/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

ẤM TỬ SA ĐẮT NHẤT THẾ GIỚI

2300 08:43, 25/11/2022
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

ẤM TỬ SA ĐẮT NHẤT THẾ GIỚIChiếc ấm tử sa đắt giá Đề Bich dáng ấm Thạch Biều có giá 2 triệu USD tại phiên đấu giá Bắc Kinh 2010
Ấm tử sa đắt nhất thế giới hiện tại được biết đến là 2 mẫu ấm được bán đấu giá năm 2010 và 2013. Chúng có mức giá không tưởng lên tới hàng triệu USD. Việc sở hữu được những mẫu ấm tử sa đắt giá này thường là những người sưu tầm nhiều năm kinh nghiệm. Họ không chỉ có niềm đam mê với đồ cổ nói chung mà còn tìm hiểu rất sâu về nghệ thuật chơi sử dụng ấm tử sa nói riêng.

- Ấm tử sa giá 1,32 triệu USD

Chiếc ấm được nghệ nhân Cố Cảnh Chu – Gu Jingzhou sản xuất năm 1943 bằng đất sét tử sa vùng Nghi Hưng – Giang Tô – Trung Quốc. Dáng ấm cơ bản khá giống với dáng ấm Thạch Biều với những đường nét thanh tú, đặc sắc. Chiếc ấm này được bán với giá 1,32 triệu USD năm 2013. Chúng được một nghệ nhân giấu tên giành chiến thắng trong phiên đấu giá Bonham 2013 căng thẳng. Số tiền 1,32 triệu đô là số tiền lớn dành cho một chiếc ấm trà tử sa.

- Ấm Đề Bích Thạch Biều Tử sa giá 2 triệu USD

Vẫn là sản phẩm của nghệ nhân Cố Cảnh Chu rất xuất sắc. Cũng là dáng ấm Thạch Biều nhưng khác về phần hoạ tiết khi chúng không phải là ấm trơn hoạ tiết nữa. Trên thân ấm được khắc hoạ thêm những chữ viết bằng tiếng Trung Quốc trên bề mặt. Gọi là Đề Bích. Đa phần các ấm tử sa đều rất chỉn chu hoàn hảo cả về tỉ lệ hình dáng cũng như hoạ tiết. Điểm làm nên sự nổi bật chính là hoạ tiết chữ chạm khắc của nghệ nhân Jiang Handing.

Mẫu ấm tử sa Thạch Biều được bán với giá 2 triệu USD vào năm 2010. Một nghệ nhân đã mua chiếc ấm này trong phiên đấu giá China Guardian tại Bắc Kinh. Được biết rằng số tiền 2 triệu USD là số tiền cực lớn để sở hữu chiếc ấm tử sa đắt nhất thế giới thời đểm bấy giờ.

- Vì sao ấm tử sa đắt nhất thế giới có giá triệu USD?

Không phải ngẫu nhiên mà các dòng ấm tử sa có giá cao tới như vậy. Kết hợp chất đất đặc biệt của đất tử sa và nghệ nhân nổi tiếng nhất thời bấy giờ làm nên giá trị huyền thoại cho loại ấm này.

- Nghệ nhân làm ấm Cố Cảnh Chu – Gu Jingzhou (1915 -1996)

Đây là một trong những nghệ nhân làm ấm tử sa nổi tiếng nhất Trung Quốc. Ông sinh vào 1915 và mất năm 1996. Ông là một trong những người đi đầu khai phá và mang tính nghệ thuật trà đạo vào dòng ấm tử sa Nghi Hưng. Rất nhiều những nghệ nhân nổi tiếng Trung Quốc hiện nay là đệ tử của Cố Cảnh Chu. Những dáng ấm tử sa nổi tiếng nhất của ông là Thạch Biều, Báo Xuân, Như Ý…

Những chiếc ấm tử sa được chế tác bởi nghệ nhân Cố Cảnh Chu đều có tính nghệ thuật cao. Chúng như được thổi hồn vào khiến cho người nhìn say mê đắm. Tất cả các sản phẩm của ông đều được sử dụng và sưu tầm bởi không chỉ trong nước mà còn người nước ngoài. Chúng nhận được rất nhiều những giải thưởng của hiệp hội đồ gốm trong nước và ngoài nước.

- Chất đất tử sa Nghi Hưng

Khi có một người thợ giỏi kết hợp với nguyên liệu tuyệt vời nhất sẽ cho ra những sản phẩm độc đáo. Tạo nên những chiếc ấm tử sa đắt nhất có độ hoàn hảo cao. Đất tử sa là loại đất đặc biệt chỉ có tại núi Hoàng Long – Nghi Hưng – Giang Tô – Trung Quốc. Loại đất độc đáo tạo ra dòng ấm tử sa Nghi Hưng độc nhất vô nhị. Cần phải biết rằng chỉ ấm làm từ đất sét nung không tráng men tại Nghi Hưng mới được gọi là ấm tử sa. Còn những loại ấm khác với hình dáng tương tự nhưng chất đất khác không được gọi như vậy.

Ấm tử sa không chỉ tạo ra các loại ấm đẹp chất lượng. Những khoáng chất trong đất tử sa còn giúp ấm tử sa pha trà ngon hơn. Chúng làm hương vị trà đặm hơn, thật vị hơn so với các loại ấm làm bằng đất sét tráng men thông thường khác. Đối với những người có kinh nghiệm, hiểu biết về trà đạo thông thường sẽ chỉ dùng ấm tử sa để pha trà. Tuyệt nhiên không sử dụng các loại ấm pha trà khác.

