/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

NGUYỄN KIM P1

231 09:39, 07/06/2021
Team Uống Trà Thôi NGUYỄN KIM

( từ)

NGUYỄN KIM P1
Những trăn trở của nghệ nhân Nguyễn Kim

Cụ Nguyễn Kim, và cụ Đào Văn Bồi là hai anh em trong cùng gia đình thành danh trong nghề điêu khắc gỗ, kim loại, ngà và sừng. Cụ Nguyễn Kim là nghệ nhân làng nghề Phù Khê (Từ Sơn, Bắc Ninh), sớm nổi tiếng bởi “bàn tay vàng”, làm ra nhiều sản phẩm mộc mĩ nghệ, có giá trị kinh tế, nghệ thuật cao đáp ứng thị trường trong và ngoài nước.

Cụ từng là Đại biểu Quốc hội liền các khóa V, VI, VII, Phó Viện trưởng Viện Mỹ thuật Hà Nội và trong “bản thành tích tóm tắt” có ghi 55 năm công tác liên tục, 4 năm là chiến sĩ thi đua của thành phố Hà Nội, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng 3, Kỉ niệm chương “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết dân tộc”, năm 1968 cụ được Viện Mĩ thuật Đông Dương phong “Bàn tay vàng”, năm 1974 là “Bàn tay vàng” và “Nghệ nhân” của Hà Nội”.

Nghệ nhân Nguyễn Kim.
Cụ nghỉ hưu năm 1983, nhưng thật ra nghệ nhân Nguyễn Kim chưa một ngày được nghỉ trọn vẹn, bởi lòng yêu nghề, những ý tưởng sáng tạo mới cho các sản phẩm gỗ truyền thống trên quê hương cụ, của các làng nghề xung quanh, thị trường tiêu thụ, vẫn thôi thúc cụ tư duy và trực tiếp cầm cưa, đục. Hơn nữa, cụ còn có đàn con cháu, dâu, rể đang tập sự, phải làm mẫu cho đám thợ trẻ học tập. Quyết giữ lấy nghề, giữ bằng “cái tâm”, “cái chí” mà không để đồng tiền hay chỉ vì thị hiếu tầm thường làm mai một cái nghề đã có từ năm 250 trước Công nguyên, tồn tại, phát triển đến ngày nay.

Cụ Nguyễn Kim 74 tuổi, nhưng bao trăn trở về nghề mộc mĩ nghệ của làng đang có cơ nguy “tầm thường hóa” các loại sản phẩm gỗ tinh xảo, có giá trị thẩm mĩ cao trên thị trường gần xa. Cụ nói: “Tôi để ý thấy, các nhà sản xuất tư, cả nhiều công ty lớn nhỏ, có những tên rất hay và lạ, đều ít làm những mặt hàng “kĩ” (nghệ thuật) bởi những mặt hàng này tốn nhiều thời gian, sức lực, đầu tư. Họ chỉ làm những sản phẩm phục vụ tiêu dùng, bất kể loại gỗ nào, bán chạy, thu tiền nhanh. Cứ kiểu cách này, còn đâu là nghề truyền thống, hàng cao cấp, buồn và đáng lo quá…”.

Tôi hỏi: “Cụ có sáng kiến gì để những lo âu của cụ, của nghề được khắc phục…” không để khách phải chờ, nghệ nhân Kim nói ngay: “Phải từ Nhà nước quan tâm trước tiên. Cụ thể là hỗ trợ vốn (theo nhu cầu người vay) thời gian trả không thể quy định 1-2 năm, vì như thế người vay chưa kịp đầu tư vào các dự án lớn, mặt hàng mới, đã “đến hẹn” phải trả rồi. Cần tìm được thị trường tiêu thụ (chủ yếu là ngoài nước, họ giàu có mới dám xài). Chúng ta còn nghèo, bán khó lắm. Nhưng quan trọng hơn cả là người thợ, họ có yêu thật sự nghề cha ông để lại? Có thấy những giường tủ, sa lông mà họ đang sản xuất, sẽ có ngày “bão hòa”. Vậy thì phải lo học, làm những thứ hàng có giá trị cao, có mĩ thuật, để không mất danh, mất nghề. Người thợ phải coi trọng “chữ tâm”, phải bằng cái “tâm” của mình mới làm nên sự nghiệp, không thể khác.

