/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Những bí ẩn xoay quanh bức tranh đắt nhất thế giới

2286 08:37, 19/11/2022
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Những bí ẩn xoay quanh bức tranh đắt nhất thế giớiBức "Salvator Mundi", chất liệu sơn dầu trên gỗ óc chó, kích thước 45,4x65,6 cm Ảnh: Christie's
Kiệt tác "Salvator Mundi" - từng được đấu giá hơn 450 triệu USD, đắt nhất thế giới - hiện không rõ tung tích.

Sáng 14/10, trên The Times, giáo sư Martin Kemp cho biết được mời đến Arab Saudi để kiểm tra kiệt tác Salvator Mundi của Leonardo da Vinci, cùng sự tham gia của cơ quan an ninh. "Có những lý do khiến tôi ngần ngại nhưng nếu điều đó giúp ích cho việc đưa Salvator Mundi ra ánh sáng thì tôi sẵn sàng", ông nói. Martin Kemp là tác giả cuốn Living with Leonardo, giáo sư danh dự ngành Lịch sử nghệ thuật tại Đại học Oxford. Ông đóng vai trò quan trọng trong việc xác nhận bức tranh là của Leonardo trước khi nó được đưa ra đấu giá.

Tin tức làm dấy lên hy vọng về sự xuất hiện trở lại của Salvator Mundi. Sau phiên đấu giá lịch sử đưa tranh trở thành kiệt tác đắt nhất thế giới năm 2017, tác phẩm "biến mất" một cách bí ẩn.

Theo Artnews, sau khi mua bức họa, hoàng tử Bader của Arab Saudi thông báo sẽ trưng bày tại Bảo tàng Abu Dhabi. Tuy nhiên, bức tranh không xuất hiện. Phía bảo tàng cũng không giải thích lý do. Theo điều tra của Times, tranh từng được mang tới thành phố Zurich, Thụy Sĩ vào mùa thu năm 2018 để giám định bởi một công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, hoạt động này bị hủy không lý do. Năm 2019, bảo tàng Louvre (Paris, Pháp) dự kiến tổ chức buổi trưng bày bức tranh. Sau đó, bảo tàng thông báo hoãn vô thời hạn. Các nhân viên ở đây nói "không thể xác định vị trí hiện tại của bức họa nổi tiếng".

Tờ Bloomberg sau đó đưa tin tranh được cất giữ trên du thuyền của thái tử Mohammad bin Salman ở ngoài khơi Sharm el-Sheikh, Ai Cập, cho đến khi trung tâm văn hóa ở Al-Ula, Arab Saudi đang xây dựng được khánh thành. Dianne Modestini - Giáo sư Mỹ thuật tại Đại học New York, từng phục chế tranh - nói: "Việc giấu đi một kiệt tác như vậy thật không công bằng với những người yêu nghệ thuật trên toàn thế giới".

Salvator Mundi từng bị thất lạc hàng thế kỷ, qua tay nhiều người. Theo Artnews, tranh được vẽ từ năm 1506 đến năm 1513 dưới sự bảo trợ của vua Louis XII của Pháp. Thế kỷ 17, tác phẩm nằm trong bộ sưu tập của vua Charles I ở Anh và được treo trong phòng riêng của vợ ông - hoàng hậu Henrietta Maria. Sau này, bức họa thuộc quyền sở hữu của con trai họ - vua Charles II.

Lần xuất hiện tiếp theo của bức họa là năm 1763, khi Charles Herbert Sheffield - con trai ngoài giá thú của Công tước xứ Buckingham John Sheffield - ra lệnh đấu giá các tác phẩm nghệ thuật sau khi bán cung điện Buckingham cho vua George III. Tranh được đặt trong chiếc khung mạ vàng.

