/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

"GIẢI MÃ" LỢN TRONG TRANH DÂN GIAN

2265 08:45, 05/11/2022
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

"GIẢI MÃ" LỢN TRONG TRANH DÂN GIAN
Hai dòng tranh dân gian nổi tiếng là Đông Hồ (Bắc Ninh) và Kim Hoàng (Hà Nội) đều chọn hình tượng con lợn để thể hiện sự no đủ, sung túc. Đặc biệt những tranh này thường được treo dịp Tết để cầu mong một năm êm ấm.
Điều đáng nói là một dòng tranh dân gian nổi tiếng là Hàng Trống (Hà Nội) lại hoàn toàn vắng bóng hình ảnh con lợn.. Các nhà nghiên cứu cho rằng, điều này bắt nguồn từ việc tranh Hàng Trống là tranh phố thị, còn tranh Đông Hồ, Kim Hoàng là tranh của làng quê.
Hình ảnh lợn trong tranh Đông Hồ quá nổi tiếng. Được giới nghiên cứu nghệ thuật đánh giá là “đẹp nhất”, tượng trưng rõ rệt nhất cho sự ấm no, sung túc.
Hai bức “Lợn ăn cây ráy” và “Lợn nái” thường được chọn để treo Tết bởi đều có cái nhìn mang tính trang trí cao, hình tượng được chắt lọc và điển hình hóa. Hình các con vật được viền bởi những nét khắc chắc, khỏe mà mềm mại, không chỉ đẹp mà còn đúng về đặc điểm hình thể. Con lợn nào cũng có xoáy âm dương được trang trí trên mình để thể hiện sự sinh sôi, phát triển.
Điều đặc biệt trong kỹ thuật làm tranh là bức “Lợn ăn cây ráy” in ba bản màu một bản nét, tranh “Lợn nái “ nhiều màu hơn, có đến bốn bản màu. Màu trắng là màu đặc trưng nhất của tranh Đông Hồ được làm từ vỏ điệp, sắc trắng có ánh lấp lánh rất quý. Màu vàng từ hoa hòe hay hạt dành dành, màu đỏ vang từ gỗ cây vang, đỏ son từ đất son, xanh lá cây là gỉ đồng, xanh chàm từ lá chàm và đen là than rơm nếp.
Trong khi đó, lợn trong tranh Kim Hoàng lại có những điểm khác biệt. Đây là dòng tranh tưởng chừng đã thất truyền gần 100 năm khi trận lụt năm 1905 đã cuốn trôi hầu hết những bản in khắc gỗ của làng Kim Hoàng (thuộc Vân Canh, huyện Hoài Đức ngoại thành Hà Nội).
Gần đây đã có nhiều nỗ lực để khôi phục lại dòng tranh này và một cuộc triển lãm đã được mở vào tháng 11/2018 để người dân có dịp hiểu thêm về tranh Kim Hoàng.
Tranh lợn Kim Hoàng được in trên nền đỏ của giấy điều, hình ảnh con lợn được in bằng mảng đen với các nét vẽ thêm vào bằng màu trắng, cái đẹp của sự tương phản giữa đỏ - đen – trắng làm cho tranh có vẻ khúc chiết, cô đọng, mang tính tượng trưng.
Các chuyên gia đánh giá nếu: “Tranh lợn Đông Hồ được ca ngợi bởi nhịp điệu của hình, các đường lượn của nét khắc, với dáng chắc khỏe, chắt lọc của con vật trong một thế vững chãi. Con lợn trong tranh Kim Hoàng khác hẳn, nó có vẻ tạo hình phóng túng hơn và ít chiều theo sự mô phỏng tự nhiên hơn”.
Hình tượng con lợn được cách điệu nhiều hơn, với nét vẽ tay phóng khoáng; cái mũi với hai lỗ mũi đã biến mất, thay vào đó là một hình dáng như một họa tiết mây trong vốn cổ. Cái tai chỉ là một họa tiết hình xoắn ốc với các nét phẩy bút song song hướng về phía sau, khác hẳn với các chi tiết về cấu tạo như tranh lợn Đông Hồ.
Về kỹ thuật làm tranh, tranh Kim Hoàng được in và vẽ làm ba bước.
Bước một, họ in nét đen lên giấy hồng điều bằng một màu đen nhạt nhằm mục đích đánh dấu hình để tô màu. Bước hai, theo bản hình đã in trên giấy, các nghệ nhân dựa vào đó mà tự do chấm phá màu sắc theo cảm xúc riêng. Bởi vậy, phóng khoáng và có diện mạo riêng, dù cùng được in ra từ một bản khác. Bước ba, sau khi đã tô màu xong phải in lại bản nét nhằm cho bản nét sắc xảo, màu đen tuyền không bị lộ màu, công đoạn này gọi là “ in đồ”.
Để phát triển tranh Kim Hoàng, các nghệ nhân đã tìm cách ứng dụng những họa tiết tranh Kim Hoàng trên các chất liệu khác nhau, như bộ lịch Xuân Kỷ Hợi, bao lì xì…
Sẽ không ngạc nhiên là Tết Kỷ Hợi này những chú lợn Đông Hồ, Kim Hoàng sẽ được trưng bày trong nhiều gia đình với ước vọng có một năm đủ đầy, ấm no…
Sơn Trường
Team Uống Trà Thôi sưu tầm
0 0 5,103 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Tính chân thực đáng kinh ngạc của hội họa thời cổ đại
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2415 08:43, 14/01/2023
0 0 5,559 0.0
Những tác phẩm hội họa có thể lưu truyền đến ngày nay đều rất chân thật. Hơn nữa, đằng sau sự chân thật còn có những ẩn ý của Thần…

