/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Xung quanh chiếc ấm “Thụ Anh” của Cung Xuân (đời Minh)

230 09:38, 07/06/2021
Team Uống Trà Thôi TRÀ ĐÀM

( từ)

Xung quanh chiếc ấm “Thụ Anh” của Cung Xuân (đời Minh)
Năm 1928, Ông Trữ Nam Cường, một danh sĩ Nghi Hưng mua được chiếc ấm Tử Sa dáng vẻ rất cổ xưa tại Thọ Châu. Màu sắc của chiếc ấm cũ kỹ, thân ấm bầu tròn không theo qui tắc, bế mặt lồi lõm trông như vỏ cây khô, đầy những nếp nhăn, dưới quai ấm khắc hai chữ “Cung Xuân”, dưới nắp ấm hình cuống dưa có dấu ấn đề “Ngọc Lân”. Trữ Nam Cường mừng rỡ tột độ, sau khi tìm hiểu, nhờ thẩm định và chứng minh tưởng rằng chiếc ấm này là nguyên tác của Cung Xuân (Minh), nắp ấm bị bể được Huỳnh Ngọc Lân (Thanh) phối sau.
Chuyện này khi được công bố đã gây chấn động giới chơi cổ ngoạn vào thời đó. Hoạ sĩ nổi tiếng Huỳnh Binh Hồng khi thưởng thức chiếc ấm này đã chỉ ra rằng: “Chiếc ấm làm dựa theo hình dáng bướu cây ngân hạnh, nhưng Huỳnh Ngọc Lân đã phối nhằm chiếc nắp hình cuống dưa”.
Thế là Trữ Nam Cường nhờ danh thủ Tử Sa nổi tiếng của Nghi Hưng lúc bấy giờ là Bùi Thạch Dân phối một chiếc nắp khác hình bướu cây và khắc chữ trên đường viền nắp ấm: “Người làm ấm Cung Xuân, người phối nắp nhầm Huỳnh Ngọc Lân, 500 năm sau Huỳnh Binh Hồng phát hiện, người làm cái nắp mới là Thạch Dân, người đề chữ là Trĩ Quân”. “Trĩ Quân” là ông Phan Trĩ Lượng (1881-1942), một thư họa gia cận đại nổi tiếng của Nghi Hưng.
Gần trăm năm nay, sự thật giả của chiếc ấm Cung Xuân này luôn là đề tài tranh luận từ Á sang Âu, tuy rằng hiện nay giới Tử Sa đều công nhận chiếc ấm là tác phẩm hợp tác của học giả Ngô Đại Trừng cuối đời nhà Thanh và nghệ nhân Tử sa Huỳnh Ngọc Lân, nhưng vẫn có người còn tỏ ý nghi ngờ, cho thấy sức ảnh hưởng của nó lớn biết bao.
Xung quanh chiếc ấm “Thụ Anh” của Cung Xuân (đời Minh)
1 0 3,734 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

CHABANA – HOA THIỀN TRÀ (5)
972 12:07, 23/08/2021
0 0 4,934 0.0
ĐỒNG HOA – NGHỆ THUẬT ĐẾN TỪ SỰ THANH THOÁT GIẢN DỊ

Có tất cả sáu loại bình trong nghệ thuật cắm hoa truyền thống. Trong phần này sẽ đề cập đến ba cách cắm, bắt đầu từ ống tre. Cây tre là một hình ảnh đặc trưng mang ý nghĩa phong phú trong lịch sử văn hóa nghệ thuật Á đông – chiếm một vị thế quan ...
CHABANA – HOA THIỀN TRÀ (4)
964 12:17, 21/08/2021
0 0 2,625 0.0
HOA DÂNG KÍNH PHẬT

Cắn hoa cũng là loại hình nghệ thuật được các tăng ni phật tử và cư sĩ sử dụng để dâng những đóa hoa lên trang thờ phụng. Trong nhà có một trang thờ cũng là cách giúp ta mở tâm hướng thiện, tri ân các bậc tiền nhân và thực hành cắm hoa trong nội tâm của mình. Cho dù là cắm hoa dâng lên trang ...
CHABANA – HOA THIỀN TRÀ (3)
957 11:37, 20/08/2021
1 0 2,472 0.0
NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TIỂU CẢNH

Trang trí hoa kiểng có rất nhiều thể loại đều hàm chứa minh triết trong đó. Cũng giống như Chaxi, hoa kiểng không có chủ đề cụ thể mà nó mở ra khung trời vô biên trong tư tưởng sáng tạo. Việc tạo ra một mô hình thu nhỏ của thực thể để mô tả một chủ đề nào đó là một trong ...
CHABANA – HOA THIỀN TRÀ (2)
949 11:01, 19/08/2021
1 0 2,405 9.0
HUỆ HƯƠNG - LOÀI HOA CỦA GIỚI NHÂN SĨ

Trung Quốc và vùng Viễn Đông có một bề dày lịch sử về nghệ thuật cắm hoa. Sự tinh tế trong việc cắm hoa để trang trí trong phòng trà có liên kết mật thiết đến các vị nhân sĩ, họ là những người khởi xướng lên nền văn hóa nghệ thuật xung quanh việc trang trí hoa cỏ. ...
CHABANA – HOA THIỀN TRÀ (1)
940 11:47, 18/08/2021
1 0 2,778 0.0
Trước khi bắt đầu chủ đề về nghệ thuật cắm hoa chabana, chúng ta nên tìm hiểu một số khái niệm cơ bản như những điểm tạo nên sự khác biệt của chabana với các loại ikebana khác. Đây là một mảng đề tài lớn và thiết nghĩ chúng ta nên tham cứu một cách từ từ, giống như những đóa hoa trong tự nhiên được ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!