/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Sự hiện diện của nghệ thuật thưởng trà trong văn học

2282 08:35, 17/11/2022
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Sự hiện diện của nghệ thuật thưởng trà trong văn học
Thưởng trà được ví von là nghệ thuật sống với những cảm nhận thăng hoa và bay bổng. Một tách trà thơm có thể khơi dậy ở tâm hồn sự bình yên, thanh nhàn để lòng trở nên lắng lại trước những trắc ẩn cuộc đời. Vì lẽ đó, trà là nguồn cảm hứng bất tận cho giới văn nhân từ xưa tới nay.

Trong không gian văn hoá Á Đông, sự phát triển của văn hoá trà là một thực tế sinh động của nghệ thuật sống, nghệ thuật cảm nhận ngày càng thăng hoa và bay bổng. Trà không chỉ bước vào thế giới thi ca vào thế kỷ thứ VIII, Đời Nhà Đường trên cả đất nước Trung Hoa rộng lớn, mà còn là nguồn cảm hứng cho giới văn nhân của nhiều dân tộc Á Đông.

Ở Việt Nam, trà hiện diện trong văn học dân gian thông qua ca dao, hò vè, câu đối, tục ngữ truyền khẩu và văn chương với những bài thơ kiệt tác của các nhà văn lừng danh xưa và nay.

- Thời kỳ phong kiến

Trong thời kỳ này chỉ mới sưu tập được câu nói về Trà đạo của nhà sư Viên Chiếu (990 – 1091).

Trong lời kể của của nhà sư Viên Chiếu giải đáp cho các môn đồ của cụ được ghi lại trong bộ sắc Tham đồ hiển quyết do cụ soạn ra để chỉ rõ bí quyết của đạo thiền cho các học trò.

Học trò hỏi: Thế nào là cái “dụng” của chân nhi ?

Nhà sư đáp:

Tặng quân thiên lý viễn,

Tiếu bả nhất âu trà.

Nghĩa là “Tặng người ngàn dặm cách xa, cười đưa một bình trà thế thôi”. Ngàn dặm cách xa, ngàn dặm đi xa. Đường đời, cuộc đời muôn mưa ngàn gió. Để trò nhẹ nhàng vượt qua thế lụy, thầy đưa cho một bình trà, Đạo ở đó, tính Phật ở đó, và bình trà là tiêu chí của Trà đạo Việt Nam

- Thời kỳ Hậu Lê

Các danh nhân văn hoá trà gồm có Chu văn An, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến… viết về uống loại trà tàu sợi rời.

Coi trà như một giá trị thư giãn và thẩm mỹ, một công cụ giao tiếp ứng xử xã hội, làm phong phú thêm đời sống tâm hồn con người trần tục, Nguyễn Trãi đã trút hết phiền muộn trong bài thơ “Loạn hậu đáo Côn Sơn”.

...Hà thời kết ốc vân phong hạ,Cấp giản phanh trà chẩm thạch miên.

Nghĩa là “Bao giờ được làm nhà dưới núi mây; Múc nước suối nấu trà, gối lên đá mà ngủ.”

Nhà văn hoá dân tộc Nguyễn Du mô tả thú vui uống trà là đầu câu chuyện, chất kết dính người với người sát lại bên nhau, chất điều chỉnh hành vi xã hội của con người trong Truyện Kiều.

…Khi hương sớm khi trà trưa,Bàn vây điểm nước đường tơ họa đàn…Thiền trà cạn nước Hồng Mai,Thong dong nối gót thư trai cùng về.

- Thời kỳ hiện đại thế kỷ XIX – XX

Trong những năm 1900, Việt Nam mới chỉ có vườn chè tươi hộ gia đình miền Trung du và chè mạn vùng núi phía Bắc của người Dao, người Mông. Thời Pháp thuộc ở Việt Nam mới phát triển chè công nghiệp tại Bắc Kỳ sau khi thành lập Trạm Nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Phú Thọ năm 1918, Quảng Nam và Tây Nguyên. Những năm 1935 – 1940 Việt Nam đã xuất khẩu trà xanh và đen sang Bắc Phi và Tây Âu.

Vào giữa thế kỷ XX ở Việt Nam, các nhà văn hoá như Nguyễn Tuân, Vương Hồng Sển, Nguyễn Triệu Luật, Hoàng Cầm, Xuân Diệu, Huy Cận, Tố Hữu, Anh Thơ… đã viết về thú vui uống trà tàu của sỹ phu Bắc Hà, văn hoá trà cung đình, văn hoá chè tươi nhân dân lao động, ca ngợi rừng cọ đồi chè Việt Bắc, cây chè cổ Suối Giàng, chè xanh xứ Nghệ và đôi bàn tay người phụ nữ hái chè ở Hà Tây.

