/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

NGUYỄN KIM - ĐÀO VĂN BỒI

234 10:02, 07/06/2021
Team Uống Trà Thôi

( từ)

NGUYỄN KIM - ĐÀO VĂN BỒI
Cơ sở Điêu khắc tượng Phật- Tranh gỗ – Gia đình Nghệ nhân Đào Văn Bồi đã tạc tượng Phật, điêu khắc tranh gỗ từ những năm 1939.

Với hơn 75 năm sản xuất (ba đời điêu khắc tượng Phật, tranh gỗ), chúng tôi vinh dự nhận Danh hiệu “Nghệ nhân bàn tay vàng lĩnh vực điêu khắc Tranh gỗ” từ những năm 1980.

Đời nghệ nhân đầu tiên gồm có ông Đào Văn Bồi và ông Nguyễn Kim là hai trong rất ít nghệ nhân Điêu khắc tượng gỗ, tranh gỗ tại miền Bắc, hai ông đã truyền nghề cho hàng trăm thợ nghề tại Bắc Ninh, Đông Anh, Hà Tây, TP Hồ Chí Minh. Hiện ông Đào Văn Bồi đã tạ thế, ông Nguyễn Kim đã cao tuổi. Nghệ nhân Nguyễn Kim cũng là đại biểu Quốc hội khóa V, VI, VII của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Gia đình ông Nguyễn Kim dù không trực tiếp tham gia nhưng vẫn đảm nhiệm vị trí Cố vấn về điêu khắc Rồng, Lân, Nghê và các loại linh vật cho Cơ sở.

Lớp Nghệ nhân thứ hai là ông Đào Văn Bắc, con trai ông Đào Văn Bồi. Hiện ông Bắc vẫn tiếp tục đảm nhiệm công việc Cố vấn của Cơ sở.

Đời thứ ba là những người cháu thế hệ 8x của ông Đào Văn Bồi. Hiện nay, người quản lý chung của Cơ sở là ông Nguyễn Ngọc Phương. Ông Phương là người có khiếu thẩm mỹ, am hiểu Kỹ thuật làm Tranh gỗ, có kiến thức về Lịch sử – Văn hóa – Nghệ thuật Việt Nam, có quan hệ với nhiều nhà sử học, quyết đoán và kỹ tính. Khác các thế hệ Quản lý trước, ông đề cao việc một Bức tranh không chỉ độ thẩm mỹ cao hay phô diễn kỹ thuật đục kênh bong mà quan trọng nhất phải có một cốt truyện có ý nghĩa, nhân vật trong tranh phải có hồn và đặc sắc.

Theo ông, Tranh gỗ để chơi nhiều đời nên không đặt nặng chuyện đục kênh bong mà nên tập trung vào Cốt truyện của Tranh, nhân vật có hồn, đậm đà bản sắc văn hóa, tôn giáo, có tính xã hội cao, tinh xảo, tinh tế. Ông trực tiếp tư vấn, quản lý Chất lượng tượng trong quá trình sản xuất và chỉ huy chung việc sản xuất.
Nguồn sưu tầm
0 0 51,482 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh - Người đầu tiên mang vinh quang về cho tranh lụa Việt Nam
Team Uống Trà Thôi Nguyễn Phan Chánh
3341 09:09, 17/06/2024
0 0 379 0.0
Bút danh: Hồng Nam

Ngày sinh: 21 tháng 7 năm 1892 tại Hà Tĩnh

Ngày mất: 22 tháng 11 năm 1984 tại Hà Nội

Phong cách nghệ thuật: Chất liệu chính là lụa. Chủ đề chính là người nông dân, đặc biệt là phụ nữ nông dân và trẻ em

Tác phẩm chính: Em bé bên chú chim, Người bán ốc, Thợ nhuộm, Người bán gạo, Chơi ô ăn ...
Bí quyết pha trà ngon cực kỳ đơn giản
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3340 08:13, 15/06/2024
1 0 1,942 0.0
Bạn đã bao giờ bỏ ra một số tiền không nhỏ để mua loại trà thượng hạng, mong muốn thưởng thức hương vị tuyệt hảo mà nó mang lại, nhưng rồi thất vọng khi tự pha và thấy hương vị không như mong đợi? Đừng vội đổ lỗi cho chất lượng trà, rất có thể bạn đã chưa pha đúng cách! Khám phá những bí quyết ...
Tình nghĩa Vợ, Chồng khi kẻ mất, người còn đời sống sẽ ra sao ?
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN NGẮN
3339 08:00, 15/06/2024
2 0 1,123 0.0
 Có thời ông Tư thường hay đùa, trêu chọc bạn bè rằng: “Đời người đàn ông có hai lần sung sướng: Lần cưới vợ, và lần vợ chết. “Bây giờ vợ chết, ông mới ý thức được cái câu đùa nghịch đó vô cùng bậy bạ và bất nhân, không nên nói. Có lẽ anh chàng nào nghĩ ra câu nầy là kẻ độc thân, chưa ...
BUÔNG BỎ LÀ CẢNH GIỚI CỦA BẬC TRÍ GIẢ, BUÔNG THẢ LÀ SAI LẦM CỦA KẺ VÔ MINH
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3338 13:34, 14/06/2024
0 0 3,792 0.0
Cùng là “buông”, nhưng “buông bỏ” không phải là buông tha, bỏ cuộc, càng không phải là “buông thả”. Buông bỏ là cảnh giới của bậc trí giả, là con đường để một người trưởng thành, cũng là cách đối diện với nhân sinh. Buông tha bỏ buộc lại là tìm nơi lẩn trốn, không dám đối mặt. Còn buông thả là ...
Bình trà tử sa tráng men - Tinh hoa quý hiếm của triều đại nhà Thanh
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3337 10:34, 13/06/2024
2 0 899 0.0
Bình trà tử sa tráng men là một bộ trà hoàng gia được chế tác tinh xảo và lưu truyền qua nhiều thế hệ trong triều đại nhà Thanh. Được biết đến với cái tên "Zisha của Hoàng cung", bộ trà này đã được sử dụng bởi ba vị hoàng đế: Khang Hi, Ung Chính và Càn Long.

Kỹ thuật chế tác, bao gồm việc sử dụng men để ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!