/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Phương pháp đánh giá ẤM TỬ SA

2255 11:50, 30/10/2022
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Phương pháp đánh giá ẤM TỬ SADùng nắp ấm trượt nhẹ quanh vòng miệng ấm và nghe âm thanh phát ra để phân biệt chất đất tử sa.
Ấm trà Tử Sa được đánh giá là trà cụ tuyệt vời mà nhiều người muốn được sở hữu. Nhưng dựa vào tiêu chí gì để biết đó là ấm tốt hay không tốt? chúng tôi xin chia sẻ những thông tin trong bài viết dưới đây.

Đầu tiên, trước khi chọn mua một chiếc ấm phải xác định mục đích sử dụng của bạn là gì. Nếu dùng để uống hàng ngày thì nên chọn kiểu đơn giản, hoa văn trang trí dễ nhìn mà tinh tế. Miệng ấm rộng đủ để dễ cho trà vào. Hình thể cân đối, vững chãi và không bị ngã đổ.

Tiếp theo, lưu ý đến những khía cạnh dưới đây:

1. Chất đất

– Dùng ống nắp ấm trượt nhẹ miệng ấm 3-4 vòng nghe âm thanh 2 vật ma sát, âm thanh đanh như sắt, giòn giã như ngọc như đá, như vậy, chất đất được xem là tốt

– Bên trong ấm có những chấm sáng như kim tuyến, nhưng đó là thạch anh mà khoáng tử sa vốn có

– Danh từ “Tử sa” la danh từ chung cho tất cả các loại đất khoáng, có rất nhiều loại, nhưng loại thường thấy là đất tử sa: Hồng sa, Lục sa, Hắc sa, Đoàn sa, hiếm hơn cả là Lam sa …

– Ấm tử sa có độ bóng sáng mập mờ, không diễm lệ, bề ngoài lồi lõm như có cát mịn, nhìn kĩ có thể thấy được, không trơn bóng nhưng tay sờ vào thì láng mịn

Dùng nắp ấm trượt nhẹ quanh vòng miệng ấm và nghe âm thanh phát ra để phân biệt chất đất tử sa.

Bề ngoài ấm tử sa nhìn thì như không bằng phẳng, không trơn bóng, như có những hạt cát mịn lồi lõm.

2. Nắp ấm

– Cầm ấm trên tay, quay nhẹ nắp ấm, quá trình quay trơn trượt, không vân, không gềnh là đạt

– Vành trong miệng ấm không thô ráp

– Ống nắp ấm phải khít với miệng ấm

– Hãy để ý khi rót nước, miệng ấm có rò nước hay không: Không rò là tốt, rò 1-2 giọt là bình thường, rò quá nhiều là không đạt
Nước rò ra từ náp ấm quá nhiều khi rót là không đạt

3. Vòi

– Dòng chảy: Khi rót nước, nước ra phải suôn thành dòng và tròn, do hình dạng ấm có thể khác nhau nên dòng chảy cũng có thể khác nhau, có ấm ra dòng nước tròn, có ấm ra dòng nước xoắn vỏ đỗ. Tuy vậy, độ suôn của dòng chảy không do đó mà thay đổi

– Độ ngắt nước: Ngắt nước phải dứt khoát, đọng 1-2 giọt co thế chấp nhận, nhưng tốt nhất là không đọng giọt nào

– Ấm mới ra lò chỉ có mùi đất nung, hỏa khí, ngoài ra không còn mùi gì khác. Nếu ấm đã từng pha trà thì có hương trà nhẹ

4. Thông khí

– Dùng miệng thổi vào vòi ấm, đồng thời dùng ngón tay bỏ cách khí khổng trên nắp 1cm, nếu như có gió bay ra từ khí khổng mà nắp ấm không rung rinh như vậy là độ thông khí đạt

Độ thông khí, độ suông của dòng chảy, độ ngắt nước. 3 điểm co sự tương thông với nhau nên dùng hành động trên co thể phân biệt tốt – xấu.

5. Công và Khoản (triện)

– Công năng là khá quan trọng: miệng ấm không quá nhỏ, khó bơi xác trà, quai ấm cầm phải thuận tay, không quá nhỏ hẹp, dễ bị bỏng. Ấm lớn, ấm nhỏ tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi người.