Trong thời kỳ đổi mới đầu thế kỷ XXI, Việt Nam đã hội nhập vào khu vực Đông Nam Á. Việt Nam phát triển mạnh sản xuất chè, đứng trong 10 nước sản xuất và xuất khẩu trà hàng đầu thế giới. Văn hóa trà được bàn luận nhiều hơn các thời kỳ trước và nhiều hoạt động văn hóa trà đã được tổ chức. Bao gồm Hội thảo Văn hoá chè 1997 tại TCTCVN, Triển lãm Hội chợ Vân Hồ 1999, Hội chợ trà hoa 2002 tại Công viên Tuổi Trẻ – Hà Nội, Hội thảo chè chất lượng cao 2003 tại Trung tâm Triển lãm Nông nghiệp, Hà Nội. Xuất bản Tạp chí Kinh tế – KHKT Chè, Người làm Chè, Thế giới Chè, Xưa và Nay (Hội Khoa học lịch sử Việt Nam), đăng nhiều bài về khoa học – văn hoá chè Việt Nam.

Nguyễn Tuân- Nhà văn sành điệu về thưởng thức trà tàu, một thú vui thư giãn và thanh lịch của con ngươi kẻ sỹ Thăng Long, rơi vào cảnh túng bấn, lãng tử, mà vẫn còn thói hào hoa phong nhã uống trà tàu. Tâm sự của một thời dĩ vãng đã qua đi mãi mãi, tìm về thời vàng son của quá khứ đã được mô tả trong Vang bóng một thời qua các tác phẩm Những chiếc ấm đất và Chén trà trong sương sớm.

Tập quán uống trà thời xưa của danh nhân, luôn biểu lộ một nhân sinh quan, một nếp nghĩ, một nghệ thuật sống, một cái nhìn bao quát về cuộc đời trong một chén trà. Ngoài việc thưởng thức cái đẹp bình yên trong cuộc sống, để được thanh nhàn trước thế sự trần tục mênh mông bể khổ, uống trà còn biểu hiện một sự ẩn mình trong đáy lòng để nhìn lại sự đời đầy trắc ẩn khôn lường.

Uống Trà Thôi
Theo Tạp Chí Kinh Tế
Sự hiện diện của nghệ thuật thưởng trà trong văn học
Sự hiện diện của nghệ thuật thưởng trà trong văn học
0 0 8,685 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

15 DÒNG TRÀ NGON NÊN THƯỞNG THỨC
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
93 13:44, 27/05/2021
0 0 10,828 0.0
TOP 15 Loại Trà Ngon, Nổi Tiếng Thế Giới Nhất Định Phải Thử Qua 1 Lần

Trong thời buổi văn hóa trà đạo ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới, việc thưởng thức những loại trà ngon đã trở thành nhu cầu tối thiểu của giới sành trà. Cùng điểm qua danh sách 15 loại trà ngon nhất định phải thử qua một ...
Vì sao Người Việt Nam luôn mời nhau uống trà khi gặp mặt?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
34 11:44, 25/05/2021
2 0 11,777 9.5
Nhiều người thường đặt câu hỏi Việt Nam có trà đạo không? Tại sao Việt Nam không có một nền văn hóa trà để sánh với trà đạo Nhật Bản, với trà nghệ Trung Hoa, với trà buổi chiều của Anh quốc?

Nếu chúng ta cho rằng, đạo là con đường, là cung cách uống trà thì Việt Nam hẳn nhiên có trà đạo. Đó là cách ...
Một tách trà là niềm vui thanh đạm, giữa phồn hoa ta thấy được thuần chân
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1965 09:08, 11/07/2022
1 1 6,954 0.0
Thuở nhỏ tôi rất sợ uống trà, vừa nhìn thấy liền nhăn mặt, đến khi cổ họng khát khô mới chịu vớ lấy chiếc chén mà nhắm mắt nhắm mũi uống, ực một cái là xong hết! Sau này lớn lên mới biết, thì ra, hoa có hương sắc của hoa, nước có ý vị của nước, ấm có tâm tình của ấm, mà trà lại có đạo lý của ...
Khổng Tử chưa bao giờ được thưởng thức trà, lý do chưa ai cãi?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1958 09:02, 08/07/2022
1 0 7,957 0.0
Nhiều tài liệu cho rằng, trà Trung Quốc lần đầu tiên được ghi chép trong triều đại nhà Chu, ban đầu người ta ca ngợi trà chỉ vì giá trị y học của nó. Ngay cả Khổng Tử (551 - 479 trước CN) cũng chưa từng thưởng thức trà.

Nhiều thời gian sau… Khổng Tử, trà mới thật sự trở thành thức uống ở Trung Quốc, rồi ...
Trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1953 09:00, 06/07/2022
0 0 10,143 0.0
Trà "cắm tăm" là cách pha trà đặc biệt. Chén trà đậm đặc đến nỗi nếu cắm que tăm vào vẫn có thể đứng thẳng trong chén.

Trà xanh gắn bó với đủ mọi tầng lớp nhân dân từ cao sang vương giả đến các tầng lớp bình dân lao động. Thưởng trà có nhiều cách, người thích vị trà nhẹ nhàng, có chút đắng nhẹ ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!