/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Cách xử lý khi say nước trà

2272 08:14, 09/11/2022
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Cách xử lý khi say nước trà
Từ lâu uống trà đã gắn liền với đời sống sinh hoạt của người Việt. Tuy nhiên, với những người mới hoặc những người uống trà không đúng cách sẽ mắc phải một số ảnh hưởng không mong muốn và điển hình là tình trạng say trà.

- Hiện tượng say trà

Trà là loại thức uống phổ biến, mang lại nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe người dùng. Say trà là một phản ứng của cơ thể khi bạn uống quá nhiều trà trong một khoảng thời gian ngắn hoặc sử dụng trà sai cách hay vào thời điểm không phù hợp. Khi đó, các hoạt chất có trong trà sẽ ảnh hưởng tới dạ dày, máu và gây kích thích quá mức hệ thống thần kinh trung ương dẫn đến say trà. Hiện tượng này xảy ra chủ yếu ở trẻ em, phụ nữ, người lớn tuổi và người có thể trạng yếu, người mới uống trà hay thậm chí người đã uống trà lâu năm.

- Các triệu chứng khi say trà

Về cơ bản, các triệu chứng khi say trà sẽ tương tự như say cà phê, nhưng ở mức độ nhẹ hơn và có một số triệu chứng đặc trưng khác.

Các phản ứng khi say trà có thể khác nhau tùy vào mức độ. Một vài triệu chứng rất dễ nhận biết khi say trà thường xảy ra đó là: tim đập nhanh, chóng mặt, buồn nôn. Đồng thời người say trà sẽ bị đổ mồ hôi, run rẩy, toàn thân vô cùng nhức mỏi và khó chịu. Trường hợp nặng hơn nữa sẽ bị hạ đường huyết thậm chí ngất lịm.

- Nguyên nhân dẫn đến say trà

Nguyên nhân của hiện tượng này là do phản ứng đào thải của cơ thể khi có chất lạ xâm nhập, hoặc lượng chất nào đó tăng đột biến trong cơ thể, cơ chế này xảy ra gần giống như khi bị trúng thực. Đối với người mới uống trà hay không có thói quen uống nhiều, khi uống một lượng trà quá mức sẽ gặp hiện tượng say trà.

Tuy nhiên, uống trà khi bụng đói hay trà quá đậm, kể cả là người yêu trà và uống trà thường xuyên cũng có thể bị say trà.

Ngoài ra, trong trà có chứa catechin, theanine và caffein. Đây là 3 hợp chất có lợi cho cơ thể, nhưng những người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng, không hợp nên dễ xảy ra tình trạng say trà.

Bên cạnh đó, những lá trà mới hái thường có nồng độ dược chất cao cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn có cảm giác nôn nao và khó chịu.

- Phương pháp xử lý khi say trà

Khi say trà, điều đầu tiên bạn cần làm chính là dừng tất cả mọi công việc đang dang dở, nghỉ ngơi hoàn toàn. Không nên cố gắng làm nốt việc hay chạy xe vì như vậy chỉ làm cơn say trà càng lâu khỏi, thậm chí sẽ bị ngất bởi hạ đường huyết.

Uống thật nhiều nước để thanh lọc và đào thải lượng nước trà trong cơ thể. Có thể sử dụng nước dừa hoặc pha nước chanh gừng.

Khi cơ thể cảm thấy nôn nao, có dấu hiệu bị hạ đường huyết, cần ăn kẹo, mứt, bánh hay uống syrup để tăng lượng đường trong máu, khắc phục tình trạng này.

Xoa ấm lòng bàn tay, bàn chân và xoa bóp hai bên vùng thái dương để giảm thiểu đi sự khó chịu.

Ăn thịt để tạo cảm giác no bụng, khiến cơ thể trở nên dễ chịu hơn cũng là một phương pháp khắc phục tình trạng say trà

Uống Trà Thôi
Theo Đời Sống Tiêu Dùng
Cách xử lý khi say nước trà
0 0 7,223 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Sự quan trọng của nguồn Nước trong Uống Trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2727 13:56, 28/06/2023
0 0 3,058 0.0
- Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh

Phần chính của trà ngon, phải là nước… nước thường là nước mưa được hứng ở giữa trời. Cận trọng hơn nữa, nước đun trà có người còn đi lấy từ các nguồn suối thiên nhiên, hay từ một số mạch giếng mà không bị ô nhiễm, rồi được mang về, che đập ...
Bí ẩn về truyền thuyết lịch sử Trà Trung Hoa
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2717 09:28, 23/06/2023
0 0 3,004 0.0
Lịch sử về Trà Trung Hoa

Trung Quốc là quê hương, là chiếc nôi của cây trà, và người Trung Quốc cũng là một trong những dân tộc đầu tiên tiếp xúc và tìm ra cách chế biến lá trà. Trong lịch sử trà đạo Trung Quốc có rất nhiều cuốn sách liên quan đến trà, như: Trà Kinh, Trà Lục, Trà Phổ, Trà Sử,...

Các nghiên ...
SỰ KHÁC NHAU GIỮA TRÀ PHỔ NHĨ CHÍN CƯỠNG BỨC VÀ TRÀ SỐNG Ủ TỰ NHIÊN.
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2704 13:10, 19/06/2023
0 0 3,498 0.0
Trong bài viết này tôi sử dụng từ trà thô( trà lá rời) và trà bánh( trà ép bánh) thay cho từ Phổ Nhĩ.

Các cụ có câu : “Uống trà đã chín và lưu trữ trà sống”.

Trà thô và trà bánh chín có tính chất dịu nhẹ, bảo vệ dạ dày, làm ấm dạ dày, có tác dụng bồi bổ sức khỏe nên được nhiều người, đặc biệt ...
Lịch sử và những nét độc đáo trong văn hóa Trà tại Nga
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2692 08:56, 14/06/2023
0 0 3,348 0.0
- Lịch Sử Trà tại Nga

Trà đã được du nhập vào Nga năm 1638, khi Nga hoàng Mikhail Đệ Nhất còn tại vị. Theo Jeremiah Curtin, có thể vào năm 1636, Nga hoàng đã phái một sứ giả tên là Vassili Starkov đến Altyn Khan, Mông Cổ và được vua Mông Cổ tặng 250 pound trà. Ban đầu Starkov từ chối do không biết cách sử dụng loại ...
Tìm hiểu các loại trà đen phổ biến hiện nay
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2684 08:14, 10/06/2023
0 0 3,641 0.0
Trà đen là một loại đồ uống phong phú và hương vị có nhiều loại khác nhau. Từ trà Assam đậm và mạnh đến trà Darjeeling nhẹ và có hoa, luôn có một loại trà đen dành cho tất cả mọi người.

Trà đen được tiêu thụ nhiều nhất hiện nay. Loại trà này được biết đến với hương vị phong phú và mạnh mẽ cũng như ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!