Tác phẩm sau đó biến mất suốt 140 năm, cho đến 1900, khi nhà sưu tập Francis Cook mua lại từ Sir John Charles Robinson. Tranh đã bị hư hại và được cho là của họa sĩ Bernardino Luini - học trò của Leonardo. Bức họa được đưa vào bộ sưu tập Cook tại phòng trưng bày Doughty House ở Richmond, London. Năm 1958, tác phẩm được bán ở mức 45 bảng Anh trong phiên đấu giá của Sotheby's. Năm 2005, tranh được nhóm nhà sưu tập Mỹ mua tại phòng trưng bày đấu giá New Orleans với mức 1.175 USD (28 triệu đồng).

Năm 2011, tác phẩm được giới thiệu trong triển lãm về Leonardo tại phòng trưng bày Quốc gia ở London. Hai năm sau, Sotheby's bán riêng cho nhà môi giới tranh Yves Bouvier với giá 80 triệu USD (1,9 nghìn tỷ đồng). Sau đó, Bouvier sang tay cho tỷ phú người Nga Dmitry Rybolovlev với mức 127,5 triệu USD (3,06 nghìn tỷ đồng). Trong phiên của Christie's New York năm 2017, tranh được hoàng tử Bader bin Abdullah mua với giá kỷ lục 450,3 triệu USD (10,8 nghìn tỷ đồng). Wall Street Journal sau đó dẫn tin từ tình báo Mỹ cho biết Thái tử Mohammed bin Salman mới chính là người sở hữu tranh. Bader chỉ đứng ra đấu giá thay.

Alan Wintermute - chuyên gia cao cấp của nhà đấu giá Christie's về hội họa trước thế kỷ 19 - so sánh tác phẩm với việc khám phá ra một hành tinh mới. "Bức họa Salvator Mundi là chén Thánh trong các tác phẩm của những họa sĩ bậc thầy trước thế kỷ 19. Nó giống như một giấc mơ huyền bí, không thể đạt được cho tới lúc này", ông nói.

Vấn đề "Ai là tác giả bức tranh?" cũng gây nhiều tranh cãi. Trong phim tài liệu The Lost Leonardo, doanh nhân Robert Simon cho biết khi mua tác phẩm vào năm 2005, ông biết tranh có hàng chục bản sao được treo tại các bảo tàng trên thế giới, còn bản gốc thì không rõ tung tích.

Một nguồn tin thân cận với Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan cho biết Simon đã mang tranh tới bảo tàng vào năm 2006 để nhờ kiểm tra. Khi đó, tranh ở bị hư hỏng nặng, bị sơn phủ nhiều lớp. "Đó là đống đổ nát, tối tăm và u ám. Nó đã được phục chế nhiều lần trong quá khứ bởi những người không hiểu biết. Người thợ phục chế bôi nhựa nhân tạo lên nó, thứ đã chuyển thành màu xám và phải được loại bỏ một cách cẩn thận. Khi họ gỡ bỏ lớp sơn thừa, những gì lộ ralà lớp sơn ban đầu", người này nói. Sau đó, tranh được Dianne Dwyer Modestini - nhà phục chế nghệ thuật, giáo sư tại Đại học New York - phục chế.

Trên Artnews năm 2011, Robert Simon khẳng định sau nhiều nghiên cứu và kiểm tra từ chữ ký, chất liệu, phong cách vẽ, các nhà chuyên môn đã đi đến đồng thuận rằng bức Salvator Mundi đó là bản gốc do Leonardo da Vinci vẽ.

Năm 2011, tranh được giới thiệu tại Phòng trưng bày Quốc gia ở London. Trước triển lãm, giám đốc Nicholas Penny đã mời bốn chuyên gia về Leonardo đến thưởng thức. Tất cả đều nhận định đây là kiệt tác của danh họa. Trên Artinfo, Martin Kemp - một trong những người có mặt khi đó - cho biết ngay khi nhìn thấy tranh, ông đã xác định đó là bản gốc của danh họa. "Leonardo đã hiện diện ở đó. Bức tranh có một sự huyền bí lạ lùng", ông nói.

