhất là từ thời nhà Đường. Bậc cao nhiên nơi đây thường dùng 3 chén trà cầu chúc cho lứa trẻ mọi chuyện được thuận lợi, thành công, bình an vào mỗi dịp đặc biệt.

Cho đến hiện nay, tục lệ này vẫn luôn được duy trì, ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội, gắn liền với sự phát triển và dần trở thành nét văn hóa thưởng trà đặc trưng của người dân tộc Bạch. Khách đến chơi nhà sẽ được người Bạch tiếp đón một cách nồng hậu bằng những chén trà không chỉ ngon, đọng lại dư vị mà còn mang ý nghĩa sâu sắc.

Nguồn gốc hình thành của cái tên "tam đạo trà" là bởi chủ nhà sẽ mời khách ba ly trà, mỗi ly sẽ để lại mùi vị và ý nghĩa gửi gắm 3 cảnh giới nhân sinh: “Nhất khổ, nhị cam, tam hồi vị”.

- Chén trà thứ nhất

Chén thứ nhất là chén trà có vị đắng nơi đầu lưỡi rồi lan nhanh ra toàn miệng đến cuống họng.

Chén trà đầu tiên với ý nói vị đắng của trà như vị đắng của đời người. Muốn đạt được thành công, phải trải qua mọi khổ hạnh, thử thách, đi từ cái gian nan cho đến khi tạo dựng được chỗ đứng. Càng đi trong gian khó đôi chân càng đứng vững giữa dòng đời.

- Chén trà thứ hai

Chén thứ hai là chén trà ngọt. Hương vị thanh nhẹ trung hòa dần vị đắng còn đọng lại của chén trà đầu tiên. Vị ngọt đi đến đâu, vị đắng dần tan biến theo đến đó, sau tât cả, hương vị để lại là sự ngọt đơn thuần nơi cuống họng.

Chén trà này mang ngụ ý đời người “khổ tận cam lai”, sau khi trải qua bao gian nan, vất vả, cay đắng sẽ được đền đáp bởi sự thành công, vị ngọt ngào của cuộc sống. Nếu không chịu trải qua khó khăn, làm sao có thể hái được trái ngọt. Nếu như chén trà thứ nhất đắng bao nhiêu, vị ngọt từ chén trà thứ hai sẽ lan tỏa bấy nhiêu.

- Chén trà thứ ba

Chén cuối cùng là trà hồi vị. Đây là chén trà đặc biệt, hội tụ đầy đủ ngũ vị: ngọt, chua, cay, mặn, đắng như gợi lại khúc trầm tư về những thăng trầm đã đi qua trong cuộc đời. Cả một đời người muôn màu muôn vẻ với biết bao khung bậc cảm xúc, tất cả ý nghĩa nằm trong chén trà nhỏ bé.

Nhân sinh gói gọn trong ba chén trà nhỏ. Từ thưởng thức mùi vị của trà cho đến cảm ngộ về nhân sinh “nhất khổ, nhị cam, tam hồi vị” đều gợi nhớ lại những chuyện đã đi qua mà từ từ ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm từ đó khiến tâm hồn người thưởng thức trở nên xao xuyến, mang một cảm giác bồi hồi rưng rưng khó tả.

Uống Trà Thôi
Theo tạp chí kinh tế
Tam đạo trà – Nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Bạch
Tam đạo trà – Nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Bạch
0 0 9,454 10.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Muốn đỡ khát uống nước, muốn tiêu sầu uống rượu, còn muốn tỉnh mộng mê thì uống trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1947 08:47, 03/07/2022
0 0 9,903 0.0
Trà là thức uống phổ biến và đã trở thành một trong ba thức uống không cồn chính (trà, cà phê, ca cao) được ưa chuộng trên toàn cầu. Cùng tìm hiểu chuyên khảo được cho là sớm nhất thế giới về trà để việc thưởng trà càng thêm thi vị.

Lục Vũ thời Đường năm 758 đã viết chuyên khảo sớm nhất thế giới ...
Văn hóa thưởng trà của người Việt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1940 09:23, 30/06/2022
0 0 8,117 0.0
Không biết từ bao giờ, trà có mặt trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam, từ ấm trà bên vỉa hè đến ấm trà trong gia đình. Chén trà cũng là khởi nguồn của rất nhiều câu chuyện, gắn kết thêm những con người chưa từng quen biết lại với nhau.

Trà từ lâu cũng đã được các nhà khoa học chứng minh là rất ...
Ý nghĩa tinh thần, triết học và tôn giáo của trà đạo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1936 09:28, 27/06/2022
0 0 8,516 0.0
Trà đạo có thể khơi dậy cảm hứng về tinh thần hoặc triết học. Những tương phản triết học giữa Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo thể hiện qua trà đạo là sự quảng bá cho lý tưởng tương ứng của từng tôn giáo.

Với trà đạo, người Trung Quốc đã uống trà trong bốn nghìn năm qua. Ban đầu, trà được trồng ...
Nghệ thuật đấu trà uống tới 50 tách ở Nhật Bản có gì lạ?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1928 09:15, 24/06/2022
0 0 8,304 0.0
Đấu trà có nguồn gốc từ thời nhà Đường ở Trung Quốc, phát triển sang triều đại nhà Tống rồi du nhập vào Nhật Bản, song người Nhật thiết kế đấu trà với định dạng riêng, không giống Trung Quốc.

Nước Nhật biết đến đấu trà (闘 茶,Tōcha) vào thời kỳ Kamakura (Liêm Thương thời đại, 1185–1333). Ở Nhật, ...
Nghệ thuật uống trà đạo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1916 08:43, 21/06/2022
1 0 11,335 0.0
Đối với người Trung Quốc, việc uống trà đã trở thành tập quán hơn 1.000 năm qua. Trà là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, là một trong bảy nhu cầu thiết yếu hàng ngày, gồm: “nhiên liệu, dầu, gạo, muối, nước tương, giấm và trà”.

Cây trà có nguồn gốc ở Trung Quốc từ thời cổ đại, ban đầu được ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!