- Dáng ấm đặc biệt

Ngoài ra, một yếu tố nữa để tạo ra ấm tử sa đắt nhất thế giới đó chính là dáng vẻ của chúng. Không chỉ là những ấm tử sa với dáng vẻ thông thường mà chúng còn có tính nghệ thuật cao. Nhìn qua thì ai cũng sẽ dễ bị chú ý và thu hút so với các ấm pha trà bình thường khác. Chúng được chế tạo với hình dáng có tỉ lệ chuẩn và cân đối với nhau. Hoặc một số dòng ấm sẽ mô phỏng các loại quả ngoài thiên nhiên.

Ấm tử sa đắt nhất không chỉ được dùng để pha trà. Chúng còn được sử dụng để trang trí và làm đẹp. Việc bỏ hàng triệu USD ra để sưu tầm và trang trí đủ thấy sự đam mê của những người thắng cuộc đấu giá. Và nổi bật lên giá trị của dòng ấm tử sa.

Uống Trà Thôi
Theo trucvanlau
ẤM TỬ SA ĐẮT NHẤT THẾ GIỚIChiếc ấm tử sa đắt giá 1,3 triệu USD được bán vào phiên đấu giá 2013
ẤM TỬ SA ĐẮT NHẤT THẾ GIỚIChiếc ấm tử sa đắt giá Đề Bich dáng ấm Thạch Biều có giá 2 triệu USD tại phiên đấu giá Bắc Kinh 2010
ẤM TỬ SA ĐẮT NHẤT THẾ GIỚINghệ nhân Cố Cảnh Chu một trong những nghệ nhân làm ấm tử sa nổi tiếng nhất Trung Quốc.
ẤM TỬ SA ĐẮT NHẤT THẾ GIỚINghệ nhân Cố Cảnh Chu đang dạy 1 học trò làm ấm tử sa. Trong số các người cùng thời của ông thì có Tưởng Dung là một trong những nghệ nhân nổi tiếng nhất
ẤM TỬ SA ĐẮT NHẤT THẾ GIỚIĐất tử sa đặc biệt chỉ có tại vùng núi Hoàng Long – Nghi Hưng – Trung Quốc
1 0 3,288 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Ý nghĩa và lợi ích của thú chơi ấm tử sa
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2791 11:28, 30/07/2023
0 0 884 10.0
Không chỉ là một dụng cụ pha trà thuần túy, ấm tử sa còn là một tác phẩm nghệ thuật. Vẻ đẹp cổ kính và phóng khoáng của loại ấm này đã chinh phục được rất nhiều trà nhân, những người yêu trà, yêu cái đẹp. Và không biết từ bao giờ, thú chơi ấm tử sa đã hình thành như một xu hướng tất yếu, biến ...
ẤM GANG TESUBIN NHẬT BẢN TRĂM NĂM CHẤT LƯỢNG PHA TRÀ CÀNG NGON?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2769 10:17, 18/07/2023
0 0 765 0.0
Ra đời từ thế kỷ XVI dưới thời Edo, ấm gang Tesubin là loại ấm nổi tiếng của Nhật Bản. Trải qua hàng trăm năm phát triển, Tesubin đã trở thành thương hiệu ấm nổi tiếng thế giới. Ngày nay, những chiếc ấm gang Tesubin thời Minh Trị đang được “săn lùng” không chỉ vì giá trị cổ vật của nó…

Trong tiếng ...
GIẢI HOÀNG NÊ - 蟹黄泥
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2737 11:55, 05/07/2023
0 0 872 0.0
Giải Hoàng Nê (Bùn vàng cua), còn được gọi là "bùn xoài", là một loại khoáng sản được sản xuất ở núi Hoàng Long, Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô. Quặng thô của nó có màu gần như trắng, với đốm xanh đậm. Ngoài việc sử dụng làm phôi bùn trong sản xuất đồ gốm, nó cũng có thể được nghiền và sàng thành hạt mịn ...
Lịch sử của Kiến Diêu
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2720 13:51, 24/06/2023
0 0 1,006 0.0
Kiến diêu (Jianzhan) là tên gọi của dòng gốm sứ cổ xuất hiện vào khoảng thời nhà Đường, và được chế tác ở lò gốm thuộc phủ Kiến Ninh, Kiến An, nay thuộc trấn Thủy Cát, Kiến Dương, Phúc Kiến, Trung Quốc. Điểm nổi bật của Kiến Diêu là chất men đen được nung ở nhiệt độ rất cao (khoảng 1300 độ C).

Do ...
Ấm trà Tri kỷ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2696 16:24, 15/06/2023
0 0 1,040 0.0
Truyền thuyết kể rằng đã lâu lắm rồi, có một vị tài chủ cực kỳ thích uống trà. Bất cứ ai đến uống trà ở nhà ông, bất luận giàu hay nghèo, chỉ cần đến, ông sẽ ngay lập tức gọi gia nhân phục vụ.

Một ngày, một người ăn mày áo quần rách rưới đến cửa nhà tài chủ. Ông ta chẳng xin thức ăn, chỉ nói ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!