– 3 điểm: vòi, miệng, quai ấm phải thẳng, còn bằng hay không thì tùy theo hình dạng của ấm. Nếu là ấm hoa văn có thể không bằng, nhưng nhất định phải thẳng

– Ống nắp ấm càng dài thì càng tốt

– Ấm tròn: yêu cầu phải “tròn-vững-ngay-đều”

– Ấm vuông: cạnh, góc, viền (nếu có) phải ngay và đều. Nếu là cạnh cong thì phải cong đều các mặt

– Ấm hoa văn: phải biểu hiện được vẻ đẹp hình thể chủ đề và tự nhiên, nhưng không ảnh hưởng đến công năng của ấm

+ Hoa văn trườu tượng phải thể hiện được cái hồn của chủ đề

+ Hoa văn sự vật, động vật phải nét, sinh động

+ Điêu khắc chữ phải đồng thể (có sự tương đồng kiểu chữ). Khắc họa nét sâu nét cạn phải tinh tế, sinh động, có hồn

– Ấm gân vân: các múi phải đều nhau, nắp ấm phải khớp với tất cả các múi

– Khoản: khoản chính dưới đáy ấm, thường khoản “họ” của tác giả nằm ở dưới quai ấm, trong nắp ấm thường là “tên” và “họ”… đôi khi có khoản ở trong bụng đáy ấm hay là hông bên trong của ấm (nhằm mục đích chống giả mạo).

Thực sự, muốn tìm được 1 chiếc ấm đạt được tất cả những điếu kịên ở trên thì thật là khó, nếu như được 70% – 80% những điều kiện đấy cũng có thể coi như là ấm tốt vậy.

Uống Trà Thôi
Theo che-sach
Phương pháp đánh giá ẤM TỬ SABề ngoài ấm tử sa nhìn thì như không bằng phẳng, không trơn bóng, như có những hạt cát mịn lồi lõm
Phương pháp đánh giá ẤM TỬ SANước rò ra từ náp ấm quá nhiều khi rót là không đạt.
Phương pháp đánh giá ẤM TỬ SADòng nước trơn, đều.
Phương pháp đánh giá ẤM TỬ SADùng miệng thổi vào vòi ấm, nắp không bị thổi bồng lên.
Phương pháp đánh giá ẤM TỬ SANắp ấm bị thổi bồng lên (không đạt).
Phương pháp đánh giá ẤM TỬ SABa điểm 1-2-3 phải thẳng hàng.
Phương pháp đánh giá ẤM TỬ SAKhoảng cách từ vòi tới miệng ấm phải bằng khoảng cách từ miệng tới quai ấm.
Phương pháp đánh giá ẤM TỬ SAKhoảng cách từ vòi tới miệng ấm phải bằng khoảng cách từ miệng tới quai ấm.
2 0 1,890 10.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Đơn vị đo lường độ thô/mịn của đất tử sa
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2897 09:23, 05/10/2023
3 0 1,304 0.0
Chúng ta đã biết, trong quy trình luyện đất tử sa có khâu sàng đất (sau khi được nghiền thành bột). Mắt lưới sàng càng lớn thì bột sau sàng càng thô, mắt lưới sàng càng nhỏ thì bột sau sàng càng mịn.

Để đo lường độ mịn/thô của hạt đất tử sa, bên Trung Quốc dùng đơn vị “mục” (目 - nghĩa là cái mắt). ...
Gốm Bizen Nhật Bản là gì mà lại đắt tiền đến vậy?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2890 09:52, 27/09/2023
2 0 2,414 0.0
Gốm Bizen là gì? Gốm Bizen của Nhật Bản là dòng gốm có hình dáng đơn giản nhưng không kém phần tinh tế và sang trọng. Vì thế, đây là loại gốm không những ở Nhật Bản yêu thích mà còn được nhiều quốc gia trên thế giới yêu thích. Cùng chúng tôi tìm hiểu về dòng gốm Bizen có từ hơn 1000 năm của Nhật Bản ở ...
Lợi ích tuyệt vời của việc thưởng trà bằng chén khải
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2875 09:24, 20/09/2023
2 0 1,561 6.0
Tôi đã bắt đầu hành trình uống trà của mình bằng một chiếc ấm sứ sau đó là ấm đất, nhưng qua năm tháng, chén khải mới là dụng cụ pha trà mà tôi sử dụng thường xuyên nhất trong hành trình khám phá của mình.

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ trải nghiệm của tôi về một bộ ấm trà được sử dụng phổ biến ...
Cách rót trà, cầm chén uống trà đúng cách
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2863 14:01, 13/09/2023
4 0 1,914 6.0
Pha trà, uống trà ở tầm nghệ thuật đều có những quy trình, cách thức tiêu chuẩn.

Ví dụ: Rót trà sau khi pha trà và rót trà vào chuyên/ chén tống, từ đó mới rót ra các chén quân để uống. Cách rót trà cũng được gọi thành hai cách như sau:

Quan Công tuần hành: Đặt các chén trà sát nhau thành dãy hay thành cụm, đưa ...
Sự thật về Thiên Mục (Tenmoku)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2847 09:06, 06/09/2023
4 0 1,602 0.0
Trong giới chơi trà và ấm ở Việt Nam thì phần lớn mọi người đều công nhận công năng của ấm tử sa – loại ấm làm từ đất sét tím (tử sa) và có khả năng làm tăng hương vị của trà nếu dùng lâu. Trong khi đó chén Thiên Mục (Tenmoku) còn khá mới mẻ và nhiều người vẫn còn hoài nghi về khả năng làm tăng (hay ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!