Cụ mời tôi sang phòng khách, chỉ tay lên những cờ, giấy khen, giấy chứng nhận nghề mà cụ được trao trong nhiều năm vừa qua. Tôi chú ý đặc biệt đến chữ Phúc, viết bằng chữ Trung Quốc. Đây là món quà quý, đích thân ông Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Trung Quốc tại ViệtNam, tặng cụ nhân dịp mừng thọ Nghệ nhân 70 tuổi: Ở hai bên chữ Phúc, còn có hai dòng chữ nhỏ, dịch là: “Cháu con hậu thế tôn kính. Nghệ nhân tiên sinh Nguyễn Kim”.

Tại trụ sở Liên Hợp quốc, bức tranh mô tả làng quê Việt và tượng Đạt Ma Sư Tổ (Đệ tam thái tử Ấn Độ) còn hiện hữu tên tuổi và sản phẩm của nghệ nhân Bàn tay vàng Nguyễn Kim. Ấy vậy mà điều tôi tưởng lại là không tưởng, khi biết cụ nghệ nhân, từ khi thôi công tác, vẫn phải lao động để sống. “Tôi xin nghỉ công tác năm 59 tuổi. Dạo ấy vợ tôi đau yếu luôn, các cháu còn đi học. Được về nhà tôi mới có nhiều thời gian vừa làm, vừa tìm hiểu. Rất mừng là khi lớn lên, các con tôi đều hiểu ông, bố cần giữ nghề cổ của dòng tộc, không chạy theo mốt mới. Con trai cả của tôi cũng là “bàn tay vàng” rồi, các cháu khác được xem là những “bàn tay bạc” của gia đình”.

Trò chuyện với nghệ nhân Nguyễn Kim, tôi có biết cụ vừa gửi hồ sơ lên Trung ương, chờ xét tặng Danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân. Dù còn có nhiều băn khoăn, trăn trở về nghề, về đời, nhưng điều trân trọng nhất, quý giá nhất ở cụ là cái tâm trong sáng. Từ cái tâm ấy, cụ sẽ còn mang sức lực, tài năng để phát triển nghề mộc Phù Khê, góp phần làm gia đình và quê hương văn minh, hiện đại.

Sưu tầm
Làng nghề Thiết Úng & nghệ nhân Đào Văn Bồi (Anh trai nghệ nhân Nguyễn Kim)
https://www.youtube.com/watch?v=ZoJdHRVh2Qw
NGUYỄN KIM P1
1 0 1,258 5.5
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Ngắm tượng Nghệ Nhân Nguyễn Kim
Team Uống Trà Thôi NGUYỄN KIM
1436 10:44, 08/12/2021
0 0 1,104 4.0
Ngắm tượng lâu năm của nghệ nhân Nguyễn Kim
P/s: Nguồn Hải Đăng chia sẽ
Ngắm tác phẩm của Cụ Nguyễn Kim
Team Uống Trà Thôi NGUYỄN KIM
1215 09:10, 28/09/2021
1 0 812 0.0
Tác phẩm: Nghệ Nhân Nguyễn Kim
Nguồn: Facebook Đỗ Hiếu
NGUYỄN KIM - Làng mộc Phù Khê
Team Uống Trà Thôi NGUYỄN KIM
232 09:43, 07/06/2021
1 0 902 0.0
Mỹ nghệ Phù Khê

“Nghĩa Lập bánh đúc cháo kê Tiến bào nung ngói, Phù Khê trạm rồng” Thuộc xã Phù Khê (Phù Khê, Thị xã Từ Sơn, TP Bắc Ninh) nằm cách Hà Nội 20km về hướng Nam, đã từ lâu sự nổi tiếng của người thợ Phù Khê đã đi vào trong ca dao, đời sống của người dân khắp miền Bắc. Mảnh đất Phù Khê ...
Di lạc thường cười
Team Uống Trà Thôi LÃ THÀNH LUÂN
3126 08:39, 11/01/2024
0 0 835 0.0
Mời mọi người ngắm tượng vui cùng mình, Chúc mọi điều hanh thông như ý đến với bạn.

Tác phẩm: Di lạc thường cười
Chất liệu: Gỗ cẩm
Nghệ nhân: Lã Thành Luân
Tác phẩm Đạt Ma
Team Uống Trà Thôi LÃ THÀNH LUÂN
1969 10:22, 12/07/2022
1 0 3,962 9.5
Tác phẩm: Đạt Ma
Chất liệu: gỗ Hương gia lai
Size: 20 - 15 - 25
Nghệ nhân: Lã Thành Luân
Hoàn tác: Quý 2/2022

Qua bàn tay nghệ nhân phóng tác 1 phôi gỗ đã được giữ nguyên & hạn chế nhất tối đa để có thể thành hình hài Tổ Đạt Ma.
Tác giả phóng tác cách điệu ấm trà & xông trầm.
Khi xông trầm làn khói nghi ngút ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!