Chúng ta đều biết rằng nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống sinh hoạt nhưng điểm xuất phát lại cao hơn. Bởi thế, ở phương diện này, người xưa đã không ngừng nỗ ...
Đời bi kịch của 'họa sĩ triệu USD' Sanyu
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2405 08:42, 10/01/2023
0 0 6,960 0.0
Họa sĩ Pháp gốc Hoa Sanyu chết trong đói nghèo nhưng hiện tại tác phẩm của ông bán giá hàng chục triệu USD.

Sanyu được ca ngợi là "Matisse của Trung Quốc" và là cái tên được săn lùng trên thị trường đấu giá. Những bức tranh vẽ hoa, phụ nữ khỏa thân của ông được bán hàng chục triệu USD. Thế nhưng, sinh thời, ...
Mỹ thuật 200 năm sau thời kỳ Phục hưng (P.5): Kiêu ngạo và tha hoá
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2395 08:48, 06/01/2023
0 0 6,771 0.0
Trên thực tế, sự suy tàn của nghệ thuật trong quá trình phát triển không xuất hiện sau thời kỳ Phục hưng, mà nó đã xuất hiện nhiều lần trong lịch sử lâu dài. Muốn hỏi nhân loại giỏi về cái gì, thì tôi e rằng phải nói, họ giỏi lặp đi lặp lại những sai lầm của quá khứ. Bởi vì lịch sử của nhân loại ...
10 tranh đấu giá đắt nhất năm 2022
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2386 10:36, 02/01/2023
0 0 5,198 0.0
"Shot Sage Blue Marilyn" đứng đầu với 195 triệu USD trong danh sách 10 tranh đấu giá đắt nhất 2022 do Artsy thống kê.

Cuối tháng 12, các nhà đấu giá hàng đầu Sotheby's, Christie's, Phillips... công bố doanh thu và các tác phẩm gây chú ý trong năm. Chuyên trang nghệ thuật Artsy thống kê lại danh sách "Những bức tranh đấu giá cao ...
Mỹ thuật 200 năm sau thời kỳ Phục hưng (P.4): Từ ‘thế tục’ đến ‘thô tục’
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2382 08:39, 29/12/2022
0 0 7,003 0.0
Nghệ thuật dân gian có thể biểu đạt cuộc sống thế tục một cách tự nhiên, điều này không phải là vấn đề. Nhưng sau khi loại bỏ nhân tố Thần thánh, nghệ thuật thế tục vào thời điểm này đã hình thành xu thế ngày càng trở nên thô tục hơn, sau đó nó trở thành vấn đề…

Những biến cách trong khoa học và ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!