/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tại sao con người cần phải học?

2297 10:25, 24/11/2022
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

Tại sao con người cần phải học?
Không học, tức thiếu cái “đầu” (tri thức và văn hóa), thì con người sẽ quay trở lại thành con vật, chỉ biết đi kiếm cái ăn. Trong một quốc gia văn minh, người “công dân” học là để biết cách “làm chủ”; còn người “công chức” học là để biết cách “làm thuê”…

Mỗi quốc gia đều có những con người; tức có nhiều người mới có quốc gia. Mỗi quốc gia đều có nhà nước và xã hội. Trong các quốc gia thời phong kiến, người nào làm trong bộ máy nhà nước gọi là “quan”, quan đứng đầu gọi là “vua”; còn những người khác trong xã hội gọi là “dân” (thần dân). Vua là loại quan có “quyền hành” cao, tức quan có quyền lực cao nhất, làm suốt đời; do vậy mà có câu châm ngôn: “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa”. Người dân có thể làm quan; còn quan cũng có thể làm dân. Tức là, quan vẫn phải theo luật lệ “hết quan, tàn dân” như trong trò chơi “ô ăn quan”.

Trong các quốc gia văn minh, người nào làm trong bộ máy nhà nước gọi là “công chức”, công chức đứng đầu gọi là “lãnh đạo” (tổng thống, chủ tịch nước,…); còn những người khác gọi là “công dân” (nhân dân). Công chức lãnh đạo là loại công chức có “tín nhiệm” cao, tức công chức có uy tín cao nhất, không làm suốt đời, mà theo nhiệm kỳ; hết nhiệm kỳ lại làm người công dân. Người công dân có thể làm công chức, kể cả công chức lãnh đạo khi được đa số công dân “ủy quyền” làm thuê theo các hình thức bầu cử dân chủ khác nhau. Còn công chức cũng có thể trở lại làm công dân - những người làm chủ. Tức là, công chức làm thuê vẫn phải “về hưu” (về vườn), “từ chức”,… để làm người công dân làm chủ. Tuy nhiên, cũng có quốc gia, công chức làm thuê đứng đầu về hưu, nhưng vẫn được hưởng chế độ “đặc biệt” khác với các công dân làm chủ. Những sự khác nhau về chế độ giữa những người quan (công chức) và những người dân (công dân) như vậy có thể được nhìn nhận là văn hóa chính trị chưa thể hiện sự văn minh trong quốc gia. Điều này liên quan nhiều đến việc học của con người trong mỗi quốc gia.

Cách đây 71 năm, ngay sau khi đất nước được độc lập, ngày 8 - 9 - 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “xóa nạn mù chữ” trong cả nước, thực hiện chống kẻ thù “giặc dốt” - kẻ thù nguy hiểm cùng với “giặc đói” lúc bấy giờ. Theo đó, Nha bình dân học vụ được thành lập ngày 18 - 9 - 1945. Sau nhiều thập kỷ, trình độ văn hóa của người dân Việt Nam tuy có được nâng cao, tức hết mù chữ; nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, chất lượng văn hóa hiện nay lại rất thấp, tức còn nhiều khiếm khuyết về văn hóa, trong đó có giáo dục, đào tạo công chức nói riêng và các công dân nói chung. Điều đó cho thấy rằng, rất cần thiết phải tiếp tục mổ xẻ vấn đề “học” ở nước ta hiện nay. Cụ Phan Châu Trinh đã từng nói cách đây gần một thế kỷ, rằng: “Chi bằng học”.

Tại sao phải học?

Giặc dốt như Cụ Hồ Chí Minh nói là muốn chỉ về sự thiếu thốn mặt tinh thần, tức tri thức và văn hóa - thuộc phần “đầu” của thể trạng con người; còn giặc đói là muốn nói đến sự thiếu thốn mặt vật chất, tức chính trị và kinh tế- thuộc phần “thân” của thể trạng con người.

Điều đó có nghĩa là, vật chất và tinh thần được nhìn nhận là hai mặt “đối lập” (độc lập) cơ bản trong thể trạng con người. Theo đó, học tập kiến thức các môn như tự nhiên, xã hội là để sáng tạo ra giá trị tinh thần; còn thực hành công việc bằng lao động chân tay, trí óc là để tạo ra lợi ích vật chất. Vật chất và tinh thần là hai lĩnh vực không thể thiếu đối với đời sống con người.

Sinh thời, Cụ Hồ thường nói đến việc học và hành như vậy, tức vừa phải học vừa phải làm (nói và làm). Cũng như muốn đánh thắng giặc “ngoại xâm” (đế quốc, thực dân) thì phải vừa tăng gia, vừa sản xuất; còn muốn đánh thắng giặc “nội xâm” (nghèo đói, dốt nát) thì phải vừa học vừa hành. Giặc ngoại xâm là muốn nói đến kẻ đã xâm phạm vào luật pháp (biên giới) giữa “vật chất và tinh thần” của quốc gia, tức phần “cổ” của thể trạng con người; còn giặc nội xâm là muốn nói đến những kẻ đã xâm phạm vào vật chất và tinh thần của quốc gia, tức phần đầu và phần thân của thể trạng con người.