Trong khi nhiều người cho rằng đây không phải là tranh của danh họa. Bảo tàng Prado ở Tây Ban Nha tuyên bố tranh do học trò của Leonardo vẽ, ông chỉ giám sát thực hiện. Michael Daley - Giám đốc của ArtWatchUK - cho rằng không có bằng chứng chứng minh họa sĩ từng tham gia vào việc vẽ về đề tài Salvator Mundi. Một số tin đồn cho rằng Salvator Mundi đã bị phá hủy và không còn tồn tại trên đời.

Uống Trà Thôi
Theo vnexpress
Những bí ẩn xoay quanh bức tranh đắt nhất thế giớiBức họa tại Christie's New York hồi năm 2017. Ảnh: PA
Những bí ẩn xoay quanh bức tranh đắt nhất thế giớiTranh sau khi được làm sạch vào năm 2006. Ảnh: Theguardian
0 0 5,376 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Những bức vẽ bé gái giá triệu USD của Yoshitomo Nara
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2373 08:39, 24/12/2022
0 0 9,422 0.0
Trong số các bức tranh bé gái theo phong cách hoạt hình của Yoshitomo Nara có bức tới 24,9 triệu USD (598 tỷ đồng).

Yoshitomo Nara tiếp tục gây chú ý khi bức "Dream" của ông dẫn đầu phiên đấu giá "Modern and Contemporary Art" của Bonhams hôm 3/12 với mức 681.334 USD (16 tỷ đồng). Tranh acrylic trên canvas, kích thước 60x56 cm, được ...
Mỹ thuật 200 năm sau thời kỳ Phục hưng (P.3): Khi khoa học huỷ hoại đức tin
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2362 08:30, 20/12/2022
0 0 7,366 0.0
Cùng với sự lan truyền càng ngày càng rộng của những tư tưởng phản Thần và phản truyền thống, đạo đức của con người đã bị hủy hoại một cách vô tình, không ý thức được, không cảm nhận được…

Sở dĩ tôi muốn nói về khoa học, là vì trong lịch sử nghệ thuật, bất luận là phát minh nhan liệu mới, hay ...
Tranh những bình hoa giá hàng chục triệu USD
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2350 08:47, 16/12/2022
0 0 5,863 0.0
Tranh vẽ bình hoa cúc, loa kèn của họa sĩ Sanyu được bán với giá lên tới giá 24,6 triệu USD (582 tỷ đồng).

Sanyu hiện là cái tên được nhắc đến nhiều trên các mạng xã hội Trung Quốc khi 163, Sohu đăng tải bài viết về cuộc đời, sự nghiệp của ông. CNN từng gọi họa sĩ là "Người định giá thị trường nghệ ...
TRANH CỦA ĐƯỜNG BÁ HỔ ĐƯỢC BÁN VỚI GIÁ CAO NGẤT; CHUYÊN GIA: PHÓNG TO LÊN THÌ KHÔNG PHẢI LÀ TRANH
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2343 13:01, 13/12/2022
0 0 7,221 0.0
Những bức tranh gốc của Đường Bá Hổ được bán đấu giá với giá cao ngất ngưởng. Khi phóng đại bức tranh lên rồi quan sát các chuyên gia phải thốt lên rằng: đây cơ bản không phải là tranh vẽ…
‘Đường Bá Hổ Điểm Thu Hương’ là một bộ phim nổi tiếng, hẳn rất nhiều người đã từng xem qua. Bộ phim này ...
Mỹ thuật 200 năm sau thời kỳ Phục hưng (P.2): Chủ nghĩa cổ điển và trường phái Baroque
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2331 08:55, 09/12/2022
0 0 5,936 0.0
Mỹ thuật chủ nghĩa cổ điển lấy nghệ thuật Hy Lạp và La Mã cổ đại làm hình mẫu, sùng thượng lý tính, tuân theo các quy phạm, và tìm kiếm chân lý trong sự điền nhã và hài hòa của nghệ thuật. Còn các nghệ sĩ trường phái Baroque coi trọng các yếu tố màu sắc, sáng tối, động thế, kích tình… đã cố gắng mọi ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!