Học là để nâng cao thể chất của cái đầu, tức nâng cao trình độ tri thức và văn hóa - biểu tượng ánh sáng của Mặt Trời (ban ngày); còn hành là để nâng cao thể lực của cái thân, tức nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý kinh tế xã hội - biểu tượng bóng tối của Vũ Trụ (ban đêm). Không có ngày, có đêm sẽ không có sự sống con người; tương tự, không có học và hành con người sẽ không tồn tại được. Do vậy, học vừa là nhu cầu, vừa là trách nhiệm của mỗi người sống trong xã hội. Đã là con người thì cần phải học; không học, tức thiếu cái đầu (tri thức và văn hóa), thì con người sẽ quay trở lại thành con vật, chỉ biết đi kiếm cái ăn.

Học để làm gì và học như thế nào?

Trong mỗi quốc gia văn minh đều có các công chức (công dân trong bộ máy nhà nước) và các công dân (nhân dân trong xã hội dân sự). Hai loại công dân này đều cần phải học.

Nhìn từ phía công dân, học là để biết cách “làm chủ” trong Quốc gia. Nếu công dân không học các kiến thức phổ thông, trong đó có các kiến thức cơ bản như luật pháp, lịch sử, trách nhiệm của công dân,… sẽ không thể biết làm chủ. Lâu nay nhiều công dân chỉ được nghe, chứ chưa biết thế nào là làm chủ với tư cách một công dân. Trước đổi mới, chiến tranh vừa chấm dứt thì kinh tế thị trường bắt đầu hình thành. Do vậy, thực tế nhiều người chỉ biết đến “làm thuê” cho các “ông chủ” có vốn đầu tư trong điều kiện của kinh tế thị trường.

Đồ dùng học tập của lớp bình dân học vụ - một phong trào xóa nạn mù chữ trong toàn dân, được Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động ngay sau khi giành độc lập ngày 8 tháng 9 năm 1945 theo phương châm "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu".

Học để làm chủ, tức là mỗi người công dân cần phải nhận thức được thế nào là một công dân. Trong Quốc gia, mỗi công dân đều có quyền công dân, quyền con người; mỗi công dân khi mất quyền công dân, vẫn còn quyền con người. Khái niệm công dân chỉ có trong nhà nước pháp quyền, vì nhà nước pháp quyền hình thành trong kinh tế thị trường. Trong kinh tế thị trường thì có những người làm thuê và những người làm chủ. Nhiều khi có người làm thuê ở lĩnh vực này, nhưng lại là người làm chủ ở lĩnh vực khác. Nói cách khác, làm thuê và làm chủ chỉ là các phương pháp đối lập (khác nhau) để đạt được các mục tiêu xã hội tốt đẹp. Không nên kỳ thị người làm thuê hoặc kỳ thị người làm chủ, nếu họ đều làm tốt công việc tuân theo luật pháp. Người làm chủ kém không bằng người làm thuê giỏi. Điều đó có nghĩa, dù là người công chức đứng đầu một quốc gia, nhưng làm “kém” cũng không bằng người công dân nhặt rác “giỏi”.

Muốn trở thành người làm chủ, người công dân cần phải biết cách (khéo) phê bình các công chức, tức phê bình các quan điểm và hành động trái với luật pháp của họ, nhưng không được “chửi” như Cụ Hồ đã nói, vì chửi tức là vô văn hóa; đồng thời các công dân phải biết giám sát công chức thông qua các tổ chức xã hội và báo chí độc lập.

Nhìn từ phía công chức, học là để biết cách làm thuê trong quốc gia. Muốn biết làm thuê, theo Cụ Hồ, trước hết lại phải “học để làm người”, tức phải học làm một công dân thực sự. Nếu công chức không học các kiến thức như lý luận chính trị, luật pháp, chuyên môn, ngành nghề đúng đắn sẽ không biết làm thuê. Lâu nay nhiều công chức chỉ học nhiều, chứ chưa biết học thật sự, chưa biết thế nào là làm thuê với tư cách một công dân - người “đầy tớ”. Do vậy, có nhiều công chức hiện nay lãnh đạo nhưng cứ thản nhiên sử dụng công cụ “quyền lực”, chứ không biết rằng, “lãnh đạo là làm đầy tớ nhân dân” như Cụ Hồ đã từng nêu rõ. Muốn trở thành người làm thuê giỏi, mỗi công chức trước hết, cần phải biết thế nào là một công chức thật sự; tức công chức không chỉ biết “danh dự” của mình khi được người dân tín nhiệm, ủy quyền, mà còn phải thấy được vai trò “trách nhiệm” nặng nề của mình. Người làm thuê chỉ có trong kinh tế thị trường, nhưng kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay lại chưa được nhiều quốc gia phát triển công nhận. Do vậy, mỗi công chức cần phải học, nhận thức đúng đắn về kinh tế thị trường, biết thế nào là người làm thuê. Muốn trở thành người làm thuê thực sự, cần phải biết “cách làm việc” với nhân dân. Cụ Hồ đã chỉ rõ rằng, cán bộ (công chức) làm cách mạng dân tộc, dân chủ, có hai cách làm việc với nhân dân: Một là, làm việc theo cách “quan liêu”, tức quản lý - hoạt động sử dụng đến công cụ quyền lực; hai là, làm việc theo cách dân chủ, tức lãnh đạo - hoạt động không sử dụng đến công cụ quyền lực. Cách làm việc quan liêu, tức là công chức đã coi công dân là người đầy tớ cho mình; còn làm việc theo cách dân chủ, tức là công chức đã biết coi công dân là người chủ của mình. Nói cách khác, công chức muốn trở thành người làm thuê giỏi, thật sự vì nhân dân, cần phải biết tôn trọng nhân dân, đối xử với nhân dân một cách bình đẳng, công bằng tuân theo Hiến pháp, các đạo luật; đồng thời phải biết tôn trọng, lắng nghe những ý kiến góp ý, phê bình của công dân là các nhà khoa học nói riêng, cũng như nhân dân nói chung, thông qua các tổ chức xã hội, báo chí độc lập, tức xã hội dân sự.

Các phân tích nêu trên cho thấy rằng, các công chức cấp cao (lãnh đạo) của Đảng và Nhà nước hiện nay cần phải biết học thật sự, tức nhìn nhận rõ các vấn đề, như làm thuê, làm chủ trong kinh tế thị trường và xây dựng nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự, để tiếp tục đưa ra những quyết sách đổi mới phù hợp với thực tiễn, trong các thể chế kinh tế, chính trị và tri thức, văn hóa; đồng thời, mỗi công dân là công chức cần phải biết học thật sự, tức nhận thức đúng đắn về kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự, cũng như thế nào là người công chức làm thuê thật sự, để có thể trở thành những “người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” như Cụ Hồ lúc sinh thời đã từng nêu rõ.

Nguồn Internet
Team Uống Trà Thôi sưu tầm
1 0 10,451 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Không nhường ghế cho người già?
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
767 15:12, 22/07/2021
0 0 14,037 0.0
Không nhường ghế cho người già?
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Nhật Bản là một trong những đất nước văn minh, lịch sự nhất thế giới nhưng ở đây có những nguyên tắc khác với chuẩn mực đạo đức chung.

Ở Việt Nam ta, khi sử dụng phương tiện công cộng như xe bus, thì một trong những nguyên tắc căn bản bạn cần ...
Tình Anh Em
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
763 10:09, 22/07/2021
1 0 13,625 0.0
Năm cô 6 tuổi, cô mất cả bố lẫn mẹ, họ bị tai nạn ô tô trong lần về quê thắp hương cho ông bà nội.

6 tuổi, cô chưa thể hiểu hết mọi chuyện đang xảy ra trong gia đình, cô chỉ biết khóc suốt ngày vì bố mẹ không quay về.
Cô còn một người anh trai tên là Nam, cậu bé 14 tuổi, dáng người to cao giống bố. Lúc ...
Ngẫm
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
760 17:02, 21/07/2021
0 0 13,877 0.0
Ngẫm!

Một năm nọ, mùa hè trở nên vô cùng nóng bức, vì thế một nhóm người rủ nhau ra bờ sông chơi. Một cô gái trong nhóm người vô tình làm rớt chiếc giày xuống sông khi đang nghịch nước.

Đường trên bờ lại chỉ toàn những viên đá sỏi vừa sắc nhọn vừa bị nắng chiếu nóng hổi, bọn họ còn phải đi cả ...
Giúp mẹ việc nhà
757 15:40, 21/07/2021
0 0 15,612 0.0
Một cậu bé hớn hở chạy vào khoe với người cha đang cặm cụi rửa bát ở trong bếp:
- Ba ơi, con vừa mới giúp mẹ lau xong nhà rồi nè
Người cha dừng lại và nghiêm nghị nói,
- Con à, sau này đừng bao giờ giúp mẹ làm việc nhà nữa nhé.
Đứa bé khó hiểu thắc mắc:
- Tại sao lại không được giúp ạ?
Lúc này người ...
Một bài học 5000$
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
755 14:38, 21/07/2021
0 0 14,681 0.0
Một bài học 5.000 USD.
Một hôm tại lớp võ của tôi tập có chuyện không vui xảy ra, đây là lần đầu tiên có cô võ sinh đã bị mất tiền từ phòng chứa đồ dành chung cho tất cả mọi thành viên của võ đường.
Nạn nhân là một huyền đai tên Cheng, nữ sinh viên năm cuối, du học sinh từ Singapore, cuối ngày hôm ấy cô ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!